Logistics

CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (PHẦN 3) – BILL OF LADING

 

 

3. Vận đơn (Bill of Lading)

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

Có hai loại hình cấp vận đơn, đó là:

– Hãng tàu chuyên chở hàng hóa

– Đại lý của hãng tàu tại cảng bốc

 

a. Phân loại vận đơn đường biển

Cách phổ biến nhất là phân loại theo cách ghi người nhận hàng (tương với chức năng quan trọng nhất là “chứng từ sở hữu”), theo đó có 3 loại vận đơn:

– Vận đơn đích danh (straight bill of lading)

Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email,…) của người nhận hàng; chỉ rõ người này có quyền nhận hàng (khu xuất trình vận đơn hợp lệ)

– Vận đơn theo lệnh (order bill of lading)

Đây là loại phổ thông trong thương mại và vận tải quốc tế mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn.

– Vận đơn vô danh (bearer bill of lading)

Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank endorsement)

Một số cách phân biệt B/L khác:

– Theo tình trạng vận đơn

+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): không có ghi chú về khuyết điểm của hàng hóa bao bì;

+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.

– Theo tình trạng nhận hàng:

+ Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.

+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận và ngày xếp hàng thực tế lên tàu.

 

b. Đặc điểm của vận đơn

– Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra.

– Người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường là người có phương tiện chuyên chở hoặc là người có kinh nghiệm chuyên chở.

– Thời điểm cấp vận đơn có thể là: Sau khi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu (Shipped on board); Sau khi hàng hóa đã được nhận để chở (Reaceived for shipment).

Thời gian phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thanh toán quốc tê. Một mặt nó thể hiện trách nhiệm chuyên chở hàng hóa và trách nhiệm về hàng hóa đối với người chuyên chở. Mặt khác nó là bằng chứng chứng minh rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ đối với người mua.

 

c. Chức năng của vận đơn.

Vận đơn đường biển thường có 3 chức năng cơ bản sau:

– Thứ nhất: vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu hàng hóa với số lương, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”.

– Thứ hai: “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng”.

– Thứ ba: vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết.

 

d. Tác dụng của vận đơn.

Vận đơn đường biển thường có 6 tác dụng:

– Thứ nhất: vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và chuyên chở.

– Thứ hai: vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

– Thứ ba: vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hóa người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

– Thứ tư: Vận đơn cùng các chứng từ khai thác hàng hóa lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.

– Thứ năm: vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm hay những người khác có liên quan.

– Thứ sáu: vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.

 

 

e. Nội dung của vận đơn đường biển

Tùy vào mỗi hãng tàu đều có một vận đơn riêng nhưng về nội dung thì chúng có những đặc điểm chung sau đây:

– Tiêu đề của vận đơn

Vì tiêu đề của vận đơn không quyết định nội dung và tính chất của vận đơn, do đó trong thực tế ta gặp nhiều vận đơn đường biển có tiêu đề khác nhau. Và vận đơn đường biển phổ thông thường có các tiêu đề sau:

+ Bill of Lading

+ Ocean bill of Lading

+ Marine bill of Lading

+ Sea bill of Lading

+ Port to port bill of Lading

+ Through bill of Lading

– Số vận đơn: Mỗi vận đơn đều có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác đồng thời để ghi lên các chứng từ khác có tác dụng làm ô tham chiếu.

– Tên công ty vận tải biển

– Người gửi hàng: Người gửi hàng thường là nhà sản xuất, ô này ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng. Ngoài ra còn có thể ghi thêm số điện thoại, fax, số hiệu tài khoản,..

– Người nhận hàng: Tùy theo loại vận đơn theo lệnh, đích danh hay vô danh mà ghi cho thích hợp.

– Bên được thông báo: Ghi đầy đủ tên địa chỉ, người mà được thuyền trưởng hay người chuyên chở thông báo và ngày giờ chuyến tàu cập đích.

– Nơi nhận hàng để chở

– Tên cảng bốc hàng lên tàu

– Tên cảng dỡ hàng

– Nơi trả hàng cho người nhận hàng: Địa điểm này có thể ở ngay cảng đích hoặc ở sâu trong đất liền

– Tên con tàu chở hàng và số liệu chuyến tàu.

– Số bản vận đơn gốc được phát hành: Thông thường được ghi cả bằng số và bằng chữ.

Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa

– Số lượng và mô tả hàng hóa

– Trọng lượng cả bì

– Thể tích

– Tổng số container hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ: Phần kê khai hàng hóa

– Chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí: Nếu cước phí trả trước thì ghi “Freight prepaid/ Freight paid”, nếu trả sau thì ghi “Freight to collect/ Freight to paid at destination”

– Cam kết của người chuyên chở

– Nơi và Ngày tháng phát hành vận đơn

– Người phát hành vận đơn kí tên

 

Tổng hợp và biên soạn: Thanh Thúy