Vận chuyển LTL (Less than Truckload – vận chuyển hàng lẻ bằng xe tải) và FTL (Full Truck Load – vận chuyển hàng đầy xe tải) chiếm hầu hết các loại hình lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ. Theo đó, vận chuyển LTL được sử dụng cho hàng hóa kích cỡ lớn nhưng không thể chứa đầy thùng hàng xe vận chuyển. Theo PNG Logistics, FTL có tải trọng khoảng 24 pallets hoặc 42,500 pounds, vì vậy các nhà vận chuyển có ít hàng hóa thường sử dụng hình thức LTL. Trong khi LTL thường có chi phí cao hơn FTL, các công ty vận chuyển bằng LTL với số lượng hàng lớn thường được nhận tỉ lệ chiết khấu.
Và câu hỏi đặt ra ở đây là “Khi nào thì việc cân nhắc giữa LTL hay FTL là hợp lý ?”
Đặt vấn đề: Các nhà vận chuyển nhỏ và vừa không đủ số lượng hàng hóa để sử dụng Full Truck Load
Lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa giữa Full Truck Load & Less than Truck Load là một quyết định phức tạp. Đại diện của PLS Logistics đã khẳng định, Full Truck Load mở rộng cánh cửa cho các nhà vận chuyển chuyên về một số loại hàng hóa vận chuyển đặc thù như hàng lạnh hoặc hàng đi chuyến về (backhaul). Vấn đề được đặt ra là các nhà vận chuyển vừa và nhỏ thường không có đủ số lượng hàng hóa để vận chuyển bằng FTL. Trong khi trong nhiều trường hợp, FTL lại là hình thức hiệu quả hơn về chi phí.
Giải pháp: Công nghệ gom hàng và dự đoán nhu cầu nhằm nâng cao tính hiệu quả của FTL
Vận chuyển LTL hay còn gọi là vận chuyển từng phần. Phương thức này phát sinh từ số lượng và trọng lượng nhỏ của đơn hàng, tuy nhiên nhà vận chuyển có thể gom các bưu kiện hàng và hàng hóa vận chuyển bằng LTL để tạo thành đợt vận chuyển FTL. Phương thức này được gọi là gom hàng. Việc gom hàng kết hợp các kiện hàng và hàng LTL để tiết kiệm thời gian và chi phí. Hàng hóa được vận chuyển về cùng một địa điểm. Điều này mang đến cơ hội cho việc chở hàng chuyến về (backhaul) cho các tài xế tập trung đến các điểm đến có số lượng hàng lớn, và các nhà vận chuyển có thể sử dụng FTL thông qua việc gom hàng để quản lý chi phí hàng hóa hiệu quả hơn.
Gốc rễ của việc áp dụng các chương trình gom hàng là việc sử dụng công nghệ quản lý hàng hóa vững chắc bao gồm hệ thống quản lý vận tải (TMS – Transport Management System). Hệ thống lên chương trình giao hàng trong TMS cho phép các nhà vận chuyển sử dụng FTL mặc cho sự rút ngắn của thời gian xử lí hàng (lead time). Nhờ vào sự nhạy cảm của các nhà bán lẻ trước những sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm, thời gian chờ hàng trở nên ngắn hơn.
THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM
Việc gom hàng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều hơn một nhà giao hàng, vì thế công nghệ triển khai trong TMS cũng cần kết hợp thông tin giữa nhiều nhà giao hàng. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ vẫn chỉ quan tâm đến doanh nghiệp của họ, ngại hợp tác với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Việc hợp tác với các đối tượng bên ngoài sẽ loại trừ đi mối quan ngại này và đồng thời là lí do vì sao hầu hết các chương trình gom hàng đều có sự tham gia của bên Logistics thứ 3 (3PL).
Sự kết hợp giữa Full Truck Load & Less than Truck load là thiết yếu cho việc tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng
Các nhà vận chuyển cân nhắc giữa Full Truck Load & Less than Truck Load sẽ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách lựa chọn hình thức vận chuyển có ít điểm dừng nhất. Hàng hóa vận chuyển trong thùng hàng sẽ ít khả năng bị hư hỏng, từ đó việc mua bảo hiểm hàng hóa sẽ ít tốn kém hơn. Và tất nhiên, việc lựa chọn TMS có khả năng kết hợp hàng Full Truck Load & Less than Truck Load trên một nền tảng sẽ vô cùng hữu ích, và quy trình thậm chí sẽ đơn giản hơn khi các nhà vận chuyển có thể tăng cường bảo hiểm hàng hóa.
Về một khía cạnh so sánh của FTL đối với LTL, vận chuyển bằng FTL yêu cầu ít nhiên liệu hơn nhờ vào hành trình vận chuyển liên tục tới điểm đến. Trong vận chuyển LTL, mỗi xe tải vận chuyển có thể dừng hơn 100 trạm mỗi ngày, thậm chí khi động cơ được vận hành liên tục, thì việc dừng rồi di chuyển liên tục vẫn sử dụng nhiều nhiên liệu hơn bình thường.
THAM KHẢO: 10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG VẬN TẢI FTL & LTL
Điều đó khiến FTL trở thành phương pháp ổn định cho các công ty quan tâm đến việc hạn chế lượng carbon. Ngoài ra thì hàng hóa được gom vào FTL sẽ di chuyển với quãng đường ít hơn. Nhìn chung, hao phí nhiên liệu cho việc vận chuyển FTL sẽ thấp hơn so với LTL, tùy thuộc vào sự khác nhau giữa giá xăng dầu địa phương, khu vực nội địa.
Sử dụng TMS, các nhà giao hàng có thể nhận ra được lợi ích ngay sau khi họ tiếp cận hệ thống. Khi sử dụng TMS dựa vào thuật toán đám mây, các nhà vận chuyển có thể tiếp cận đến giá cả và năng suất thực tế của các nhà chuyên chở khác, đồng thời là các phân tích đến từ thông tin hành động – theo Supply Chain 24/7. Thông tin này có thể được sử dụng cho sự phát triển liên tục của KPIs.
Tạm kết
Việc biết được khi nào sử dụng LTL hay FTL sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng năng suất, giảm chi phí hàng hóa, chi phí vận chuyển. Nhờ vào sự hiện đại của TMS, việc lựa chọn giữa LTL hay FTL càng trở nên dễ dàng.
Theo Cerasis.com