Webinar | PROCUREMENT: Understand The Effective Relationship Management With Internal And External Stakeholders diễn ra vào ngày 17/6 vừa qua đã giúp bạn thu thập được những kiến thức gì? Các bên liên quan nội bộ và bên ngoài bộ phận Procurement, tầm quan trọng của việc quản lý các mối quan hệ với các bên liên quan? Hay mô hình năng lực giúp bạn trở thành một nhân sự trong lĩnh vực thu mua? Câu trả lời là tất cả đáp án trên.
Trước hết, qua Webinar lần này chắc hẳn bạn đã biết được Procurement cơ bản được tạo thành bởi 3 bộ phận Sourcing, Purchasing, Contracting. Procurement đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại giá trị cho doanh nghiệp bằng cách mang lại Saving Cost thông qua việc đàm phán, thương lượng với các nhà cung ứng.
Để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả, việc kết nối và xây dựng các mối quan hệ giữa bộ phận Procurement với các bộ phận khác (cả nội bộ lẫn bên ngoài) là điều vô cùng quan trọng. Vậy đâu là những phòng ban, những chức năng liên quan đến Procurement, cùng VILAS theo dõi bài viết dưới đây nhé!
-
Các bộ phận liên quan nội bộ (Internal Stakeholders)
Các mối quan hệ này bao gồm:
-
Procurement & Design Engineering:
Bộ phận kỹ thuật thường có trách nhiệm chuẩn bị các thông số kỹ thuật cho các sản phẩm mới của một tổ chức và các nguyên liệu đầu vào của chúng. Để hoàn thành trách nhiệm này một cách hiệu quả, kỹ thuật cần có sự hỗ trợ xuyên suốt của bộ phận Procurement trong việc tìm kiếm và thu mua nguyên liệu
-
Procurement & Production:
Production sẽ gửi lịch trình sản xuất và các yêu cầu về nguyên vật liệu đến bộ phận Procurement. Từ đó tiến hành lập kế hoạch và lịch trình thu mua, đảm bảo đúng tiến độ mà Production đưa ra.
-
Procurement & Sales & Marketing:
Thông thường, bộ phận Sales và Marketing sẽ liên hệ với bộ phận Production và Procurement về chu kỳ thay đổi trong dự báo bán hàng. Cho phép bộ phận này thanh đổi lịch trình dễ dàng và tối ưu nhất có thể.
-
Procurement & Finance:
Sau quá trình mua sắm, điều hiển nhiên không thể thiếu đó là bước thanh toán. Để mua sắm hiệu quả, bộ phận Procurement cần phải quan tâm đến vấn đề về tài chính của doanh nghiệp. Procurement có thể gia tăng giá trị cho bộ phận Finance khi họ có sự hợp tác liền mạch với nhau.
-
Procurement & Human Resource:
Trong bất kỳ công việc nào, con người luôn là yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công. Procurement cũng không ngoại lệ. Sự phối hợp của nhân sự, và sự hiểu biết về cách thức hoạt động của chức năng mua hàng sẽ giúp hoạt động Procurement diễn ra hiệu quả hơn. Từ đó, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
XEM THÊM: Stakeholders – yếu tố quan trọng trong Procurement
-
Về các bên liên quan bên ngoài (External Stakeholders)
Mối liên quan bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận Procurement nói riêng và doanh nghiệp nói chung đó chinh là nhà cung ứng (Suppliers). Để duy trì và nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp, 1 chuyên viên Procurement cần xây dựng mối quan hệ “Partner” với các nhà cung ứng. Nghĩa là quan hệ dựa trên sự tin tưởng, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Từ đó, cả hai sẽ hiểu được kế hoạch, cách thức vận hànhcủa nhau, tiến hành thương lượng và đưa ra hướng giải quyết có lợi cho 2 bên. Doanh nghiệp có thể Saving Cost nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Suppliers
Tuy nhiên, để xây dựng quan hệ bền vững với nhà cung ứng, các chuyên viên thu mua cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, điển hình là việc cả 2 không cùng hướng đến một mục tiêu.
Vậy để để trở thành một nhân sự trong lĩnh vực Procurement, và có khả năng kết nối các mối liên hệ xung quanh, tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu gì trong mô hình năng lực?
-
Personal Effectiveness:
Đầu tiên, để trở thành một nhân sự trong lĩnh vực Procurement, điều tối thiểu bạn cần phải có đó là các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng gây ảnh hưởng,… Vì để có 1 quy trình thu mua hiệu quả, một chuyên viên Procurement cần phải là người có kỹ năng kết nối, làm việc việc với tất cả các bên liên quan để mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
-
Academic:
Kế đó, bạn cần chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực Procurement. Kỹ năng mềm chỉ góp 1 phần trong sự thành công của bạn. Song, nếu thực sự có niềm đam mê với Procurement, bạn cần phải dành thời gian trau dồi kiến thức về lĩnh vực này.
-
Workplace and leadership:
Điều quan trọng hơn hết, để trở thành một nhân sự Procurement và có thể vươn xa trong lĩnh vực này, bạn cần phải có một thái độ làm việc tốt, không ngừng học hỏi nâng cao bản thân để nhận được sự tín nhiệm từ các nhà lãnh đạo.
Đặc biệt, ở phần cuối cùng “Q&A Discussion”, các diễn giả đã nhận được những câu hỏi vô cùng thiết thực đến từ các thành viên tham dự Webinar. Một số câu hỏi nổi bật như mức lương và cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực Procurement? Hay Cách tiếp cận các nhà cung cấp chất lượng đối với những sản phẩm khan hiếm? Với những kinh nghiệm thực tiễn của mình, các diễn giả đã có những câu trả lời thật sự thỏa đáng và thuyết phục.
XEM THÊM: Video Record Buổi Webinar
Tạm kết:
Thu mua hay Procurement đang là một lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Để trở thành một nhân sự tiềm năng trong lĩnh vực này và mở ra cho bản thân nhiều cơ hội phát triển trong ngành. Bạn cần hiểu rằng để thành công, bộ phận Procurement phải làm việc và kết nối với những phòng ban và các chủ thể nào. Từ đó, lập cho mình một định hướng phát triển, bổ sung kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp của mình.