Logistics

Những điều cần biết khi xuất nhập khẩu thị trường Ấn Độ

Việt Nam đang trên đà mở rộng mối quan hệ ngoại thương, trong đó xuất nhập khẩu sang Ấn Độ là một trong những thị trường tiềm năng.

Thị trường xuất nhập khẩu Ấn Độ

Những điều cần biết khi xuất nhập khẩu với thị trường ấn độ

Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Dân số Ấn Độ là khoảng 1,4 tỷ người với dung lượng thị trường lớn, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, nền kinh tế Ấn Độ có độ mở chưa cao khi kim ngạch xuất nhập khẩu Ấn Độ mới chiếm 36% GDP và còn nhiều dư địa để mở rộng. Do đó nền kinh tế Ấn Độ ổn định, không bị tác động quá lớn vào thương mại quốc tế, đồng Rupee của Ấn Độ có tỷ giá ổn định.

Ấn Độ xuất khẩu đứng thứ 8 thế giới và nhập khẩu đứng thứ 10 thế giới. Ấn Độ có kế hoạch nâng tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP lên 60% và đang nỗ lực mở cửa thị trường.

Những đặc điểm nổi bật của thị trường Ấn Độ:

Những điều cần biết khi xuất nhập khẩu với thị trường ấn độ

  • Ưa chuộng giá rẻ
  • Thị trường lớn
  • 80% ăn chay, ưu chuộng các sản phẩm nông sản
  • Còn nhiều dư địa để mở rộng
  • Luôn nỗ lực mở cửa thị trường

Ấn Độ có kế hoạch nâng tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP lên 60% và đang nỗ lực mở cửa thị trường

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký kết bởi các lãnh đạo của hai bên. Đây được xem như là một dấu mốc cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tuy  nhiên, tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ đang rất rộng mở. Theo các chuyên gia, hai bên cần sớm đàm phán, ký kết hiệp định thương mại mới để cụ thể hóa cơ hội này.

Việt Nam và tiềm năng xuất nhập khẩu sang Ấn Độ

Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam và Ấn Độ đạt hơn 14 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 34% so với năm trước và xuất khẩu vào thị trường này hơn 7,4 tỷ USD, tăng 21%.

Các sản phẩm xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất (theo dữ liệu thống lê của Tổng cục hải quan năm 2022):

  • Điện thoại các loại và linh kiện
  • Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
  • Trái cây như Thanh long, Vải, …
  • Sắt thép
  • Cà phê
  • Gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả,…
  • Hàng đá xẻ, đá ốp lát, gạch,…

Các sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ nhiều nhất (theo dữ liệu thống lê của Tổng cục hải quan năm 2022):

  • Sắt thép các loại
  • Máy móc thiết bị, công cụ, phụ tùng
  • Bông
  • Ngũ cốc
  • Rau quả

Việt Nam luôn nỗ lực tạo cơ hội xuất nhập khẩu sang Ấn Độ

Kinh tế của Ấn Độ  đang trên đà hồi phục sau Covis-19  và phát triển. Đi cùng với đó là nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng, nhu  cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao với Thu nhập trên đầu người tăng sức mua  mạnh thói quen tiêu dùng đa dạng nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh.

Dự kiến năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu với Ấn Độ sẽ đạt một tầm cao mới khi các đoàn DN Ấn Độ liên tục tham dự các triển lãm và hội thảo kinh tế với DN Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác mở rộng sản xuất, giao thương trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đặt mục tiêu nâng tỷ trọng kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD trong những năm tới.

Khó khăn của Việt Nam trong xuất nhập khẩu với Ấn Độ

Cạnh tranh với chính sản phẩm nội địa  Ấn Độ

Ấn Độ ngày càng tiến hành các chính sách phòng vệ thương mại, chủ yếu là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, nếu ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ cho rằng hàng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ.

Với mong muốn lấy lại vị thế là nước xuất siêu trước đây, Chính phủ Ấn Độ đang tích cực nghiên cứu và áp dụng các biện pháp (bao gồm cả phòng vệ thương mại và rào cản thương mại) nhằm bảo hộ, tăng cường sản xuất trong nước và hạn chế hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó nhằm các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam hoặc Việt Nam chiếm thị phần lớn tại thị trường Ấn Độ như tiêu, điều, hàng điện tử và linh kiện, các mặt hàng sắt thép, tôn cuộn…

Áp dụng chính sách đối với hàng nhập khẩu đôi khi rất bất ngờ, không báo trước

Ấn Độ áp dụng chính sách, nhất là chính sách đối với hàng nhập khẩu đôi khi rất bất ngờ, không báo trước như: hạn chế nhập khẩu hương nhang; giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng tiêu….

Khi đàm phán, ký kết hợp đồng, các điều khoản giao hàng, thanh toán phải đảm bảo lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản với các điều khoản rõ ràng, sử dụng phương pháp thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang, sử dụng đơn vị giám định chất lượng (tại cảng đi hoặc tại cảng đến).

Khi ký kết hợp đồng hoặc trao đổi cần tìm hiểu rõ thông tin cá nhân và pháp nhân của đối tác như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận xuất nhập khẩu, họ tên, số điện thoại email, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh người liên hệ, người ký hợp đồng….

Chưa nắm rõ cơ chế chính sách xuất nhập khẩu sang Ấn Độ

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm rõ về thị trường Ấn Độ. Mặc dù một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu hiện diện và mở văn phòng đại diện tại Ấn Độ, nhưng vẫn ít so với số lượng văn phòng của Ấn Độ tại Việt Nam.

Vì vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải tự mình tìm hiểu thị trường Ấn Độ thông qua các hình thức: hội thảo; tập huấn; các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động của các tổ chức, hiệp hội ngành hàng tham gia việc giải quyết, xử lý các rào cản thương mại, đặc biệt là tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần phải cũng cố vai trò của hiệp hội để sẵn sàng và chủ động giải quyết các tranh chấp thương mại có thể phát sinh.


SMART LINK LOGISTICS: TƯ VẤN GIẢI PHÁP LOGISTICS THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