Logistics

e-Commerce dập tắt thời đại vận chuyển hàng hóa FCL

Cuộc chiến không hồi kết tại thị trường e-commerce luôn là đề tài nóng của các cuộc tranh luận. Đối vời ngành Logistics, thương mại điện tử khiến các 3PL và các nhà giao nhận phải thay đổi cách vận hành của mình, đảm bảo phù hợp với xu hướng mua sắm hiện nay.

Theo dự đoán, e-commerce chính hồi kết cho phương thức vận chuyển các lô hàng nguyên container (FCL) và mở ra thời đại vận chuyển theo đơn hàng lẻ (LCL). Đâu là những yếu tố chính cho sự dịch chuyển của xu hướng trên?

Sự bùng nổ của e-commerce là câu chuyện không hồi kết trong thị trường toàn cầu hóa hiện nay. Hàng loạt sự kiện của các kẻ khổng lồ bán lẻ – Walmart, Amazon, Alibaba, … dấn thân vào lĩnh vực này càng khiến hoạt động thương mại trực tuyến “nóng” hơn cả. Tại Mỹ, doanh số trực tuyến đạt 394.56 tỷ USE, chiếm 11.7% tổng doanh số cả nước trong năm 2016. Ở quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đạt 26.1 nghìn tỷ trong năm qua, tăng 19.8%. Chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc, 40% doanh số từ e-commerce toàn cầu đã thuộc về nước này, với 731 triệu người (hơn 53.2% doanh số) hoạt động online và 63.8% trong số đó lựa chọn trực tuyến là phương thức mua sắm chủ yếu.

Ông Tommy Lui, giám đốc điều hành của IDS Medical Systems (Trung Quốc), cho biết: Thương mại điện tử bùng nổ, xu hướng tìm nguồn cung thay đổi và các thị trường mới nổi phát triển đang tạo sự chú ý cho các lô hàng nhỏ hơn.

“Vận chuyển theo LCL (Less-than-container-load: hàng lẻ), đơn đặt hàng với số lượng nhỏ và vận chuyển đến vị trí địa lý đa dạng là tương lai cho ngành logistics”, ông nói với The Loadstar.

“Mô hình vận chuyển thay đổi từ FCL (lô hàng nguyên container) đến hàng lẻ LCL vì, thương mại điện tử làm hạn chế vốn lưu động, thu hẹp lượng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, dẫn đến kích thước lô hàng càng nhỏ và việc đặt hàng diễn ra thường xuyên hơn”.

“Người nhận hàng luôn ý thức về tài sản và lượng tồn kho của họ; lượng tài sản này phải thật tinh gọn và đạt mức thấp nhất có thể.”

Theo ông Lui, trong khi thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 9% doanh số bán lẻ toàn cầu nhưng con số được dự kiến ​​sẽ tăng lên 15% vào năm 2020. Ở Trung Quốc, tính riêng lĩnh vực bán lẻ trực tuyến đã chiếm 19% doanh thu và dự kiến ​​sẽ tăng lên 30% trong vòng 3 năm.

Ở khía cạnh khác, ở các thị trường mới nổi – “mảnh đất màu mỡ” đối với các nhà xuất khẩu chính – nhiều nhà bán lẻ nhỏ lại không đủ khả năng mua được hàng hóa với khối lượng lớn từ các nền kinh tế phát triển.

“Các kẻ bán lẻ khổng lồ ngày lại không sẵn sàng giao dịch các đơn hàng lớn với nhà cung cấp trên các lô hàng FCL. Và thậm chí nếu lô hàng được đóng đầy vào một container đi từ nhà máy đến cảng, họ chắc chắn muốn tách hàng (deconsolidate) ở cảng đi hoặc cảng đến, sau đó, vận chuyển hàng lẻ đến trung tâm phân phối, “ông Lui giải thích.

Ông tin rằng, xu hướng LCL này có ý nghĩa to lớn đối với 3PL và các nhà giao nhận. Thương mại điện tử đòi hỏi các 3PL và nhà giao nhận cần xây dựng mạng lưới gom hàng tối ưu trên toàn thế giới – Lui nghĩ đây chính là yếu tố quyết định liệu khách hàng có chọn dịch vụ của họ hay không.

Ông nói thêm: “Ngày nay, bất cứ nhà phân phối trung tâm nào cũng quan tâm đến giải pháp gom hàng và cross-docking, nâng cao lợi thế cho các đơn hàng điện tử và dịch vụ giao hàng chặng-cuối (last-mile delivery).”

Tóm lại, chính nhu cầu về đa dạng hàng hóa trong hoạt động e-commerce đã khiến các chủ hàng chuyển dịch xu hướng vận chuyển FCL sang LCL. Giảm lượng hàng tồn, chi phí tồn kho và vận chuyển với các giải pháp gom hàng, cross-docking, giao hàng chặng-cuối, … cùng phương thức LCL chính là tương lai logistics cho ngành hàng bán lẻ.

Theo theloadstar.co.uk – sgs.com

Learn more about us!!!