Tin tức

Recap [Webinar | Demand & Supply Chain Planning: A Data Analysis Approach]

Webinar thứ 3 được tổ chức bởi VILAS đã diễn ra vô cùng tốt đẹp vào thứ 5, ngày 15/07. Với sự tham gia của hơn 100 bạn trẻ ham học hỏi, mong muốn tìm hiểu về Supply Chain. Từ những chia sẻ của 2 diễn giả, bạn sẽ biết được quy trình làm việc của Demand & Supply Planning, tầm quan trọng của quy trình S&OP, và đặc biệt là cách đánh giá một Demand & Supply Planner tiềm năng của doanh nghiệp.

  • Demand & Supply Planning, yếu tố đầu vào đắc lực của Chuỗi cung ứng

Demand & Supply Planning được xem là 2 hoạt động đầu tiên thúc đẩy quy trình hoạt động của toàn Chuỗi cung ứng. Quy trình làm việc của cả Demand & Supply Planning bắt đầu bằng việc dự báo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Để có được kết quả dự báo cuối cùng, nhà hoạch định nhu cầu trước hết sẽ dựa vào số liệu quá khứ. Tiếp đó, họ cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố tác động đến kết quả dự báo như: biến động thị trường, mùa lễ hội, dịch bệnh, các chương trình khuyến mãi,…

Kết quả dự báo sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận Supply Planning. Tại đây, các Supply Planners sẽ có nhiệm vụ đánh giá, thử nghiệm để xem các nguồn lực hiện tại như: nguồn nguyên liệu, con người, máy móc, phương tiện vận chuyển có thể đáp ứng được dự báo hay không. Nếu không cả 2 bộ phận có thể bàn bạc để đưa ra phương án giải quyết phù hợp như: thuê ngoài, mua thêm thiết bị sản xuất, giảm nhu cầu,… 

 

Recap [Webinar | Demand & Supply Chain Planning: A Data Analysis Approach]

 

  • Quy trình S&OP

Để mang lại giá trị cho chuỗi cung ứng, từ giai đoạn dự báo đến khi dữ liệu được chuyển hóa thành hành động và cuối cùng là sản phẩm đến tay khách hàng, doanh nghiệp cần trải qua quy trình S&OP. Đây là một quy trình quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi nó giúp các bộ phận liên quan có thể hiểu được kế hoạch và mục tiêu của nhau. Từ đó theo sát, đánh giá kết quả và hỗ trợ nhau trong suốt quá trình vận hành. Cụ thể hơn, S&OP sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, và nâng cao hiệu quả cho toàn bộ chuỗi cung ứng.

 

Recap [Webinar | Demand & Supply Chain Planning: A Data Analysis Approach]

 

  • Những thách thức đối với Demand & Supply Planning

Chuỗi cung ứng luôn biến động theo thời gian bởi những yếu tố khách quan, dẫn đến nhiều thách thức cho bộ phận Demand & Supply Planning, khi họ luôn phải thay đổi kế hoạch liên tục. Điển hình như với tình hình dịch bệnh như hiện nay, các Demand Planner luôn phải theo dõi sát xao diễn biến của thị trường, để đưa ra dự báo kịp thời. Song, các Supply Planner phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung, cắt giảm nguồn nhân lực, và vô số các vấn đề không thể lường trước. Điều này dẫn đến việc giao hàng chậm trễ, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đối với khách hàng mà cho cả doanh nghiệp, có thể gây nên tình huống xấu nhất là đền hợp đồng.

XEM THÊM: DEMAND PLANNING VÀ SUPPLY PLANNING, HOẠT ĐỘNG NÀO CÓ TRƯỚC?

Vậy để đứng vững trong mảng Demand & Supply Planning, bạn cần phải có những tố chất gì?

Dù làm việc ở bất kỳ vị trí nào, lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải hiểu rõ về Industry của doanh nghiệp mình đang làm việc, hiểu về yêu cầu, cách thức vận hành,… để dễ dàng xác định mục tiêu làm việc của mình. Đối với Demand & Supply Planning, cả 2 đều có chung đặc điểm là phải làm việc với nhiều phòng ban liên quan, cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn, Demand Planner cần phải làm việc với Sales & Marketing để nắm được xu hướng của thị trường hiện nay, hay Supply Planner thì không những phải làm việc với bộ phận sản xuất mà còn phải làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Vì thế, kỹ năng giao tiếp, đàm phán chắc chắn là yếu tố tiên quyết cần phải có.

Recap [Webinar | Demand & Supply Chain Planning: A Data Analysis Approach]

 

Bên cạnh đó, nếu muốn hoạt động ở 2 vị trí này, bạn cần phải là người thật sự nhạy bén với những con số và có khả năng phán đoán tốt. Vì để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, cần có sự dự đoán chính xác và một kế hoạch chỉn chu nhất có thể. 

Theo như chia sẻ từ 2 Speakers, để đánh giá một nhân sự Demand & Supply Planning tiềm năng, thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa vào các yếu tố như: khả năng thích ứng với môi trường làm việc, khả năng nhìn thấy bức tranh lớn của thị trường và chuỗi cung ứng. Ngoài ra, bạn cần phải có khả năng chịu áp lực cao và kỹ năng giải quyết vấn đề khi đối mặt với những thách thức bất ngờ, không thể lường trước như đại dịch Covid-19.

 

Tham gia cộng đồng “Cộng đồng Logistics & Supply Chain Việt Nam” để cùng nhau đặt câu hỏi thảo luận về các vấn đề Chuỗi cung ứng bạn nhé!

Link ebook speaker đã đề cập: tại đây

Tạm kết:

Có thể thấy, Supply hay Demand Planning không không phải là những công việc dễ dàng,  nhân sự hoạt động ở những vị trí này luôn trong trạng thái đối mặt với những thách thức không thể biết trước. Nhiệm vụ của họ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất hoạt động và kết quả của chuỗi cung ứng. Nếu bạn thấy mình có những có những tố chất trên đây, hãy tự tin vạch ra cho mình kế hoạch chinh phục con đường trở thành một Demand hay Supply Planner ngay nhé!

Cùng VILAS trở thành chuyên viên mua hàng chuỗi cung ứng chiến lược!

  • Chương trình phát triển bởi các chuyên gia tại các doanh nghiệp đa quốc gia toàn cầu.
  • Nắm bắt các kiến thức chuẩn hóa và kỹ năng trong mua hàng.
  • Hiểu được quy trình của mua hàng & phối hợp các phòng bạn trong chuỗi cung ứng.