Air Operations Logistics

Bạn có đang hiểu sai về MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất?

MSDS/SDS (Material Safety Data Sheet/ Safety Data Sheet) – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là một loại văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các tên, tính chất, thuộc tính… của một hóa chất cụ thể hoặc một sản phẩm cụ thể nào đó.

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) thông thường bao gồm 16 mục với các nội dung chính sau:

Phần Nội dung
Phần 1: Nhận biết hóa chất/hỗn hợp và thông tin công ty/công việc

(Product & Company Identification)

Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v. tên của nhà sản xuất,  nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại khẩn cấp
Phần 2: Nhận biết các nguy hại

(Hazardous Identification)

Các nguy hại phổ biến thường được đề cập trong phần này bao gồm:

  • Rủi ro cháy nổ – Explosive risk 
  • Rủi ro dễ bắt cháy – Flammable risk
  • Rủi ro ô-xi hoá – Oxidation risk
  • Rủi ro về độc tố – Toxic risk
  • Rủi ro về phóng xạ – Radioactive risk
  • Các rủi ro khác – Other risk
Phần 3: Hợp phần/thông tin về các thành phần

(Composition /Information on Ingredients)

Đây là phần trình bày các các thành phần cấu thành nên sản phẩm
Phần 4: Biện pháp sơ cứu

(First Aid Measures)

Trong phần này, MSDS sẽ trình bày các biện pháp sơ cứu liên quan đến tác động cấp tính khi tiếp xúc với hóa chất, bao gồm các phương pháp sơ cứu khi có tiếp xúc giữa mắt, da, hô hấp với sản phẩm (Eye Contact, Skin Contact, Ingestion, Inhalation). Thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra khi làm việc/tiếp xúc với sản phẩm
Phần 5: Biện pháp chữa cháy

(Fire Fighting Measures)

Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
Phần 6: Xử lý hóa chất xả ra bất ngờ

(Accidental Release Measures)

Trong phần này, MSDS sẽ miêu tả bối cảnh có thể xảy ra vấn đề bất ngờ cũng như cung cấp các biện pháp xử lý trong tình huống đó
Phần 7: Sử dụng và bảo quản

(Handling & Storage)

Trong phần này, MSDS sẽ miêu tả chi tiết cách sử dụng và bảo quản sản phẩm một cách tốt nhất
Phần 8: Các biện pháp hạn chế tiếp xúc/bảo vệ cá nhân

(Exposure Control/Personal Protection)

Trong phần này, các biện pháp hạn chế tiếp xúc/bảo vệ cá nhân được đề cập 
Phần 9: Các đặc tính lý hóa

(Physical/Chemical Properties)

Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v

Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất oxi hóa.

Phần 10: Tính ổn định và khả năng phản ứng

(Stability & Reactivity)

Tính ổn định và khả năng phản ứng của sản phẩm được MSDS miêu tả trong phần này
Phần 11: Thông tin về độc tính

(Toxicological information)

Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
Phần 12: Thông tin sinh thái học

(Ecological information)

Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
Phần 13: Các lưu ý tiêu hủy

(Disposal considerations)

Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường
Phần 14: Thông tin vận chuyển

(Transport Information)

Đây là phần được các công ty vận chuyển, hãng bay quan tâm nhiều nhất khi kiểm tra và xác nhận hàng hoá có thể vận chuyển hay không, hoặc hàng hóa là hàng thông thường (General cargo) hay hàng nguy hiểm (Dangerous goods).

Thông qua phần này, sản phẩm được xác định là hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) khi có thông tin về số UN, nhóm (Class) hoặc phân nhóm (division) và quy cách đóng gói (Packing group). Trong đó:

  • Số UN (mã số định danh của mỗi loại hàng hóa được quy định là hàng nguy hiểm) – Số có bốn chữ số được xác định bởi Ủy ban Chuyên gia của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng nguy hiểm. Tiền tố “UN” phải luôn luôn được sử dụng kết hợp với 1 dãy số gồm 4 chữ số.
  • Nhóm (Class) gồm 9 nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm: Nhóm 1: Thuốc nổ ; Nhóm 2: Chất khí; Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy ; Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy; Nhóm 5: Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ; Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm; Nhóm 7: Chất phóng xạ; Nhóm 8: Chất ăn mòn; Nhóm 9: Hàng nguy hiểm khác.
  • Packing group: được thể hiện theo các chữ số La Mã là I, II, III, cho thấy mức độ nguy hiểm của một hóa chất. Chữ số La Mã I, II và III được sử dụng tương ứng với “nguy hiểm cao”, “nguy hiểm trung bình”, và “nguy hiểm thấp”.

