Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động Logistic như sau: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL.
1PL: (First Party Logistics) Logistics tự cấp
Ở nhóm đầu tiên này, đa phần 1PL được áp dụng ở các công ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics, là một trong những nguồn thu chính cũng như tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.
Trong đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu đều do công ty tự cung cấp: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để hoàn thành chu kỳ Logistics.
Nhà hoạt động Logistics Tự cấp có thể là một nhà sản xuất, giao dịch, công ty xuất nhập khẩu, nhà bán sỉ – lẻ hay nhà phân phối trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đây thường là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.
2PL: (Second Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai
2PL là một hình thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 mà ở đó, các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận 1 khâu trong chuỗi Logistics. Nói dễ hiểu hơn, 2PL là việc kiểm soát các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan và thanh toán.
2PL là người vận chuyển thực tế, như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe. Do đó những công ty cung cấp dịch vụ 2PL thường sở hữu và sử dụng phương tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ cho công việc vận chuyển đặc thù của họ, đảm nhận vai trò vận chuyển của một khâu đặc thù hay cung cấp các dịch vụ vận chuyển đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi logistics của một công ty khách hàng yêu cầu 2PL thực hiện.
Ví dụ về nhà cung cấp dịch vụ bên thứ hai như các hãng tàu: Maersk, Wan Hai, MOL, Evergreen, NYK là những hãng vận tải biển lớn trên thế giới, hay các hãng hàng không, hãng vận tải bộ.
3PL: (Third Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng
Đây là một hình thức thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ logistics trong từng khâu nhỏ trong chuỗi Logistics như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chưng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa hay thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hành hóa và đưa hàng đến nơi đã quy ước.
Sử dụng 3PL đồng nghĩa việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc.
Các chủ hàng sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
Dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích như: 3PL thực hiện và tối ưu hóa các hoạt động logistics trong phạm vi lãnh thổ và mở rộng ra trên toàn cầu; giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng vì nhà cung cấp dịch vụ 3PLcó đội ngũ chuyên môn cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để quản lý các hoạt động logistics hiệu quả. Ngoài ra 3PL có hệ thống kho và trung tâm phân phối mở rộng và linh hoạt trên toàn cầu, giúp vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
4PL: (Fourth Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo – LPL.
Đây là phần quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát. Bên cạnh đó, 3PL được bao gồm trong 4PL để thiết kế chiến lược, xây dựng và thực hiện chuỗi phân phối cho đơn vị khách hàng một cácnh linh hoạt mà không đơn giản chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng.
Trong 4PL, công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập chung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và Logistics. Do vậy, 4PL đang ngày càng trở thành một trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5PL: (Fifth Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm.
5PL là dịch vụ logistic phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại điện tử. 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của 5PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.
5PL là giải pháp dành cho các cửa hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể tích hợp dễ dàng hệ thống quản lý/ ứng dụng của 5PL khi vận hành hệ thống chuyên nghiệp.
Kết luận
1PL là các doanh nghiệp tự đầu tư vào những phương tiện vận chuyển, các công cụ hỗ trợ và nguồn nguyên nhiên liệu, nhân lực có sẵn để tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu cho bản thân.
2PL tập trung cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, góp phần vào một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Thường 2PL là những nhà vận tải đường biển, đường bộ hay đường hàng không.
Về 3PL và 4PL, nhìn một cách khái quát thì cả hai hoạt động này đều tham gia hoạt động trong chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, thực hiện việc vận chuyển đến tay người nhận.
Vậy có sự khác nhau nào giữa 3PL và 4PL?
3PL đơn giản là một dịch vụ được thuê với mục đích để cắt giảm chi phí bằng việc lưu thông dòng chảy nguyên vật liệu và thiết bị từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, đưa thành phẩm đến các kênh phân phối và nơi tiêu thụ, nó không mang lại giá trị cốt lõi cho toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. 3PL chỉ cung cấp dịch vụ mang tầm chiến thuật hoặc hơn một chút, thường vào một số mắt xích nào đó trong chuỗi cung ứng.
Còn 4PL là người đảm nhận vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng, nghĩa là tập chung cải tiến hiệu quả quy trình và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics. 4PL cầu nối giữa khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ khác, mọi phương diện trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều được quản lý bởi công ty 4PL.
Như vậy, 4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
Tổng hợp và Biên soạn: Bạch Loan