THÔNG TIN CÔNG TY
Khách hàng và sản phẩm
The Fresh Connection là nhà sản xuất các loại nước ép trái cây, cung cấp một phạm vi khiêm tốn các loại hương vị. Chỉ có một vài hương vị được sản xuất theo một số lượng hạn chế về kích cỡ đóng gói. Những sản phẩm này được giao tới một số công ty bán lẻ. The Fresh Connection cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Việc giao hàng được thực hiện vào ngày tiếp theo kể từ ngày khách hàng đặt hàng.
Bảo quản sản phẩm và thời hạn sử dụng
Các sản phẩm của The Fresh Connection được lưu trữ trong pallet tại kho hàng thành phẩm. Các sản phẩm sẽ ở đây cho đến khi việc giao hàng được thực hiện, hoặc cho đến khi thời hạn sử dụng đã hết. Các thành phẩm có thời hạn sử dụng là 20 tuần. Các khách hàng sở hữu phần lớn thời gian vòng đời sản phẩm, thường là 60-80% của 20 tuần. Điều này có nghĩa là tổng thời hạn sử dụng của sản phẩm tại TFC chiếm từ 20 đến 40% của 20 tuần. Trong trường hợp thời hạn sử dụng sản phẩm hết khi còn trên kệ, những sản phẩm đó sẽ bị phá hủy. TFC không có đội xe của mình để giao sản phẩm đến các trung tâm phân phối khách hàng và thuê ngoài một đối tác vận chuyển đáng tin cậy.
Quá trình sản xuất
Khâu sản xuất của TFC không hề có thuê ngoài. Các loại nước ép trái cây được pha trộn trong chính các máy trộn của TFC. Sau khi được pha trộn, các loại nước ép sẽ được đóng chai thông qua máy đóng chai. Tất cả kích cỡ đóng chai sẽ được đóng trên cùng một dòng máy.
Các thành phần
Một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm hai thành phần – bao bì và phần nước ép trái cây. Một hóa đơn mở rộng các loại nguyên vật liệu được liệt kê với số lượng tương ứng của từng thành phần được sử dụng trong một thành phẩm. Công thức – sự pha trộn phần nước ép của các loại quả và các chất phụ gia cho các loại nước ép trái cây thêm hương vị độc đáo – đây cũng chính là bí mật thương mại của TFC được giữ gìn trong hơn một thế kỷ qua.
Các nhà cung cấp
Các thành phần được mua từ các nhà cung cấp. Các vật liệu đóng gói được mua từ các nhà cung cấp địa phương và khu vực. Phần quả được mua lại hoặc từ các thương nhân buôn hoa quả hoặc từ các nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi nhà cung ứng có những đặc điểm riêng, ví dụ, giá cả, lead-time và độ tin cậy.
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VICE PRESIDENT
Purchasing
Chịu trách nhiệm thu mua các yếu tố sản xuất, thương lượng các điều kiện cung ứng và giá cả với nhà cung cấp, có thể chấm dứt hợp đồng hiện tại và ký kết những hợp đồng mới. Bằng cách lựa chọn các nhà cung cấp mang đến những điều kiện ưu đãi, mức giá thấp và độ tin cậy cao, tổng chi phí thu mua sẽ luôn nằm trong tầm kiểm soát, hàng hóa được dự trù ở mức thấp và độ tin cậy của hoạt động giao hàng các yếu tố sản xuất sẽ ở mức cao.
Operations
Phụ trách các cơ sở sản xuất và các kho hàng. Họ có vai trò điều phối các ca làm việc và đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo. Họ cũng quyết định không gian và nguồn nhân lực cần thiết tại các nhà kho và trạm dự trữ. Thông qua việc đảm bảo rằng các hệ thống sản xuất vẫn hoạt động linh hoạt, chi phí sản xuất thấp và độ tin cậy cao, tổng chi phí sản xuất sẽ nằm trong tầm kiểm soát khi mà số lượng sản phẩm sẵn có ở mức cao.
Sales
Giám sát doanh số sản phẩm bán ra. Họ thương lượng các điều khoản giao hàng với khách hàng. Các yếu tố như cấp độ dịch vụ, áp lực quảng cáo và các chính sách điều chỉnh khối lượng bán hàng đều có thể thương lượng được. Các chính sách mặc cả của Sales Vice President có thể nâng cao giá sản phẩm bán ra – miễn là TFC có thể giữ lời hứa của mình. Và bán hàng tất nhiên là bệ phóng của lợi nhuận!
