Logistics

Châu Á – ‘Tam giác quỷ Bermuda mới’ của thế giới?

 

“Tam giác Quỷ” Bermuda là vùng biển ở phía Đại Tây Dương, từ lâu đã nổi tiếng với nhiều vụ mất tích tàu thủy, máy bay.

Châu Á – trong những năm gần đây, được mệnh danh là Tam giác Bermuda mới, tại sao lại có điều này?

Vận chuyển hàng hóa từ lâu đã được xem như là huyết mạch của nền kinh tế, với tổng lượt vận chuyển bằng đường biển chiếm hàng đầu trong các hình thức vận chuyển –  khoảng 90% thương mại toàn cầu.

Nhìn chung, trong thập kỉ vừa qua, các vụ thiệt hại vận tải đã giảm 38% trên toàn cầu. Cụ thể năm 2017 ghi nhận 94 vụ mất hàng trên biển, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái – mức thấp thứ hai trong 10 năm, sau năm 2014. Tuy nhiên, thiệt hại ở châu Á lại tăng hàng năm, với các sự cố ở khu vực biển Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, Indonesia và Philippine tăng 25%. Điều đó khiến châu Á trở thành khu vực hàng đầu trên toàn thế giới về tần suất xảy ra các sự cố vận chuyển lớn và được mệnh danh là “Tam giác Bermuda mới”, theo báo cáo Safety & Shipping Review 2018 của Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS).

Đọc thêm về báo cáo Safety & Shipping Review 2018 của Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS)

Từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2016, có tổng số 1.186 tàu đã bị tai nạn ở khu vực trên Biển Đông, kéo dài 160 hải lý từ Thượng Hải, về phía bán đảo Đông Dương, Indonesia, Bán đảo Mã Lai, Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Riêng năm 2016, 34 tàu chìm trong khu vực này, chiếm 44% tổng số vụ tai nạn trên biển trong năm. Mới nhất là vào ngày 6 tháng 1 năm 2018, khi một tàu chở dầu Panama đâm vào một chiếc tàu chở hàng của Sanchi từ Hồng Kông gọi là CV Crystal.

 

Nguyên nhân khiến Châu Á trở thành tam giác Bermuda mới của thế giới:

  • Biến động thời tiết:

VILAS: Châu Á - ‘Tam giác quỷ Bermuda mới’ của thế giới?

  • Thời tiết xấu, bao gồm các cơn bão ở châu Á và Hoa Kỳ, làm chìm và mất tích hơn 20 tàu, gây thiệt hại vận chuyển với hơn 100 tấn hàng.
  • Biến đổi khí hậu tác động đến nguy cơ tan băng ở các Cực, góp phần giải phóng các tuyến thương mại mới ở một số khu vực nhưng có thể làm gia tăng nguy cơ va chạm với băng ở những nơi khác.

 

  • Tranh chấp lãnh thổ:

VILAS: Châu Á - ‘Tam giác quỷ Bermuda mới’ của thế giới?

  • Căng thẳng chính trị xung quanh các tuyến vận tải lớn của châu Á dẫn đến sự gián đoạn và làm tăng nguy cơ va chạm giữa các tàu trên biển.
  • Cụ thể, tuyến đường chính cho hành lang thương mại Đông – Tây từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm một phần ba thương mại vận chuyển toàn cầu, là nguyên nhân gây tranh chấp lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Những tranh chấp này đã dẫn đến sự hiện diện quân sự ngày càng tăng ở Biển Nam Trung Hoa, với Hoa Kỳ và Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận hải quân. Năm 2017 đã có hai vụ va chạm lớn: Tàu khu trục tên lửa Hoa Kỳ USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng ngoài khơi Nhật Bản, trong khi tàu USS John S. McCain đã đánh trúng một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore.

 

  • Tình trạng cướp biển:
  • Trên khắp châu Á và châu Phi, tình trạng cướp hàng vẫn còn cao, với các sự cố liên quan đến cướp biển chiếm 74% tổng số vụ việc trên toàn thế giới. Trong năm 2017, cướp biển ở Đông Nam Á tăng 11% (68 vụ) trong khi Indonesia tiếp tục là điểm nóng hàng đầu với 43 vụ. Các cuộc tấn công ở Philippines tăng hơn gấp đôi từ 10 vụ trong năm 2016 lên đến 22 vụ trong năm 2017.
  • Yếu tố con người:
  • Ước tính cho thấy 75 – 96% các tai nạn liên quan đến lỗi của con người.

 

Để hạn chế mất mát và rủi ro khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các công ty nên hết sức lưu ý đến những quy định, luật quốc gia và quốc tế cũng như mua bảo hiểm cho hàng hóa để sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

 

Theo inboundlogistics.com & express.co.uk & agcs.allianz.com 

Learn more about us!!!