Ở chiều ngược lại, nếu sản phẩm không có số UN, phân nhóm (UN Number: None allocated, Class: None allocated) thì chúng ta có thể biết rằng hàng hoá của mình không được xem là hàng nguy hiểm.

Phần 15: Thông tin quy định

(Regulatory Information)

Phần này sẽ trình bày các thông tin quy định từ hiệp hội hàng không, hiệp hội vận chuyển đường biển cho sản phẩm trong MSDS
Phần 16: Thông tin khác

(Other Information)

Đây thường là phần cuối cùng của một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Nội dung trong phần này thường thể hiện các đặc điểm phụ của sản phẩm cũng như một số lưu ý khác trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Và để phần lý thuyết trên mang tính ứng dụng nhiều hơn, độc giả hãy cùng VILAS đọc hiểu 3 bảng MSDS sau và cùng tìm ra những thông tin cần thiết về tính chất và đặc thù sản phẩm nhé.

Phần MSDS for Dell Batteries
Phần 1: Nhận biết hóa chất/hỗn hợp và thông tin công ty/công việc

(Product & Company Identification)

Tên hàng: Lithium Ion Battery

Nhà sản xuất: Amperex Technology Limited

Địa chỉ: 3503,Wharf Cable TV Tower, 9 Hoi Shing Road,Tsuen Wan,N.T, HongKong China  

Số điện thoại: 852-2498-0908

Phần 14: Thông tin vận chuyển

(Transport Information)

  • Sản phẩm có thể được khai báo theo 2 nhóm UN3480/UN3481. Khi đó, hàng hóa có thể được khai báo theo UN3480 nếu là pin lithium ion được vận chuyển một mình (không kèm thiết bị) hoặc UN3481 nếu hàng hóa là thiết bị có pin lithium ion đi kèm
  • Sản phẩm thuộc nhóm Nhóm 9: Hàng nguy hiểm khác
Phần MSDS for Coating for metal surface
Phần 1: Nhận biết hóa chất/hỗn hợp và thông tin công ty/công việc

(Product & Company Identification)

Tên hàng: Coating/Lớp phủ bề mặt

Nhà sản xuất: P&C Co., LTD

Địa chỉ: 125, Cheongneung-daero, 448 beon-gil, Nam Dong-Gu, Incheon, South Korea  

Số điện thoại: +82 – 032 – 811 – 2534

Phần 14: Thông tin vận chuyển

(Transport Information)

  • Sản phẩm được xác định là hàng hóa nguy hiểm vì có:
  • Số UN: UN1139
  • Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquid)
  • Packing group: III
Phần MSDS for Crop Oil, Mineral Oil Adjuvant
Phần 1: Nhận biết hóa chất/hỗn hợp và thông tin công ty/công việc

(Product & Company Identification)

Tên hàng: Crop Oil, Mineral Oil Adjuvant

Nhà sản xuất: Victorian Chemical Co. Pty. Ltd.

Địa chỉ: 83 Maffra Street,   Coolaroo, Victoria 3048 Australia

Số điện thoại: +61-(0) 3-9301 7000

Phần 14: Thông tin vận chuyển

(Transport Information)

Sản phẩm thuộc loại hàng hoá thông thường (general cargo) vì không có số UN, phân nhóm (Class), Nhóm đóng gói (Packing group), không phân loại hàng nguy hiểm (Not classified as Dangerous Goods) kể cả vận chuyển bằng đường biển hoặc bằng đường hàng không.

 

Các ví dụ về MSDS cũng đã kết thúc bài viết với chủ đề “Bạn có đang hiểu sai về MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất?”. VILAS hy vọng rằng các thông tin trên sẽ mang đến cho độc giả cách tiếp cận đơn giản hơn với MSDS. Và trong quá trình tự kiểm tra, nếu có bất cứ thắc mắc hay hay vấn đề cần giải đáp, các bạn đừng ngần ngại để lại comment trong phần bình luận để đội ngũ VILAS cùng hỗ trợ nhé!

Biên soạn và tổng hợp: VILAS team

Chương trình đào tạo Air Freight Logistics

“Cùng bạn cất cánh sự nghiệp Logistics Hàng không”