ASCC Finish Sự kiện

[Finish] ACSS 2021 – Webinar: Tối ưu chi phí Logistics vượt qua khủng hoảng Covid

Nằm trong chuỗi hoạt động ASCC của VILAS, Webinar 05 đã diễn ra vô cùng thành công với sự tham gia của 3 diễn giả vô cùng đặc biệt:

  • Mr. Trần Chí Dũng: Trưởng ban đào tạo, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam
  • Mr. Vũ Văn Mạnh: CEO & Co-Founder, i-Gap Corporation
  • Mr. Hoàng Minh Đài: Logistics Operations Manager, South Vietnam – DKSH Vietnam

Cùng với 300 người tham dự là những bạn sinh viên đầy nhiệt huyết, và cả những nhân sự đang mong muốn lĩnh hội kiến thức và tìm hiểu về một lĩnh vực mới. 

Nhận thấy được nhiều vấn đề bất cập mà các doanh nghiệp và các chuyên gia Logistics đang phải đối mặt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. VILAS chọn chủ đề Tối ưu chi phí Logistics vượt qua khủng hoảng Covid cho sự kiện lần này nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó là biết được các doanh nghiệp vận hành và dịch vụ hậu cận đã và đang thực hiện những giải pháp gì để vượt qua thời điểm khủng hoảng như hiện nay.

 

XEM THÊM: CARGOWISE – PHẦN MỀM GIẢI PHÁP LOGISTICS TÍCH HỢP

 

  • Preview một số điểm mấu chốt 

  • Những thách thức chuỗi cung ứng đang gặp phải tròn việc tối ưu chi phí Logistics

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức có thể nói là chưa từng có tiền lệ. Tuy ở thời điểm hiện tại, tình hình đã có phần cải thiện, nhưng theo diễn giả Vũ Văn Mạnh, đây thực sự là  một “Nightmare” đối với các nhà điều hành Logistics trên toàn thế giới. Dưới đây là 4 thách thức lớn nhất được các chuyên gia Logistics nêu ra:

  • Sự mất cân bằng cung cầu

Dịch bệnh bùng phát khiến nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, nguồn cung bị gián đoạn là thách thức đầu tiên mà doanh nghiệp phải đối mặt. Nguyên nhân là do không kịp sản xuất, và thiếu nguyên liệu sản xuất do dịch bệnh căng thẳng ở nhiều quốc gia, dẫn đến hàng hóa không thể lưu thông. 

  • Thiếu nguồn nhân lực và mối đe dọa về sức khỏe

Thách thức thứ hai và quan trọng nhất đó là thiếu hụt nguồn nhân lực. Khi chính phủ ban hành chỉ thị 16, các doanh nghiệp buộc phải đối mặt với việc cắt giảm nhân công do sự hạn chế trong việc đi lại. Bên cạnh đó, do tâm lý lo ngại dịch bệnh, nhiều lao động vận tải chấp nhận bỏ việc, dẫn đến thiếu tài xế vận chuyển hàng hóa. Những tình huống đột ngột như nơi ở của tài xế bị phong tỏa cũng có thể xảy ra và gây áp lực cho doanh nghiệp. Đối với các lao động vẫn duy trì công việc lại phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh, nguy hiểm đến sức khỏe.

 

Khi nào thì nên đặt hàng?

 

  • Áp lực chi phí

Do sự bất tiện của dịch bệnh, một số doanh nghiệp phải chấp nhận cho nhân viên làm việc On Board (làm việc và ở lại nơi làm việc), từ đó phát sinh thêm chi phí để đảm bảo sự tiện lợi và an toàn cho nhân viên như chi phí xét nghiệm, chi phí ăn uống,…. Không những thế, việc nhiều công ty của khách hàng phải tạm ngưng hoạt động, làm kéo dài thời hạn thanh toán, khiến doanh nghiệp không thể khôi phục dòng tiền mặt.

Áp lực cao trong lĩnh vực Chuỗi cung ứng và Logistics là điều không thể tránh khỏi. Nhưng những gì mà các nhà quản trị hậu cần và chuỗi cung ứng đang trải qua thật sự là một thách thức vô cùng lớn, khi họ phải cân bằng giữa việc tối ưu chuỗi cung ứng mà vẫn đảm bảo quyền lợi về giá của khách hàng.

