Logistics

L/C dưới góc nhìn ngân hàng

Thanh toán xuất nhập khẩu là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu hay đơn giản là cách thức mà người bán thu tiền còn người mua trả tiền. Trong thương mại quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, xuất phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và từ nhu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng. Phương thức tín dụng chứng từ phổ biến nhất đang được sử dụng là phương thức thư tín dụng L/C.

Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do Ngân hàng phát hành (Ngân hàng mở L/C) mở theo chỉ thị của người Nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định cho người Xuất khẩu (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C.

 

L/C dưới góc nhìn ngân hàng

Vậy cách sử dụng thư tín dụng như thế nào là hiệu quả nhất cũng như những khó khăn nào các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu Việt Nam thường gặp, hãy cũng VILAS đến gặp chị Nguyễn Thị Hương Giang, Former Relationship manager – Priority banking Ngân Hàng Quốc tế ANZ để tìm hiểu vấn đề thanh toán quốc tế từ góc nhìn thực tiễn nhé!

 

  1. Chị ơi, chị có thể cho tụi em biết được các hình thức thanh toán đang được sử dụng hiện nay, những lợi ích cũng như rủi ro cho từng loại hình thanh toán là gì được không ạ?

Chuyển tiền, telegraphic transfer TT, nhờ thu trả chậm D/A, nhờ thu trả nhanh D/P, L/C trả ngay, L/C trả chậm, các hình thức khác như bảo lãnh. Các yếu tố lựa chọn các hình thức thanh toán:

Mối quan hệ giữa bên mua và bên bán

  • Khi các bên đã tham gia giao dịch với nhau tương đối nhiều lần, người ta ưu tiên sử dụng phương thức chuyển tiền. Chuyển tiền có 3 dạng:

    • Chuyển tiền trước 100%:

                Mới quan hệ với nhau lần đầu, người bán chiếm ưu thế hơn người mua (đơn giản, cầm bộ chứng từ, ngân hàng chỉ chuyển tiền,                  không bị ràng buộc về hai bên và ngân hàng chỉ là bên đứng giữa, không giữ bất cứ vai trò nào trong mối quan hệ này. Khi có                      rủi ro, bên bán không thể đòi thanh toán ở bất cứ bên nào do đó, mang nhiều rủi ro nhất.

    • Chuyển tiền từng phần:

                  Phương thức hay sử dụng nhất. Có thể là chuyển trước một phần, bên bán dùng tiền đó để làm hàng, họ chuyển về để sau khi                    họ chuyển hàng xong thì bên mua. Tỉ lệ số tiền trả trong từng phần được chia phụ thuộc vào yêu cầu của các bên tham gia.

    • Chuyển tiền bằng điện trả sau 100%:

                  Bên mua chỉ cần đặt hàng, bên bán làm hàng và chuyển về trong một khoảng thời gian nhất định khi có bộ chứng từ thì sẽ trả                      tiền cho bên bán. Phương pháp này bên bán chịu nhiều rủi ro, do bên bán làm hàng, chuyển cho bên mua nhưng nếu bên mua                    không nhận hàng cũng không thể đòi thanh toán. Phương thức chuyển tiền bằng điện TT có lợi ích là nó rất đơn giản, cầm bộ                      chứng từ, hoặc không cần chứng từ (khi trả trước) phải có P/O (Purchase order, hợp đồng) là có thể chuyển rồi. Rủi ro người                      bán và người mua tự chịu trách nhiệm, ngân hàng không liên quan đến vấn đề này.

  • Nhờ thu bao gồm nhờ thu trả trước và nhờ thu trả ngay

    Nhờ thu trả ngay là hình thức trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ.  Rủi ro bên bán là bên mua không chấp nhận lấy hàng, không chấp nhận bộ chứng từ. Bên bán mất phí chuyển hàng về, làm bộ chứng từ, làm hàng, hàng hóa hư hỏng (như thực phẩm) với thời gian lưu kho lưu bãi quá cao. Bên mua nếu chấp nhận hàng, chấp nhận bộ chứng từ, chuyển tiền cho bên bán rồi , chuyển tiền mới được lấy bộ chứng từ, hàng hóa không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hoặc hư hỏng… phải làm việc sau với bên bán, ngân hàng chỉ liên quan đến mặt chứng từ

  • Nhờ thu trả chậm

    trong vòng bao nhiêu ngày đã được quy định trong hợp đồng thì bên mua mới cần phải trả tiền. Bên mua chỉ cần kí chấp nhận bộ chứng từ và bên mua dùng bộ chứng từ đó để đi lấy hàng. Rủi ro cũng giống như nhờ thu trả trước (trả chậm : bên bán có lợi hơn)

 

Phương thức tín dụng chứng từ phổ biến nhất đang được sử dụng trong thanh toán quốc tế là L/C - Thư tín dụng.

