Khu vực thương mại tự do FTZ(free trade zone), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực tự do, được xác định của nhà nước mà hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến, xử lí, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công, chế biến mà không chịu thuế xuất nhập khẩu.
Như đã tìm hiểu từ tuần trước, kho ngoại quan là một nhà kho có chế độ hải quan riêng. Hàng hóa từ nước ngoài gửi vào nhà kho này chưa được xem như là nhập khẩu vào nước sở tại. Và vì hàng hóa vào kho ngoại qua chưa được xem như đi vào lãnh thổ hải quan của Việt Nam nên chưa phải nộp thuế nhập khẩu cũng như các loại thuế và phí khác.
Vậy khu vực thương mại tự do có điểm giống hay khác gì với kho ngoại quan?
Các khu thương mại tự do (FTZs)
Khu thương mại tự do (FTZ) là một khu vực kinh tế đặc biệt. Đây là khu vực địa lý nơi hàng có thể được đem đến, xử lí, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công, chế biến theo quy định hải quan cụ thể. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia – những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.
Theo quy định của FTZs, thuế xuất nhập khẩu là không bắt buộc đối với hàng hóa nước ngoài trừ khi và cho đến khi nó nhập vào lãnh thổ để tiêu dùng trong nước. Tại thời điểm đó, nhà nhập khẩu nói chung có quyền chọn trả thuế ở mức nguyên liệu nước ngoài ban đầu hoặc sản phẩm hoàn chỉnh.
Các khu thương mại tự do thường được hình thành xung quanh các cảng biển lớn, sân bay quốc tế hay gần biên giới quốc gia, những khu vực có nhiều thuận lợi về địa lý cho thương mại.
Một số ưu điểm nổi bật của việc sử dụng FTZs bao gồm:
- Trong khu vực FTZs, hàng hóa không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Hàng hóa chỉ phải chịu thuế khi được chuyển sang khu vực hàng hóa tiêu dùng trong nước.
- Miễn thuế xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi khu vực FTZs.
- Cải thiện tuân thủ, theo dõi hàng tồn kho và kiểm soát chất lượng.
- Hàng hóa có thể được lưu trữ trong FTZs vô thời hạn, dù là có hay không phải chịu thuế.
So sánh kho ngoại quan và khu vực thương mại tự do FTZs?
Khu thương mại tự do giống kho ngoại quan ở chỗ là hàng hóa ra vào đều chịu sự kiểm soát của lực lượng hải quan. Điểm khác nhau là khu thương mại tự do thường là một khu vực khá rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động với các chức năng khác nhau trong khi đó kho ngoại quan có diện tích hạn chế hơn và chỉ do 1 doanh nghiệp sở hữu.
Khu thương mại tự do Colon ở Panama là một ví dụ điển hình. Trong khu này có hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động, bao gồm từ các nhà máy, kho bãi cho đến ngân hàng, công ty tư vấn, cửa hàng bán lẻ, dịch vụ sửa chữa,…
Hàng hóa chịu thuế nhập khẩu có thể được lưu trữ, chế tác hoặc trải qua các hoạt động sản xuất mà không phải trả thuế trong tối đa 5 năm kể từ ngày nhập khẩu.
Theo kanbanlogistics.com