Supply Chain
Người để kết nối các vai trò khác nhau. Bằng cách thiết kế một chiến lược chuỗi cung ứng và thực hiện kế hoạch hàng hóa dự trữ thông minh và họ có thể cam kết rằng các nhà cung cấp không đáng tin cậy hoặc các cơ sở sản xuất sẽ được bảo đảm bởi chiến lược triển khai mức tồn kho an toàn, giữ vững uy tín của công ty với khách hàng.
LUẬT CHƠI
Các vòng
TFC có nhiều vòng thi. Vòng đầu tiên là vòng khó nhất bởi bạn đang trong giai đoạn tập làm quen với chương trình và giao diện người dùng.
Điểm số
Mục tiêu của chương trình chính là bạn và nhóm của bạn phải đạt được lợi tức đầu tư tốt nhất (ROI). Nói cách khác, mục đích duy nhất không chỉ đơn giản là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt – giữ cho các khoản đầu tư của bạn nằm trong tầm kiểm soát cũng là một yếu tố quan trọng. Ngoài điểm đồng đội cũng có điểm số cá nhân. Những điểm cá nhân này sẽ không được tính vào điểm đồng đội, điều này giúp vinh danh các cá nhân có thành tích tốt nhất.
Quyết định
Bạn sẽ phải ra nhiều quyết định trong TFC. Sự đánh đổi thường xuất hiện trong mọi quyết định, do đó một quyết định sẽ không bao giờ chỉ có tác dụng tích cực, sẽ có những tác động tiêu cực đi kèm. Bí quyết là phải đánh giá các yếu tố có thể xảy ra và có sự cân bằng hợp lí giữa tích cực và tiêu cực. Nếu bạn không thực hiện bất kỳ quyết định nào trong một vòng thi nhất định, các quyết định ở vòng đấu trước đó sẽ được tái sử dụng.
Chiến thuật và sách lược
TFC là một chương trình đòi hỏi chiến thuật và sách lược. Bạn sẽ được đánh giá về những tác động lâu dài trong mỗi quyết định đề ra. Điều quan trọng là bạn điều hướng hoạt động kinh doanh của mình hướng tới mục tiêu dài hạn (có thể quyết định của bạn sẽ có hiệu lực trong nhiều năm). Giả dụ chúng ta đo lường các kết quả về tầm ảnh hưởng lâu dài, bạn sẽ không bao giờ phải chịu những hậu quả tiêu cực do quyết định sai lầm trong các vòng đấu trước đó ở vòng thi hiện tại. Kết quả là bạn có thể tổ chức lại hoạt động kinh doanh trong mỗi vòng thi mà không phải chịu trách nhiệm về những quyết định và kết quả từ các vòng trước đó. Nhưng kết quả từ các vòng trước đó tất nhiên đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến bộ.
GHI ĐIỂM
Tổng quát
Bên cạnh mục tiêu rõ ràng của việc học, mục tiêu của TFC còn là đạt được số điểm cao nhất. Điểm được tính trong suốt chương trình gồm số điểm đồng đội và điểm số cho mỗi người tham gia. Điểm số cuối cùng được tính toán trên cơ sở số điểm cao nhất trong vòng cá nhân hoặc trên cơ sở số điểm trung bình có trọng số cao nhất trên tất cả các vòng thi.
Đội
Điểm số mỗi đội là ROI, lợi tức đầu tư. Thông tin thêm về ROI có thể được tìm thấy trong mục Trợ giúp/Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Thay đổi
Trong bất kỳ vòng nào bạn cũng có thể sửa đổi quyết định của mình nhiều lần. Nói chung không có hậu quả gì khi thực hiện các thay đổi. Tuy nhiên, có hai ngoại lệ này – hủy bỏ hợp đồng hiện tại và mua thông tin. Hủy một hợp đồng không thể được hoàn tác, các chi phí liên quan đến thời hạn còn lại trong hợp đồng và giá trị hợp đồng (giá trị mua bán tại nhà cung cấp).
Việc mua các thông tin cũng không thể được hoàn tác kể từ khi thông tin được cung cấp. Cuối cùng, khi một vòng thi đã kết thúc, quyết định cho vòng đó không thể thay đổi được nữa.
