Doanh nghiệp sử dụng phương thức Dropshipping hoặc 3PL để vận chuyển hàng hóa đến khách hàng cuối cùng của mình. 2 thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn nếu bạn không thực sự hiểu rõ về ý nghĩa và những yêu cầu của chúng. Dropshipping thường được nghĩ là một phần của các hoạt động 3PL, điều này có thật sự chính xác? Thực tế, đây là hai phương thức hoàn toàn độc lập, bao gồm cách thức vận hành và những yêu cầu khác nhau. Cùng VILAS tìm hiểu về sự khác biệt giữa Dropshipping và 3PL và đâu sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp của bạn qua bài viết dưới đây nhé!
-
Dropshipping là gì?
Dropshipping là hình thức vận chuyển hàng hóa gián tiếp từ một bên thứ ba đến khách hàng cuối cùng. Nói một cách dễ hiểu hơn, bằng cách áp dụng phương thức này, người bán sẽ không phải là người trực tiếp giao hàng cho khách hàng của mình, mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Dropshipping sẽ thực hiện nhiệm vụ đó. Trong suốt quá trình, người bán không phải xử lý bất kỳ mặt hàng nào, cũng như không phải lo lắng về việc hoàn thành, kiểm kê, vận chuyển hoặc các vấn đề tương tự khác.
Dropshipping thường được ứng dụng bởi các doanh nghiệp hay nhà bán lẻ có quy mô nhỏ, không có kho chứa hàng hay tồn kho riêng của mình. Mô hình kinh doanh này đã và đang trở nên phổ biến vì nó không đòi hỏi quá nhiều vốn, và phù hợp với việc kinh doanh trực tuyến.
Ví dụ thực tế: Dell là một trong những doanh nghiệp đã ứng dụng thành công với hình thức kinh doanh này. Với mong muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, Dell đã kết nối với các đại lý thông qua các công ty dịch vụ Dropshipping. Nhiệm vụ của họ là xây dựng nền tảng Marketing online và tìm kiếm khách hàng. Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, các đại lý sẽ nhận được tiền chiết khấu từ Dell.
Với hình thức vận chuyển vô cùng tiện lợi cho người bán, Dropshipping đòi hỏi một số bước cơ bản như sau:
Bước 1: Bắt đầu một cửa hàng trực tuyến và quảng cáo các sản phẩm để bán
Bước 2: Người mua trực tuyến tiềm năng truy cập trang web thương mại điện tử của bạn, đặt hàng và thanh toán.
Bước 3: Sau khi nhận được đơn đặt hàng, người bán sẽ liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp để đóng gói đơn hàng đó và giao hàng cho người mua. Hoặc bên cung cấp dịch vụ Dropshipping sẽ kết nối trực tiếp người bán với nhà sản xuất, sau đó họ sẽ vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
-
3PL là gì?
3PL hay Third-Party Logistics được hiểu là các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về Logistics – Logistics Service Provider. Các doanh nghiệp này thường đảm nhận vai trò chiến lược trong một mảng nhất định thuộc hoạt động Logistics. Cụ thể những chức năng mà các doanh nghiệp 3PL có thể đảm nhận như: lưu kho, đóng gói và vận chuyển đơn đặt hàng,…Thuê ngoài 3PL có thể giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn lực tập trung vào việc phát triển các bộ phận khác, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Các 3PL đóng vai trò như một doanh nghiệp trung gian, các nhà kinh doanh hay các bên bán lẻ thường sẽ mua một lượng hàng tồn kho nhất định và giao chúng cho các doanh nghiệp 3PL. Nhiệm vụ của các 3PL lúc này là cung cấp cho khách hàng của mình giải pháp lưu kho hàng hóa. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, người bán sẽ liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp 3PL, hoặc đối với hình thức kinh doanh trực tuyến, vì trang web thương mại điện tử được kết nối với hệ thống thực hiện của công ty 3PL. Đơn đặt hàng sẽ được đẩy vào hệ thống thực hiện. Công ty 3PL nhận, đóng gói và chuyển hàng cho người mua.
THAM KHẢO: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPY CHAIN VIỆT NAM
Drop Shipping và 3PL – Đâu là phương pháp tối ưu hơn cho doanh nghiệp
Điểm chung của Dropshipping và 3PL là khi sử dụng 2 hình thức này, người bán không cần trực tiếp xử lý đơn và giao hàng đến khách hàng cuối cùng. Cả 2 đều hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa quy trình quản lý đơn hàng và hàng hóa của mình. Vậy đâu sẽ là phương thức phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp của bạn? Để có lời giải cho câu hỏi này, hãy cùng VILAS tìm hiểu qua 4 điểm khác biệt dưới đây.
Giải pháp dịch vụ Logistics |
Dropshipping |
3PL |
Cách thức vận hành | Người bán hàng không có tồn kho riêng và không có kho lưu trữ.
Nhà sản xuất trực tiếp vận chuyển hàng hóa đến khách hàng khi nhận được đơn đặt hàng từ người bán |
Người bán cần có tồn kho của riêng mình, nhưng không cần kho lưu trữ.
3PL thực hiện các hoạt động kiểm soát, kho bãi, đóng gói và vận chuyển. |
Chi phí đầu tư | Một khoản nhỏ khi tạo tài khoản, lượng hàng khách đặt hàng với công ty dropshipping. | Chi phí cao, doanh nghiệp cần có lượng lớn tồn kho |
Khả năng mở rộng | Thấp vì phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất | Cao vì chủ động đảm bảo nguồn cung, có lợi thế cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên |
Mật độ nhà cung cấp dịch vụ | Ít nhà cung cấp dịch vụ, chỉ một số điểm duy nhất tại một khu vực, khó kiểm soát tốc độ, thời gian vận chuyển hàng hóa. | Nhiều nhà cung cấp dịch vụ 3PL trên thị trường, mật độ vận tải rộng, thời gian giao hàng nhanh chóng, chủ động hơn. |