Supply Chain Procurement

Tầm quan trọng của Stakeholders trong Mua hàng

Stakeholders là gì?

Stakeholders (các bên liên quan) là khái niệm dùng để chỉ những cá nhân hay một tập thể chịu tác động tiêu cực hay tích cực từ một tổ chức hay một dự án, kế hoạch. Họ có thể thuộc nhóm nội bộ là chủ đầu tư, quản lý dự án, nhân viên,.. Các chủ thể này được coi là các bên liên quan chính, vì họ có liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Ngoài ra, các Stakeholders còn là những thành viên bên ngoài doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, người tiêu dùng,… Các Stakeholders có thể không phải người được hưởng lợi trực tiếp về tài chính từ dự án. Nhưng nếu không có họ, chắc chắn rằng mục tiêu cuối cùng sẽ không được hoàn thành.

Stakeholders trong Procurement

Stakeholders là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào, với chức năng mua hàng (Procurement)  trong chuỗi cung ứng cũng không ngoại lệ. Việc xác định Stakeholders trong quá trình mua hàng và cung ứng được xem là rất quan trọng. Đặc biệt, các bên liên quan bên ngoài rất dễ bị bỏ sót, vì họ thường không dễ để xác định. Các bên liên quan bên ngoài tuy không thuộc doanh nghiệp của bạn, nhưng họ có thể có lợi ích hoặc ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp.

 

 

VD: Các hoạt động của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một nhóm các bên liên quan về mặt môi trường. Hoặc một số quy định của chính phủ quốc gia có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.  

Tương tự, các bên liên quan trong Procurement cũng được chia thành 2 nhóm, nội bộ (Internal)  và bên ngoài (External) doanh nghiệp, bao gồm những nhóm sau:

Internal Stakeholders:

  • Marketing
  • Sales
  • Operation
  • Human Resource
  • Demand Planning
  • Production
  • Bộ phận quản lý tài chính
  • Quản lý cấp cao
  • Cổ đông

External Stakeholders:

  • Nhà cung ứng (Supplier)
  • Khách hàng (Customer)
  • Người tiêu dùng (Consumer)
  • Chính phủ (Government)
  • Các nhóm khác

Các nhóm khác bao gồm các bên liên quan chuyên ngành hoặc thương mại nào mà doanh nghiệp trực thuộc. VD: các cơ quan quản lý các ngành hàng thực phẩm như ban quản lý an toàn thực phẩm,…

 

XEM THÊM: Phân biệt Purchasing, Sourcing và Procurement

Tầm quan trọng của Stakeholders trong Procurement

Quan điểm mới về quản trị, R. Edward Freeman và David L. Reed đề xuất rằng để một doanh nghiệp thành công, nó phải tạo ra giá trị cho chủ sở hữu, cũng như đối với những người không có lợi ích tài chính trực tiếp đối với sự thành công của doanh nghiệp, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của họ, doanh nghiệp không thể tồn tại.

 

 

Tương tác với các bên liên quan phù hợp đảm bảo bộ phận Procurement thu thập đủ thông tin để hiểu được các vấn đề liên quan đến chiến lược, mục tiêu chung của chuỗi cung ứng. Hơn hết, việc hiểu được các bên liên quan sẽ giúp nắm bắt được vai trò tình trạng công việc mà các bộ phận phải đảm nhiệm. Từ đó, đưa ra những giải pháp hỗ trợ và đề xuất nhằm hoàn thiện các chức năng trong chuỗi cung ứng.

Tạm kết:

Để quá trình Prcurement diễn ra một cách hiệu quả, nhiệm vụ của một nhân viên mua hàng không chỉ dừng lại ở việc lập chiến lược. Hơn hết, là một chuyên viên mua hàng, bạn cần xác định các bên liên quan, hiểu được vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân hay mỗi nhóm chức năng. Để có thể xây dựng và hoàn thiện quy trình, đảm bảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo 

Quản trị Mua hàng – Procurement Management

Tối ưu hóa chi phí và hiệu suất chuỗi cung ứng

 

Nắm bắt kỹ thuật cân bằng Inventory Levels & Lead Times

Hội thảo SCSS_No.04/23 PLANNING:BALANCING 

INVENTORY LEVELS & LEAD TIMES