Lưu
Mỗi quyết định phải được lưu lại bằng cách nhấn vào nút “save”, hoặc bằng cách thỏa thuận với nhà cung cấp hoặc khách hàng. Khi bạn nhấn chuột vào nút “save”, một thanh màu xanh sẽ xuất hiện ở phía trên cùng của màn hình hiển thị một thông báo rằng kết quả sẽ được lưu. Nếu thanh màu xanh không xuất hiện, quyết định không được lưu. Để đảm bảo các quyết định sẽ được lưu một cách chính xác, chúng tôi khuyên bạn nên tải lại trang, sau đó các dữ liệu gần đây nhất sẽ được cập nhật từ các cơ sở dữ liệu.
KPIs VÀ CẢNH BÁO
Tổng quát
Mỗi thành viên trong nhóm có 4 KPIs. Vào lúc bắt đầu trò chơi, các KPIs được cố định. Từ một vòng nào đó trở đi, bạn có thể quyết định cho chính mình KPI nào được hiển thị. Tuy nhiên, KOI về lợi tức đầu tư là bắt buộc. Trên màn hình chính, màn hình MyCompany, bạn có thể xem các KPIs được chọn ở phía dưới (trong vòng sau). KPI nhóm bạn được hiển thị so với trung bình nhóm. Bạn sẽ nhận được thông báo trong trường hợp nhóm của bạn thực hiện kém trên một KPI được chọn. Những cảnh báo được hiển thị trong hộp văn bản ở phía bên phải của màn hình MyCompany. Bạn cũng có thể xem các KPIs trên trang kết quả của các vai trò tương ứng. Ở đây, điểm số được so với các đội khác, không bao gồm 10% các đội thực hiện thấp nhất và các đội dẫn đầu. Kết quả của đội ghi điểm tốt nhất cũng được hiển thị ở đây. Bạn có thể so sánh điểm số của bạn với các đối thủ cạnh tranh gần bạn.
ROI (%)
Phép đo tương đối hiệu suất tài chính, cung cấp một phương tiện để so sánh giữa các khoản đầu tư bằng cách tính toán lợi tức đầu tư trong một khoảng thời gian quy định. Trong trường hợp của TFC, ROI là lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số các khoản đầu tư trong nửa năm ngoái.
Rejection rate components – Thành phần tỷ lệ từ chối (%)
Số lượng các thành phần bị từ chối theo tỷ lệ phần trăm trên các thành phần được mua.
Distributed pallets – Pallet được phân phối
Số lượng pallet được giao
Availability for production – Yếu tố sẵn có trong sản xuất (%)
Tỷ lệ các thành phần sẵn có phục vụ mục đích sản xuất khi cần
Utilization rate bottling lines – Tỷ lệ sử dụng dây chuyền đóng chai (%)
Tỷ lệ phần trăm các dây chuyền đóng chai đang được sử dụng (dựa trên số lượng triển khai ca). Tỷ lệ sử dụng so sánh thời gian thực tế sử dụng và thời gian sẵn có. Theo truyền thống, tỷ lệ sử dụng là tỷ lệ thời gian trực tiếp tính phí (thời gian chạy cộng với thời gian thiết lập) trên thời gian có sẵn. Tỷ lệ sử dụng là một tỷ lệ phần trăm có giá trị giữa 0 và 100 phần trăm – bằng 100 phần trăm trừ đi tỷ lệ bị mất do thiếu máy móc, công cụ, công nhân, và vv.
Cube utilization chilled finished goods warehouse – Sử dụng kho thành phẩm ướp lạnh tận dụng thể tích (%)
Một phép đo tỷ lệ sử dụng trung bình tổng dung lượng lưu trữ của các kho hàng thành phẩm ướp lạnh (như một tỷ lệ phần trăm của tổng công suất).
Cube utilization, raw materials warehouse – Sử dụng kho nguyên liệu thô tiết kiệm thể tích (%)
Một phép đo tỷ lệ sử dụng trung bình tổng dung lượng lưu trữ của các kho nguyên liệu thô (như một tỷ lệ phần trăm của tổng công suất).
Utilization rate, tank yard – Tỷ lệ sử dụng, trạm dự trữ (%)
Một phép đo tyer lệ sử dụng trung bình tổng dung lượng lưu trữ của trạm dự trữ (như một tỷ lệ phần trăm của tổng công suất).
Cube utilization, finished goods warehouse – Sử dụng kho hàng thành phẩm tiết kiệm thể tích (%)
Một phép đo tỷ lệ sử dụng trung bình tổng dung lượng lưu trữ các kho hàng thành phẩm (như một tỷ lệ phần trăm của tổng công suất).