 

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

 

  • Rủi ro hàng tồn kho

Tuy nhu cầu tăng cao, nhưng việc vận chuyển lại khó khăn, dẫn đến việc hàng hóa bị tồn đọng trong một thời gian dài, có nguy cơ hết hạn sử dụng, hư hỏng. Đó là lý do doanh nghiệp sẽ phải trả một khoảng lớn chi phí lưu kho và xử lý hàng hóa hư hỏng. Không những thế, những mặt hàng kém thiết yếu đã được sản xuất trước khi dịch bùng phát như bánh, kẹo,… cũng đang phải đối mặt với tình trạng này.

  • Những vấn đề xoay quanh việc tối ưu chi phí Logistics trong hoạt động xuất nhập khẩu

  • Thiếu hụt Container

 

container

 

Vấn đề thiếu hụt Container có lẽ không còn quá xa lạ trong bối cảnh hiện nay. 2 Lý do được diễn giả Vũ Văn Mạnh đưa ra là:

Tình trạng Lockdown tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ do bùng phát dịch Covid-19, khiến hàng hóa không được giải phóng, hơn 60% Container bị kẹt lại các cảng, không được chuyển về châu Á.

Lý do thứ hai là do năng lực sản xuất Container từ năm 2020 đến nay thấp hơn so với số lượng Cont bị hư hỏng và mắc kẹt.

  • Giá cước vận chuyển đường biển tăng đột biến

Theo các diễn giả, đây là lần đầu tiên trong lịch sử vận tải đường biển, giá cước tăng đột biến và không có dấu hiệu sụt giảm. So với thời điểm trước khi bùng dịch, giá cước đã tăng gấp 6 lần và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Vậy nguyên nhân do đâu, các chi phí phát sinh như chi phí Onboard cho nhân công hay sản lượng hàng hóa tăng liệu có phải là mấu chốt?

Từ chia sẻ của 3 diễn giả, có thể rút ra được 5 vấn đề chính:

  • Vấn đề 1: Xuất phát từ yếu tố nội tại

Nếu cho rằng sản lượng hàng hóa tăng là nguyên nhân gây ra việc tăng giá cước, Mr. Mạnh cho rằng đây là lý do không thỏa đáng. Vì so với năm 2020, lượng hàng hóa có xu hướng giảm, do người tiêu dùng chỉ có nhu cầu cao đối với các hàng hóa thiết yếu. Theo diễn giả, lý do chính vẫn xuất phát từ nội tại các hãng tàu muốn nâng giá cước.

  • Vấn đề 2: Sự phụ thuộc vào vận chuyển đường biển

Do hạn chế trong việc vận chuyển bằng đường hàng không và đường bộ, gần như mọi hoạt động vận chuyển đều đổ dồn vào vận chuyển biển, khiến giá cước tăng cao.

  • Vấn đề 3: Sự hồi phục không đồng đều các nước

Tình hình dịch bệnh ở các nước trên thế giới diễn biến khác nhau, hàng hóa được xuất khẩu qua nước châu Âu và Bắc Mỹ nhưng không  có hàng hóa để khứ hồi về do tình trạng Lockdown, dẫn đến tình thiếu Container rỗng

  • Vấn đề 4: Capacity của hãng tàu giảm 

Vì tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, các chuyến hàng thường xuyên bị trì hoãn, ảnh hưởng đến lịch trình vận chuyển, gây gián đoạn nguồn cung.

  • Vấn đề 5: Ùn tắt cảng biển

Các container phải mất hàng tuần mới được giải phóng gây nên tình trạng kẹt cảng. Do một số doanh nghiệp phải tạm đóng cửa, nguyên liệu đem về kho cũng không được sản xuất, cứ thế hàng hóa nằm ngổn ngang tại các cảng biển.

