Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 5 ‘mẹo’ cực kì hữu ích để bắt đầu xây dựng sự nghiệp ngành Logistics và Chuỗi Cung ứng. Cùng VILAS tìm hiểu xem đó là những ‘mẹo’ gì nhé!
#1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn và thiết kế một kế hoạch hành động
Để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành Logistics và Chuỗi cung ứng, bạn cần phải xác định tham vọng của mình. Bạn có muốn điều hành công ty hay bạn muốn chuyên biệt về một lĩnh vực cụ thể? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì? Hãy ngồi xuống và viết ra một kế hoạch nghề nghiệp nêu chi tiết những gì bạn muốn đạt được, sau đó phân tích cách thức mà bạn sẽ đạt được điều đó.
#2: CV: 30s gây ấn tượng với nhà tuyển dụng Logistics/Supply Chain
Chuẩn bị một CV rõ ràng, chuyên nghiệp sẽ là yếu tố cực kì quan trọng và cần thiết để giành được một vị trí trong ngành công nghiệp tiềm năng. Hiện nay, có rất nhiều website đang cung cấp các CV mẫu mà bạn có thể tham khảo, có thể kể đến như: kickresume.com, cvmaker.com, ceevee.com, topcv.com…
Không quá khó khăn khi tìm các ‘mẹo’ về viết CV, hay phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ cách viết CV trong một ngành công nghiệp cụ thể? Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi viết CV trong ngành Logistics và Supply Chain:
- Độ dài CV:
Mỗi ngày, phòng nhân sự nhận được rất nhiều CV của các ứng viên tiềm năng. Do đó, các chuyên viên HR chỉ có khoảng thời gian rất ngắn để xem xét CV của bạn và quyết định liệu bạn có phải là ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển. Hãy chọn lọc những thông tin có liên quan đến công việc để đưa vào CV, tránh tình trạng dài dòng với những công việc không liên quan. 2 trang hoặc ít hơn chính là chiều dài lí tưởng của một CV.
- Kiểm tra thông tin cá nhân:
Nên kiểm tra lại thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt là những thông tin về địa chỉ email và số điện thoại, tránh trường hợp sai thông tin khiến nhà tuyển dụng không thể liên lạc để hẹn lịch phỏng vấn.
- Thành tựu và kinh nghiệm trong ngành:
Liệt kê những thành tựu cụ thể và kinh nghiệm : Bạn đã từng thực tập trong ngành Logistics/Supply Chain hay từng đạt giải ở cuộc thi chuyên ngành?
- Từ khóa ngành Logistics và Supply Chain:
Một trong những ‘mẹo’ để tìm kiếm từ khóa chính là bao gồm những từ khóa đã được nêu trong JD về kĩ năng cũng như về kiến thức.
- Kỹ năng công nghệ và máy tính:
Như đã đề cập ở trên, hiện nay trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tích hợp các phần mềm công nghệ để tối ưu hóa quy trình, giảm sai sót trong quá trình vận hành. Do đó, các chuyên gia Logistics phải làm biết cách làm việc với các công cụ máy tính và quản lí hiệu quả. Bắt đầu bằng việc thành thạo Microsoft Office, bao gồm Word, Excel và PowerPoint. Nhiều công ty cũng sử dụng hệ thống quản lý máy tính để theo dõi hàng tồn kho và hệ thống phân phối, vì vậy hãy tìm kiếm cơ hội để làm việc với các hệ thống đó càng sớm càng tốt.
- Lắng nghe góp ý CV từ những anh chị dày dặn kinh nghiệm:
Một trong những cách tốt nhất để đánh giá CV của bạn đang được trình bày hợp lí hay không, chính là lắng nghe đóng góp ý kiến của các nhân sự trong lĩnh vực HR, hoặc đang làm việc ở những vị trí tương tự. Những lời khuyên thực tiễn chắc chắn sẽ giúp CV của bạn đến gần hơn với mong đợi của nhà tuyển dụng.
- Kiểm tra lại ngữ pháp và lỗi chính tả:
Trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng, hãy nhìn qua CV của bạn để chắc chắn rằng không có lỗi ngữ pháp và chính tả nào. Việc sai chính tả và ngữ pháp sẽ là một ‘điểm trừ’ trong CV của bạn vì điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả trong cách trình bày.