Gross margin – Tổng lợi nhuận (sản phẩm)
Chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (sản phẩm)
Gross margin – Lợi nhuận gộp (khách hàng)
Chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (cho mỗi khách hàng)
Capacity loss due to changeovers – Năng suất bị mất do chuyển đổi (%)
Tỷ lệ phần trăm tổng công suất bị mất do việc chuyển đổi
Capacity loss due to breakdowns – Năng suất bị mất do sự cố (%)
Tỷ lệ phần trăm tổng năng suất bị mất do hư hỏng và bảo dưỡng
Cost of goods sold – chi phí hàng bán (%)
Giá vốn hàng bán theo tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu
Components past shelf life – Linh kiện qua thời hạn sử dụng (%)
Tỷ lệ phần trăm tổng số nguyên vật liệu đã mua bị lãng phí do vượt quá thời gian sử dụng
Components past shelf life – Linh kiện qua thời hạn sử dụng
Chi phí tổng số nguyên vật liệu đã mua bị lãng phí do vượt quá thời gian sử dụng (hàng tuần)
Finished products past shelf life – Thành phẩm qua thời gian sử dụng (%)
Tỷ lệ phần trăm tổng số lượng thành phẩm đã bị lãng phí vì vượt quá thời hạn sử dụng
Finished products past shelf life – Thành phẩm qua thời gian sử dụng
Chi phí tổng số lượng thành phẩm đã bị lãng phí vì vượt quá thời hạn sử dụng (vòng trước)
Distribution costs – Chi phí phân phối (%)
Chi phí phân phối theo một tỷ lệ phần trăm của doanh thu
Flexible labor raw materials warehouse – Linh hoạt lao động trong kho nguyên vật liệu (FTE)
Số lượng công nhân tạm thời (FTE) được triển khai trong nhà kho nguyên vật liệu
Flexible labor production– Linh hoạt lao động trong sản xuất (FTE)
Số lượng công nhân tạm thời (FTE) được triển khai trong hoạt động sản xuất
Flexible labor finished goods warehouse – Linh hoạt lao động trong kho hàng thành phẩm (FTE)
Số lượng công nhân tạm thời (FTE) được triển khai trong kho hàng thành phẩm
Forecast reliability components – Độ tin cậy dự báo linh kiện
Độ lệch của dự báo nhu cầu các thành phần so với nhu cầu thực tế (sai số tỷ lệ tuyệt đối trung bình)
Forecast reliability finished products – Độ tin cậy dự báo lthành phẩm
Độ lệch của dự báo nhu cầu các thành phẩm so với nhu cầu thực tế (sai số tỷ lệ tuyệt đối trung bình)
Outsourced tank yard (tank-days) – Trạm dự trữ thuê ngoài (ngày thuê)
Số ngày thuê trung bình (mỗi tuần)
Average number of pallets in stock – Số lượng trung bình các pallet có sẵn
Số lượng trung bình các pallet có sẵn trong nhà kho thành phẩm
Handling costs – Chi phí xử lý (%)
Chi phí xử lý theo một tỷ lệ phần trăm kim ngạch
Attained shelf life for customer – thời hạn sử dụng bởi khách hàng (%)
Tỷ lệ phần trăm thời hạn sử dụng khách hàng thực sự có được
Purchase costs – chi phí mua hàng (%)
Chi phí mua hàng theo một tỷ lệ phần trăm của tổng kim ngạch
Delivery reliability – độ tin cậy giao hàng (%)
Tiêu chí thực hiện, theo tỷ lệ phần trăm, đo lường mức độ hàng hóa và dịch vụ được cung cấp vào hoặc trước thời gian đã hứa.
