Nếu như mỗi người chúng ta có chứng minh nhân dân để nhận diện, phân biệt mọi người với nhau thì mã vạch cũng là “chứng minh nhân dân” của hàng hóa, giúp chúng ta phân biệt nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.
1. Mã vạch là gì?
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt, sau đó nó sẽ chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này.
2. Phân loại và cấu tạo của một số mã vạch thông dụng.
Mã vạch xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ siêu thị, các shop, các cửa hàng tiện lợi, của hàng tạp hóa,…nhưng có lẽ ít ai thắc mắc liệu mã vạch có những đặc điểm nào, nó có những loại nào hay nó có gì đặt biệt hay không? Thực ra mã vạch có rất nhiều chủng loại khác nhau.
Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC (Universal Product Code), EAN(European Article Number) Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128. Ngoài ra trong một số loại mã vạch người ta còn phân ra nhiều version khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ như UPC có các version UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E.
Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số. EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC.
EAN chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau:
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Ví dụ về EAN-13
Theo ký hiệu EAN-13 như hình vẽ phía trên, có thể phân chia như sau:
* 893 – Mã quốc gia Việt Nam
* 460200107 – 9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng.
* 8 – Mã kiểm tra tính chính xác của tòan bộ số EAN.
EAN có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering), thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.
Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.
Một cách phân loại mã vạch khác là mã vạch được phân làm hai loại: mã vạch tuyến tính và mã vạch hai chiều.
- Mã vạch tuyến tính (mã vạch 1D): Cách để nhận biết mã vạch tuyến tính này là, mã vạch này là các đường thẳng song song với nhau và có độ rộng chênh lệch với nhau. Tiêu biểu và được sử dụng rộng rãi nhất mã vạch tuyến tính đó chính là loại EAN-UCC. Đây là loại mã được sử dụng phổ biến in trên các sản phẩm trên thế giới.
- Mã vạch hai chiều (mã vạch 2D): ưu điểm của nó so với mã vạch tuyến tính thì nó lưu trữ nhiều thông tin hơn. Tiêu biểu trong đây có thể kể đến QR code.
3. Một số ứng dụng của mã vạch
- Quản lý sản phẩm
- Bán hàng hóa
- Dùng trong y tế
- Nhận dạng thông tin cá nhân
- Điều khiển quá trình sản xuất
- Quản lý kho
- Sản xuất bao bì
- In vé vận tải