 

– Vai trò của ngân hàng trong các hình thức thanh toán

  • Hình thức chuyển tiền:

         Ngân hàng không chịu trách nhiệm, chỉ giúp cho các bên chuyển tiền)

  • Nhờ thu:

         Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ, có tư vấn cho bên mua bên bán có nên thanh toán hay không )

  • Thanh toán thư tín dụng:

         Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thanh toán, bao gồm sự tham gia của Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thông             báo, đảm bảo cho quá trình thanh toán diễn ra trôi chảy.

–  Mức độ tin cậy khi chuyển tiền

Mức độ tin cậy của hình thức nhờ thu cao hơn hình thức chuyển tiền (do hình thức nhờ thu là hình thức mà toàn bộ chứng từ sẽ được thông qua Ngân hàng làm trung gian đứng giữa nhận bộ chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ, đáng tin cậy trước khi hai bên thực hiện thanh toán)

Tín dụng thư đáng tin cậy nhất, ràng buộc bên bán và bên mua nhiều nhất. Vai trò của Ngân hàng là cực kì quan trọng trong hình thức thanh toán này. Khi xác lập mối quan hệ mua bán, thì giá trị hàng hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định hình thức thanh toán.

Do sử dụng tín dụng thư là một quy trình gồm nhiều bước, thời gian kéo dài, phù hợp hơn với các hàng hóa giá tiền tương đối lớn. Còn với hàng hóa giá trị không quá cao thường sử dụng phương thức chuyển tiền, món tiền tương đối lớn nhờ thu hoặc L/C.

Với việc sử dụng L/C, Ngân hàng sẽ là trung gian. Người mua làm việc với ngân hàng phát hành, người bán làm việc với ngân hàng thông báo, hai ngân hàng sẽ làm việc với nhau để quá trình thanh toán được diễn ra hiệu quá

–  Ngoài ra vẫn còn một hình thức thanh toán khác, đó chính là thanh toán hỗn hợp: kết hợp giữa chuyển tiền bằng điện (đặt cọc) và chuyển tiền bằng L/C. Phương pháp này được áp dụng tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán

2. Theo em được biết L/C là hình thức thanh toán phổ biến nhất, vậy thì quy trình này sẽ trải qua bao nhiêu bước và có sự thay đổi hay cập nhật gì đáng kể trong thời gian vừa qua không?

  • Quy trình hiện nay đang được áp dụng bắt đầu từ lúc người mua mở một tín dụng thư, (trong đó đã quy định rõ đối với người bán: bán hoặc mua mặt hàng gì, tiền hàng bao nhiêu, phương thức thanh toán, tiêu chuẩn hàng hóa như nào, quy định yêu cầu giấy tờ trong bộ chứng từ, quy định về hàng hóa là gì, tiêu chuẩn của từng loại giấy tờ ấy là như thế nào, hàng phải gởi về đâu… ). Như vậy, thư tín dụng này quy định chi tiết về cuộc mua bán hàng hóa đó.

  • Khi mà bên mua phát hành thư tín dụng xong sẽ thông qua ngân hàng của bên mua gửi thư tín dụng đó cho ngân hàng bên bán. Ngân hàng bên bán khi nhận được thư tín dụng đó thì sẽ thông báo lại cho người bán và sau đó dựa trên thư tín dụng để làm hàng và chuẩn bị chứng từ. Chuẩn bị xong thì gửi hàng về.

  • L/C có được phân loại thành nhiều loại, bao gồm L/C trả ngay (Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán), trả chậm (ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu.).

  • Hoặc L/C từng phần (đơn hàng lớn, làm hàng và trả tiền hàng theo từng phần đã hoàn thành.

  • L/C tuần hoàn (cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng)

L/C dưới góc nhìn ngân hàng

3. Một số vấn đề các doanh nghiệp thường gặp khi tiến hành thanh toán.

3 nguyên nhân phổ biến nhất cần lưu ý đó chính là:

  • Rủi ro chuyển tiền ngoài nước (Vì bên bán và bên mua tự do trao đổi, giao dịch, ít ràng buộc và Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm chuyển tiền nên không chịu trách nhiệm những nguyên do khác như mất hàng, hư hỏng hàng hóa… nên nếu không quy định kĩ trong hợp đồng ngoại thương về hình thức thanh toán hay phương thức thanh toán rất có thể dẫn đến những rủi ro gây thiệt hại cho cả hai bên.)
  • Rủi ro về tỷ giá hối đoái như chị đã đề cập ở trên
  • Rủi ro không tính toán trước được liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa (ví dụ như tàu chìm, thiên tai, hư, tàu chìm, cướp biển…)

4. Yêu cầu sửa đổi L/C có phức tạp không? Sai sót nào sẽ được bỏ qua và sai sót nào sẽ bị trả lại hồ sơ? Những quy tắc quốc tế như UCP600, ISBP745, URC 522 có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thanh toán quốc tế?

