Trong quá trình vận hành, tối ưu hóa chi phí chính là một trong những mục tiêu quan trọng mà các nhà quản trị cần quan tâm. Và một trong những yếu tố thường bị ‘bỏ quên’ nhưng gây ảnh hưởng tương đối lớn đến chi phí, đặc biệt là chi phí lưu kho chính là quản lí Obsolete Inventory. Cùng VILAS tìm hiểu khái niệm obsolete, nguyên nhân và cách thức hạn chế nhé!
Obsolete Inventory là gì?
Obsolete Inventory thường được xem như “hàng tồn kho quá hạn”, “hàng tồn kho không bán được” hay “hàng hóa dư thừa”. Khái niệm này thường được sử dụng cho bất kỳ mặt hàng nào đã vượt qua giai đoạn cuối của “vòng đời sản phẩm”, nghĩa là không còn nhu cầu thị trường cho sản phẩm này nữa. Hầu hết các doanh nghiệp xác định obsolete khi không có doanh số bán hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sự xuất hiện của “hàng tồn kho không bán được” hay “hàng hóa dư thừa” là một dấu hiệu cảnh báo rằng doanh nghiệp bạn chưa có phương pháp hay nhất về quản lý Obsolete Inventory.
Nguyên nhân gì dẫn đến dư thừa và tồn kho quá hạn?
Có nhiều nguyên nhân gây tồn kho dư thừa và hết hạn. Dưới đây là một số trong những lí do chính:
-
Dự báo không chính xác nhu cầu của khách hàng
Dự báo không chính xác hoặc dự đoán sai nhu cầu của khách hàng có thể khiến các doanh nghiệp đặt hàng nhiều hơn số lượng thực tế – để lại cho doanh nghiệp đó những hàng hóa dư thừa sau khi chỉ bán một phần những gì họ lưu trữ.
Một ví dụ về dự báo không chính xác trong quản lý hàng tồn kho sẽ là nếu McDonald’s ở khu vực A đặt hàng ngàn McRibs – một sản phẩm sandwich của McDonald’s – với số lượng rất lớn – nhưng không tính đến McDonald’s ở khu vực B của cùng một thị trấn, những người sẽ cung cấp cùng một sản phẩm – do đó sẽ hạ thấp doanh số dự kiến của McRibs và dẫn đến obsolete.
-
Sản phẩm hoặc thiết kế kém chất lượng
Cung cấp sản phẩm chất lượng có thể là một cách giúp giảm chi phí cho Obsolete Inventory. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nhà bán lẻ, nhà bán sỉ và nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng.
Nếu một sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp đó không có sự thay đổi nào phù hợp để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, thì sớm muộn sản phẩm đó sẽ bị “khai tử”.
Điều này xảy ra với Zune – một sản phẩm đến từ Microsoft để cạnh tranh với iPod của Apple, được cho ra mắt vào năm 2006 và cho đến năm 2011 thì bị tuyên bố ngưng sản xuất. Theo Robbie Bach, cựu lãnh đạo mảng Home Entertainment and Mobile Business của Microsoft cho biết rằng họ đã đuổi theo Apple bằng một sản phẩm không hẳn gọi là tồi, nhưng nó vẫn là một sản phẩm ăn theo. Do đó, ít được biết đến để rồi phải tuyên bố khai tử. Kết quả là Microsoft đã có một kho lưu trữ với số lượng lớn thiết bị Zune chưa bán được và họ đơn giản xem như đây là một mất mát lớn.
Tham khảo: Phân biệt các loại hàng tồn kho
Cách hạn chế tình trạng Obsolete Inventory
-
Dự báo nhu cầu
Như đã chỉ ra trong phần “Nguyên nhân dư thừa và tồn kho quá hạn ” của bài đăng này, dự báo chính xác nhu cầu chính là yếu tốquan trọng trong việc quyết định số lượng obsolete. Và phương pháp hay nhất có thể chú ý đến là xu hướng bán hàng trong những năm qua, chủ yếu đi theo thị hiếu của khách hàng và chú ý đến những đối thủ cạnh tranh.
-
Biết điểm tái đặt hàng (Reorder Point)
Sử dụng công thức điểm tái đặt hàng chính xác sẽ giúp bạn dự đoán đúng thời điểm, hiểu tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho hiện tại và cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách tăng doanh thu. Ví dụ về công thức cơ bản cơ bản dưới đây:
(Average Daily Unit Sales x Average Lead Time in Days) + Safety Stock = Reorder Point
Các bạn có thể xem thêm tại đây.
-
Theo dõi mức Obsolete theo thời gian thực
Nếu bạn muốn có thông tin chi tiết về mức Obsolete của mình, thì bạn nên sử dụng hệ thống quản lý Obsolete trên nền tảng điện toán đám mây, nơi cho phép bạn biết có bao nhiêu hàng hóa còn dư thừa bất cứ lúc nào. Công cụ này sẽ cho bạn biết liệu bạn có đang nắm giữ hàng obsolete hay không, cần tăng cường nỗ lực bán hàng của mình hay phải sắp xếp lại chúng.
– Theo Dearsystem.com
Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng