Logistics

CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (PHẦN 1) – C/O

Có thể nói, chứng từ xuất nhập khẩu là nguyên liệu cốt loại giúp cho quá trình XNK hàng hóa được diễn ra thuận lợi. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những loại chứng từ về nhập và xuất khẩu hàng hóa trong vận tải đường biển.

1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O) 

Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, ở Việt Nam thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.Tùy vào từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào,..) mà chúng ta sẽ xác định cần loại mẫu nào. Hiện có các loại phổ biến sau đây:

  • ​C/O cấp theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi:
    • C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước
    • C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
    • C/O from Textile (gọi tắt là from T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang E theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU;
    • C/O from Mexico (thường được gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;
    • C/O from Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;
    • C/O from Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;
  • C/O cấp theo quy tắc xuất xứ ưu đãi:
    • C/O from A: ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước;
    • C/O from D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;
    • C/O from E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đại thuế quan theo hiệp định Asean – Trung Quốc;
    • C/O from GSPT: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (CSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

 

2. Mục đích của việc cấp C/O

  • Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa từ đó có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo thoải thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ hàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
  • Xúc tiến thương mại.

 

3. Đặc điểm

  • C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng. Tức là chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu.
  • C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác nhận theo một quy tắc xuất xứ cụ thế và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận.

 

4. Nội dung cơ bản của C/O

C/O thể hiện các nội dung sau

  • Loại mẫu C/O: nhằm thực hiện C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.
  • Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tiêu chí về vận tải: tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn,..
  • Tiêu chí hàng hóa: tên hàng, bao bì, nhãn mác, đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị,…
  • Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa: tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hóa.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.

 

5. Phân Loại C/O

Thông thường C/O được phân loại theo 2 cách sau đây:

  • C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
  • C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ.. (Đón xem phần 2 – Hóa đơn thương mại / Commercial invoice proforma)
 
 

Learn more about us!!!