Turnover value – giá trị kim ngạch (mỗi sản phẩm)
Giá trị kim ngạch (mỗi sản phẩm)
Turnover per customer – Doanh thu mỗi khách hàng
Doanh thu mỗi khách hàng
Inbound order lines – Chi tiết đơn hàng nhập
Chi tiết đơn hàng nhập
Outbound order lines – Chi tiết đơn hàng xuất
Chi tiết đơn hàng xuất
Overflow raw materials warehouse – Tràn kho nguyên liệu (%)
Sử dụng các kho bổ sung cho các thành phần sản xuất với mục đích dự trữ đề phòng trường hợp thiếu sức chứa tại các kho nguyên liệu
Overflow chilled finished goods warehouse – Tràn kho thành phẩm trữ lạnh (%)
Sử dụng tương đối các kho bổ sung với mục đích dự trữ đề phòng trường hợp thiếu sức chứa tại các kho thành phẩm trữ lạnh
Overflow finished goods warehouse – Tràn kho thành phẩm (%)
Sử dụng tương đối các kho bổ sung cho các thành phẩm với mục đích dự trữ đề phòng trường hợp thiếu sức chứa tại các kho thành phẩm
Overhead costs (%)
Chi phí liên quan việc vận hành thường ngày (ongoing business) theo tỷ lệ phần trăm của kim ngạch
Overtime production – Tăng ca sản xuất (%)
Tỷ lệ phần trăm số giờ tăng ca (sau các ca thông thường)
Production reliability – Độ tin cậy sản xuất (%)
Độ tin cậy sản xuất so với kế hoạch sản xuất
Production costs – Chi phí sản xuất (%)
Chi phí sản xuất theo tỷ lệ phần trăm của kim ngạch
Service level order lines – Mức độ dịch vụ các chi tiết đơn hàng (%)
Tỷ lệ phần trăm số lượng các chi tiết đơn hàng được phục vụ bởi hàng có sẵn trong kho hoặc bởi tiến độ sản xuất hiện tại kịp thời để đáp ứng số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu khách hàng.
Service level order lines fresh – Mức độ dịch vụ các đơn hàng tươi sống (%)
Tỷ lệ phần trăm số lượng các chi tiết đơn hàng mua sản phẩm tươi sống được phục vụ bởi hàng có sẵn trong kho hoặc bởi tiến độ sản xuất hiện tại kịp thời để đáp ứng số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu khách hàng.
Service level orders – Mức độ dịch vụ các đơn hàng (%)
Tỷ lệ phần trăm số lượng các đơn hàng được phục vụ bởi hàng có sẵn trong kho hoặc bởi tiến độ sản xuất hiện tại kịp thời để đáp ứng số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu khách hàng.
Service level units – Mức độ dịch vụ các đơn vị (%)
Tỷ lệ phần trăm số lượng các đơn vị sản phẩm được phục vụ bởi hàng có sẵn trong kho hoặc bởi tiến độ sản xuất hiện tại kịp thời để đáp ứng số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu khách hàng.
Service level units fresh – Mức độ dịch vụ các đơn vị tươi sống (%)
Tỷ lệ phần trăm số lượng các đơn vị sản phẩm tươi sống được phục vụ bởi hàng có sẵn trong kho hoặc bởi tiến độ sản xuất hiện tại kịp thời để đáp ứng số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu khách hàng.
IBC overflow (%)
Tỷ lệ phần trăm khối lượng đặt hàng được đưa vào thùng IBCs vì vượt quá sức chứa tại trạm dự trữ
Total capacity loss in production – Tổng năng suất sản xuất bị mất (%)
Tỷ lệ phần trăm tổng số năng suất sẵn có bị mất do chuyển đổi hoặc hư hỏng
Components stock value – Giá trị lưu kho các thành phần
Giá trị lưu kho trung bình các thành phần
Components stock (week) – Lưu kho các thành phần (tuần)
Lưu kho trung bình các thành phần theo tuần
Finished products stock value – Giá trị lưu kho các thành phẩm
Giá trị lưu kho trung bình các thành phẩm
Finished products in stock (week) – Các thành phẩm lưu kho (tuần)
Lưu kho trung bình các thành phẩm theo tuần
Stock keeping costs – Chi phí lưu kho (%)
Chi phí lưu kho theo phần trăm của kim ngạch
Profit – lợi nhuận (%)
Lợi nhuận theo phần trăm của kim ngạch
Inbound deliveries – Giao hàng nhập
Số đợt hàng nhập về công ty
Outbound deliveries – Giao hàng xuất
Số đợt hàng từ công ty xuất đi
Bias finished product – Khuynh hướng thành phẩm (%)
Dự báo khuynh hướng trung bình của các thành phẩm. Khuynh hướng là % sự chênh lệch giữa dự báo và nhu cầu thực tế.
Bias Components – Khuynh hướng thành phần (%)
Dự báo khuynh hướng trung bình của các thành phần. Khuynh hướng là % sự chênh lệch giữa dự báo và tiêu thụ thực tế các thành phần.