  • Rủi ro L/C xảy ra khi Ngân hàng chỉ kiểm tra trên mặt chứng từ chứ không liên quan đến tình trạng đơn hàng thực tế. Do đó nếu các chứng từ đã hợp lệ , người mua sẽ phải thanh toán, nếu bộ chứng từ không hợp lệ, ngân hàng có quyền từ chối thanh toán, và người bán coi ,như bị mất tiền, chậm tiền.
  • Ngoài ra, yêu cầu sửa đổi L/C được đưa ra sau khi Ngân hàng của người mua phát hành L/C và gửi L/C qua Ngân hàng của người bán và thông báo cho người bán thì người bán khi nhận L/C sẽ kiểm tra tính hợp lệ của L/C và trước đó ngân hàng người bán cũng đã kiểm tra tính hợp lệ của L/C rồi.
  • Khi phát hành L/C thì có sự tư vấn của Ngân hàng để L/C được xây dựng một cách chặt chẽ, phù hợp với các thông lệ quốc tế bao gồm  UCP (quy định điều khoản của L/C) và ISBP 745 (kiểm tra chứng từ) và các tập quán địa phương ( Tỷ giá hối đoái khi chi trả không được quy định trong UCP hay ISBP mà tùy vào tập tục mỗi quốc gia) .
  • Khi Ngân hàng thông báo phải sửa lại L/C thì phải xuất trình Thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).Ngân hàng phát hành đánh điện mới để cập nhật, bổ sung, thay đổi L/C.

L/C dưới góc nhìn ngân hàng

5. Vai trò và những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng tỉ giá hối đoái (Exchange Rate) trong thanh toán Quốc Tế?

  • Theo quan điểm của chị, một điểm cần lưu ý khi tiến hành thanh toán đó chính là các doanh nghiệp cần phải chú ý đó chính là thời điểm thanh toán.

Ví dụ như ở Việt Nam, việc quy định ngoại hối được quản lí bằng tỷ giá, tỷ giá lên hay xuống đều ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.

Ví dụ như khi doanh nghiệp đã đặt hàng trước, 4 tháng sau mới nhận hàng, nhưng đó cũng là mùa mà rất nhiều doanh nghiệp khác cũng nhập hàng, tình trạng khan hiếm ngoại hối khiến cho tỷ giá đô tăng, ảnh hưởng đến giá nhập khẩu. Cụ thể, tại thời điểm đặt hàng chỉ mua với giá là 5000$, nhưng sau 4 tháng vào mùa “cao điểm”, giá sẽ tăng lên đến 6000$ thì đó đã là rủi ro.

Doanh nghiệp phải tính toán rất kĩ thời gian (như là mùa nào sẽ nhập hay xuất, thời gian xử lí trong bao lâu…) và cách tính giá như thế nào (giá FOB, CIF, EXW) cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Cần phải lưu ý thêm là Việt Nam có những mùa bị đội giá Đô La Mỹ rất cao, (tháng 3 tháng 9 tháng 12 mùa nhập khẩu nhiều ), trước khi các doanh nghiệp xuất khẩu quyết định vay tiền để làm hàng (không đủ tiền mặt, lô hàng lớn) phải lưu ý có bán được hàng hay không, kế hoạch dự trữ hàng hóa như thế nào hoặc có thể tham khảo ý kiến tư vấn của Ngân hàng để có những hướng đi phù hợp

——————————————

VILAS mong từ cuộc trò chuyện với chị Giang, các bạn đã có một cái nhìn tổng quát về cách thức thanh toán trong các doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu dưới góc nhìn thực tế để từ đó với vai trò của các chuyên viên Xuất Nhập khẩu trong tương lai, bạn sẽ tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, cũng như có đủ kiến thức để tự tin đàm phán với các đối tác Xuất/Nhập khẩu cũng như với các Ngân hàng để hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro về thanh toán.

VILAS cũng gửi cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hương Giang vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện bài viết.

 


Chương trình đào tạo Quản trị dịch vụ Logistics

  • Vững kiến thức về hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới.
  • Giỏi chuyên môn: thủ tục hải quan, thuế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu,…
  • Ứng dụng ngay các nghiệp vụ Giao nhận Vận tải Quốc tế (vận tải đường biển, đường hàng không, vận tải đa phương thức)

 

 

Learn more about us!!!