Đây được cho là 5 yếu tố gây ra hiệu ứng tăng giá cước đường biển

 

Chi phí vận chuyển

 

  • Giải pháp được các doanh nghiệp đề ra nhằm tối ưu chí phí Logistics

Ngày 8/8 vừa qua, Hiệp hội các doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) đã nêu ra 6 giải pháp gỡ rối cho các doanh nghiệp:

  1. Hoàn thiện danh mục các hàng hóa ko được lưu thông
  2. Ưu tiên phân luồng xanh cho vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
  3. Tiêm Vacxin cho các lao động Logistics tại hiện trường
  4. Giải phóng Container quá hạn, giải phóng mặt bằng và điều tiết về các cảng nhỏ hơn
  5. Cắt giảm chi phí hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh
  6. Đầu tư chuyển đổi số, kết nối các doanh nghiệp, và các hoạt động thương mại điện tử, để các doanh  nghiệp có thể tiếp cận các giải pháp Logistics và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng hơn

Theo Mr. Hoàng Minh Đài, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị một kế hoạch ứng phó phù hợp. Chiến lược của chuỗi cung ứng phải phù hợp với chiến lược hoạt động Logistics và phải phù hợp vs chiến lược của toàn bộ công ty. Để đạt được mục tiêu đề ra, Trưởng ban đào tạo, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam Mr. Trần Trí Dũng cho rằng, cần phải có số liệu đo lường cụ thể, tất cả đều phải được chuyển về số, mục tiêu chắc chắn sẽ đạt được.

Một số câu hỏi dành cho diễn giả

 

Webinar tối ưu chi phí logistics VILAS

 

1. Để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải làm gì? các ứng dụng chuyển đổi số nào đang được áp dụng rộng rãi?

 

 

Công nghệ chuyển đổi số không ít, nhưng mô hình Logistics sẽ có sự khác biệt, không thể áp dụng công nghệ của nước này cho nước khác. Hơn thế, mô hình Logistics đã có nhiều sự thay đổi, mỗi doanh nghiệp sẽ giải quyết những vấn đề khác nhau, chưa có một công cụ nào có thể hỗ trợ mọi mặt trong việc tối ưu chi phí Logistics, mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu riêng, và có sự lựa chọn phù hợp nhất.

 

2. Trong tình hình kẹt Container, chuyển sang vận chuyển bằng đường Air có tốt hay không, có thể tối ưu chi phí Logistics không?

 

Như bạn đã biết, trong 3 loại hình vận chuyển, Air là hình thức có mức phí cao nhất. Trong thời điểm hiện tại, các mặt hàng thiết yếu được ưu tiên sản xuất và vận chuyển, các mặt hàng này thường có giá thành thấp. Do đó, phương án vận chuyển bằng đường hàng không được cho là không phù hợp, gây lãng phí, thậm chí là lỗ.

3. Giải pháp tối ưu chi phí Logistics nào trước thách thức hàng tồn kho?

Câu trả lời được diễn giả Hoàng Minh Đài đưa ra, thứ nhất là các nhà lãnh đạo cần có kinh nghiệm thị trường, có kinh nghiệm dự đoán nhu cầu, để dàng dàng điều phối hàng hóa xuất nhập khẩu, điều chỉnh đơn đặt hàng phù hợp. Cần đánh giá và chọn sản xuất những mặt hàng chủ lực.

Thứ hai, là cần nghĩ đến những giải pháp phân phối thay thế như bán hàng trên các Platform thương mại điện tử để giảm áp lực khi hoạt động phân phối hàng hóa thông thường bị hạn chế.

Tạm kết:

Đứng trước thực trạng biến động như hiện nay, các chuyên gia Logistics đang ngày đêm nghiên cứu và đề ra những giải pháp kịp thời và tối ưu nhất. Một chia sẻ vô cùng đắt giá đến từ Mr. Hoàng Minh Đài “Bất kể là công việc gì đều cần có phải đặt trách nhiệm cộng đồng và xã hội lên hàng đầu. Dù phải tốn nhiều chi phí hơn cho nhân sự làm việc Onboard, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nhu yếu phẩm cũng phải duy trì chuỗi cung ứng của mình, để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cấp bách của người tiêu dùng”

VILAS chân thành cảm ơn sự góp mặt của ba diễn giả, Mr. Trần Trí Dũng, Mr. Vũ Văn Mạnh, Mr. Hoàng Minh Đài, cảm ơn những chia sẻ vô cùng giá trị mang tính cấp thiết đến từ 3 anh. Và VILAS cũng không quên gửi lời cảm ơn đến 300 bạn trẻ đãdành thời gian tham dự sự kiện. Chính sự tương tác nhiệt tình của các bạn đã góp phần làm nên sự thành công cho cho Webinar lần này.

Cùng VILAS đón chờ những sự kiện thú vị tiếp theo bạn nhé!