On Shelf Availability – Sự sẵn có trên kệ (%)
OSA là thước đo sự sẵn có mức độ thành phẩm trên kệ hàng bán lẻ. OSA sẽ phụ thuộc vào các nhà bán lẻ, sản phẩm và cấp độ dịch vụ chuyển giao cho trung tấm phân phối của các nhà bán lẻ. Dự án cải tiến có thể được thực hiện để gây tác động tích cực đến tiến trình tạo OSA.
Một nhà bán lẻ cao cấp sẽ có nhiều sản phẩm mỗi mét vuông không gian trưng bày, điều đó có nghĩa là mỗi sản phẩm sẽ chỉ sở hữu một không gian trưng bày hạn chế. Sau đó, hàng lưu kho của cửa hàng sẽ được lưu trữ ở ‘phía sau cửa hàng’. Nếu một sản phẩm trên kệ đã được bán hết thì hoạt động bổ sung sản phẩm khác lên kệ có thể không được thực hiện kịp thời. Đặc biệt là những cửa hàng đông khách. Những người mua sản phẩm giảm giá sẽ ít gặp vấn đề này vì hộp sản phẩm đầy đủ sẽ thường được trưng bày.
Nếu dịch vụ của bạn đến trung tâm phân phối của các nhà bán lẻ là quá thấp, các cửa hàng cũng không thể tự bổ sung sản phẩm kịp thời được, cản trở sự bổ sung sản phẩm lên kệ trong các cửa hàng: tỷ lệ OSA sẽ thấp hơn.
Economic Inventory (weeks) – Kiểm kê kinh tế (tuần)
Kiểm kê kinh tế là tổng số hàng tồn kho có sẵn cho các đơn hàng trong tương lai. Đây là số sản phẩm thực tế trong kho cộng với kế hoạch sản xuất trừ đi các đơn hàng không thể đáp ứng cho thiếu sản phẩm. Vì vậy, sự đảm bảo có hàng phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tồn kho an toàn và khoảng cách sản xuất.
Economic inventory components (weeks) – Kiểm kê kinh tế các thành phần (tuần)
Tổng số thành phần sẵn có cho sản xuất trong tương lai. Đây là số sản phẩm hiện có trong kho cộng với kế hoạch giao hàng trừ đi các yêu cầu sản xuất đã lên kế hoạch trước.
BẢNG ĐIỀU KHIỂN
Bảng điều khiển
Bảng điều khiển cung cấp một cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh. Biểu đồ xu hướng (trendgraph) cho thấy KPIs của bạn đang thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu hơn. Các biểu đồ cột (bargraph) cho thấy hiệu suất của nhóm bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Các khu vực màu xám của đồ thị cho thấy phần lớn các đội; 80% các đội ghi điểm trong khu vực này. Chỉ có 10% các đội thực hiện tốt hơn và 10% của các đội thực hiện tệ hơn. Các dấu chấm trong đồ thị đại diện cho KPI của riêng bạn. Các thanh dọc đại diện cho số điểm cao nhất trong nhóm của bạn. Trong trường hợp một điểm số cao hơn là tốt hơn (ví dụ các KPI ROI), điểm số chính là số điểm cao nhất trong nhóm của bạn. Trong trường hợp một số điểm thấp hơn là tốt hơn (ví dụ KPI hàng quá hạn sử dụng), điểm số là số điểm thấp nhất trong nhóm của bạn. Nếu các KPI không thể hiện rõ một số điểm thấp hơn hoặc cao hơn là tốt hơn, điểm số tốt nhất sẽ không được hiển thị.
Xu hướng
Đồ thị xu hướng cho thấy sự phát triển của một KPI qua các vòng thi liên tiếp.
Điểm số của bạn
Điểm số KPI của bạn từ vòng đấu trước.
KPI
KPI được chọn của bạn. Từ một vòng nào đó trở đi, bạn có thể chọn các KPIs khác nhau.
Điểm số tốt nhất
Điểm số tốt nhất trong nhóm của bạn. Trong trường hợp một điểm số cao hơn là tốt hơn (ví dụ cho các KPI ROI), điểm số là số điểm cao nhất trong nhóm của bạn. Trong trường hợp một số điểm thấp hơn là tốt hơn (ví dụ đối với KPI quá hạn sử dụng), điểm số là số điểm thấp nhất trong nhóm của bạn. Nếu KPI không thể hiện rõ một số điểm thấp hơn hoặc cao hơn là tốt hơn, không có điểm số tốt nhất được hiển thị.