Theo báo cáo mới nhất của Logistics Finance 25 (2018), mặc dù giá trị thương hiệu đã giảm xuống 1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 22 tỷ USD, tuy nhiên UPS vẫn là thương hiệu Logistics có giá trị nhất thế giới. Lợi nhuận của công ty giảm 7% mặc dù thực tế UPS vẫn có sự tăng trưởng 10% về doanh thu so với dự đoán trước đó. Dù vậy, UPS vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp đầy cạnh tranh do luôn áp dụng tiến bộ công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ đến tay khách hàng. Gần đây, công ty đã đầu tư 3 tỷ đô la để cải tạo lại mạng lưới và đã hoàn thành giai đoạn đầu của dự án ORION, một hệ thống dẫn đường cung cấp các tuyến đường mới nhất cho các tài xế, có khả năng tiết kiệm cho công ty đến 400 triệu đô la.
Mặc dù vẫn có sự tăng trưởng ở mảng bán lẻ trực tuyến và nhu cầu về dịch vụ chuyển phát, nhưng nhìn chung, sáu thương hiệu hàng đầu đã có một năm đình trệ, với sự tăng trưởng tổng giá trị thương hiệu chỉ là 0,2%. Trên thực tế, có vẻ như các thương hiệu Logistics lớn đang chịu áp lực ở cả hai phía: cả khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Điều này là do các thương hiệu phân phối trong nước đang có sự phát triển nhanh chóng về chất lượng các dịch vụ, được cải tiến liên tục, và các nhà bán lẻ trực tuyến lớn có thể cạnh tranh trực tiếp bằng chiến lược giá thấp.
Richard Haigh, Giám đốc điều hành của Brand Finance, nhận xét: “Không nghi ngờ gì rằng việctạo ra một thương hiệu mang những yếu tố khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Khi Amazon chuẩn bị ra mắt ‘Vận chuyển với Amazon – SWA’, Amazon lập tức trở thành “mối đe dọa” với cả các công ty lâu năm trong ngành. Tuy nhiên, khi đã xây dựng được thương hiệu mạnh với chất lượng tốt và sự tin tưởng của người tiêu dùng , các công ty “kì cựu” hoàn toàn có thể có nhiều lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ mới trong ngành.
“Cá nhân những thương hiệu mạnh sẽ không đủ để ngăn Amazon vượt lên trong ngành công nghiệp, tuy nhiên họ sẽ cung cấp “những khoảng trống” để các thương hiệu hiện tại có khả năng chuẩn bị và phản công nhằm giảm thiểu và hạn chế sự mất mát thị phần.”
Trong khi đó, FedEx (tăng 6% lên 18,2 tỷ đô la Mỹ) vẫn giữ vị trí thứ hai sau khi mua lại TNT Express. Với việc hợp nhất này, FedEx đang tiến hành các bước để tạo ra một mạng lưới toàn cầu thực sự, và giai đoạn đầu tiên hoàn thành khi mà các gói hàng của TNT Express bây giờ có thể được giao tận tay đến các tài xế của FedEx và yêu cầu về một nền tảng có thể được giải quyết từ cả hai công ty. Tuy nhiên, việc mua lại TNT cũng gây ra vấn đề cho FedEx vì cuộc tấn công trên mạng Petya tạo ra sự mất mát doanh thu do khối lượng giảm tại TNT Express cũng như chi phí gia tăng liên quan đến các kế hoạch dự phòng và sửa đổi các hệ thống bị ảnh hưởng. Mặc dù các dịch vụ TNT đã được khôi phục đáng kể nhưng những hậu quả về kinh tế đối với giá trị thương hiệu trong tương lai có thể là đáng kể.
Top 10 đầy đủ (giá trị thương hiệu):
- UPS – 22 tỷ đô la
- FedEx – 18,17 tỷ đô la
- Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản – 11,1 tỷ đô la
- DHL – 10,7 tỷ đô la
- Union Pacific – 7,8 tỷ đô la
- Công ty McLane – 4,88 tỷ đô la
- Poste Italiane – 4,84 tỷ đô la
- CN- $ 4,41 tỷ
- Deutsche Post – 4,25 tỷ đô la
- CSX – 4 tỷ đô la
Theo supplychaindigital.com