Ngoài ra, tạo hồ sơ trực tuyến trên các trang web như LinkedIn là một điểm cộng để mở rộng cơ hội việc làm. LinkedIn là một nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng rộng rãi của các chuyên gia nhân sự. Đây cũng được xem như là công cụ được chấp nhận rộng rãi để xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp. Bạn có thể kết nối mạng lưới đồng nghiệp đáng tin cậy của mình trong một môi trường an toàn và chuyên biệt hơn để phát triển sự nghiệp ngành Logistics và Chuỗi Cung ứng.
#3: Mở rộng mạng lưới để phát triển sự nghiệp ngành Logistics và Chuỗi Cung ứng
Nếu bạn hiện đang làm việc tại một công ty Logistics, hãy chủ động nói chuyện với sếp của bạn để biết những gì cần làm để thăng tiến trong và phát triển con đường sự nghiệp phù hợp với bản thân.
Cũng là một ý hay nếu bạn thường xuyên tham dự các hội thảo chuyên ngành. Ngoài việc cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu bổ trợ cho công việc tương lai, việc tham dự những sự kiện này còn là cơ hội để ‘networking’ với các anh chị đang làm việc trong ngành.
#4: Xác định các nhà tuyển dụng tiềm năng và cách thức để ứng tuyển
Dành thời gian nghiên cứu các công ty bạn quan tâm thông qua trang web của họ. Hai mươi phút trên công cụ tìm kiếm có thể mang đến tất cả các loại thông tin, bao gồm lịch sử phát triển và những thành tựu công ty đã đạt được. Nếu công ty bạn đánh giá tiềm năng và phù hợp với nhu cầu có vẻ tốt, hãy kiểm tra xem họ có đăng cơ hội việc làm trên trang website của họ hay không.
Trong công việc hiện tại của bạn, hãy tham gia vào các dự án lớn nhỏ trong công ty, và trở thành một thành viên nhóm tích cực. Chịu trách nhiệm nhiều hơn bất cứ khi nào có thể, cho dù đó có nghĩa là lập kế hoạch, quản lý hoạt động, kiểm kê kho, hoặc thậm chí đổi mới các ý tưởng mới để giúp thực hiện các hoạt động hiệu quả hơn. Để thành công trong ngành Logistics, việc luôn rèn luyện và cải thiện các kỹ năng là cần thiết. Do đó, hãy nhiệt tình về việc chịu trách nhiệm mới.
Một cách tuyệt vời khác để tìm các bài đăng về công việc Logistics là thông qua các trang web cung cấp các cơ hội nghề nghiệp như ybox.com, jobstreet.com, vietnamwork.com…
#5. Lời khuyên từ các cố vấn đáng tin cậy
Hãy tham khảo lời khuyên từ những ‘cố vấn’ có kinh nghiệm trong ngành. Đó có thể là các anh chị HR, hoặc là các nhân viên cũng như những nhà quản trị. Hơn ai hết, họ chính là người hiểu những khó khăn từ những ngày đầu của các bạn. Đừng ngần ngại mà hãy chủ động đặt câu hỏi và nhờ sự giúp đỡ từ các anh chị đi trước.
Ngay sau khi bắt đầu công việc đầu tiên của bạn dưới vị trí Logistics/Supply Chain, hãy cố gắng trở thành một nhân viên ‘gương mẫu’: Đến đúng giờ, trang phục chỉnh chu, cư xử phù hợp, và thể hiện mong muốn học hỏi và phát triển trong ngành. Kiến thức được hệ thống, chuẩn hóa cùng kinh nghiệm ngày càng tăng của bạn về các khái niệm, thực hành và thủ tục Logistics, và kinh nghiệm ngày càng tăng của bạn trong lĩnh vực này, sẽ giúp bạn nổi trội.
Một khi bạn có cơ hội được phỏng vấn cho một công việc trong Logistics, hãy dành thời gian để chuẩn bị. Xem lại các câu hỏi phỏng vấn phổ biến và thực hành câu trả lời của bạn, bao gồm các cách để làm nổi bật thành tích và giảm bớt bất kỳ khoảng trống nào trong trải nghiệm. Nghiên cứu công ty để bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến công ty và công việc. Trang phục chỉnh chu và thể hiện sự tự tin. Hãy nhớ rằng: Bạn cần phải phù hợp với công ty, nhưng công ty cũng cần phải phù hợp với bạn.
————