SOC – Shipper Owned Container: vỏ container được sở hữu bởi chủ hàng
COC – Carrier Owned Container: vỏ container được sở hữu bởi hãng tàu
Container là gì?
Trước khi bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu 2 khái niệm này, cùng VILAS khám phá định nghĩa về container vận chuyển là gì nhé!
Nói một cách đơn giản, một container là một hộp kim loại có kích thước tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật đặc biệt được thiết kế riêng cho mục đích vận chuyển hàng hoá. Chúng được sử dụng nhiều lần và có sức chứa lớn nên thường được dùng trong vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới. Container được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế giới hiện đại. Sáng kiến đã hoàn toàn thay đổi cách giao thương của giới kinh doanh trước thế kỷ 20.
“Chào đón sinh nhật” lần thứ 60 vào năm 2016, những chiếc Container ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn cho việc vận chuyển hàng hoá và đội tàu container của thế giới đã vượt mức 35 triệu TEU …
Về thuật ngữ TEU: Twenty – Equivalent – Unit (Đơn vị tương đương hai mươi foot) là một tham chiếu tiêu chuẩn hóa tương đương với một container 20ft (dài) x 8ft (rộng) x 8,5 (cao). Hiện nay, 2 loại container được sử dụng phổ biến hiện nay có chiều dài 20 ft và 40 ft.
SOC và COC có điểm gì khác biệt?
Theo Alphaliner, tính đến ngày 10 tháng 1 năm 2018, 100 hãng tàu container hàng đầu có 6.057 tàu đang hoạt động tổng sức chứa 21,622,093 TEU.
Vậy, có phải hãng tàu là đơn vị sở hữu tất cả 35.000.000 TEU trong lưu thông vận tải container?
Câu trả lời là Không vì container có thể thuộc sở hữu của một
- Hãng tàu (Maersk Line, MSC, CMA-CGM vv)
- Công ty Cho thuê Container (Tiphook, Cronos, Triton vv)
- NVOCC (Expeditors, Blue Anchor Line vv)
- Người gửi (John Deere, Cisco etc)
Khi Container được sở hữu, vận hành hay cho thuê bởi hãng tàu, loại container sẽ được gọi tắt là COC – Carrier Owned Container (Container thuộc quyền sở hữu của hãng tàu).
Trong trường hợp chủ hàng sở hữu container thì loại này được xem là SOC – Shipper Owned Container (Container thuộc quyền sở hữu của chủ hàng).
Vì vậy, tại sao chủ hàng lại sở hữu container riêng trong khi hãng tàu đã có vô vàn container và một container 20 ft cũng có chi phí tương tự khoảng $ 1.300 – 2.000 và $ 1.700 – 3.000 cho một container 40 ft?
Thật ra, điều quan trọng là phải xem xét ai là người gửi hàng. Đối với một hãng tàu, khách hàng xuất khẩu trực tiếp, công ty giao nhận hoặc hoặc NVOCC (Non-vessel Operating Common Carrier – một công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được xem như là nhà vận tải nhưng họ khác với hãng tàu (Shipping Line) là họ không sở hữu một con tàu nào) đều được xem là người gửi hàng (shipper).
Một nhà xuất khẩu trực tiếp hoặc người gửi hàng có thể sở hữu một hoặc nhiều container, nhưng nói chung là trên cơ sở dự án cụ thể.
Ví dụ: chúng tôi nói rằng một doanh nghiệp xuất khẩu có lệnh vận chuyển hàng hóa để thiết lập một nhà máy hoặc mỏ ở vùng sâu vùng xa của Azerbaijan …
Thông thường trong các dự án như vậy, chủ hàng có thể không có phương tiện đủ lớn để lưu giữ hàng hóa cho đến khi họ sử dụng hàng hóa để thiết lập dự án. Nếu người gửi hàng sử dụng container do hãng tàu sở hữu, họ có thể tính cá loại phí lưu container vượt thời hạn cho phép (DEM/DET).
Trong nhiều trường hợp, người gửi hàng/người nhận hàng biết rằng hàng hoá có thể cần phải được cất giữ trong thời gian dài hơn, do đó, việc mua hẳn một container đôi khi lại tiết kiệm được chi phí đóng gói và vận chuyển hàng hóa hơn việc sử dụng container của hãng tàu và trả loại phí lưu container như trên.
Lấy ví dụ, lô hàng hóa cho dự án cần phải được lưu trữ trong một 100 ngày và hãng tàu tính phí vược thời hạn lưu container tại bãi cho phép là $25/ngày cho một container 20 ft. Do đó, chủ hàng có thể phải trả đến $2,500 cho một container 20’ và với số tiền này, chủ hàng có thể “mua” hẳn một container riêng cho mình với giá từ 1300-2000 USD. Điều này mang lại ý nghĩa thương mại lớn nếu họ biết rằng hàng hoá sẽ cần phải được cất giữ cho rằng dài.
Một NVOCC cũng có thể sở hữu và vận hành các container của riêng nhưng đối với những hãng tàu, dù là container của NVOCC hay của bất kì chủ hàng (shipper) nào thì loại container đó vẫn là SOC. Vì họ đối với hãng tàu, bất kỳ container nào không thuộc sở hữu của họ đều được coi là SOC.
Vậy, có bất kỳ sự khác biệt trong việc phân biệc một SOC và COC khi nhìn vào một container?
Một COC sẽ có các dấu hiệu nhận biết theo hình bên dưới.
Nếu chủ hàng mua một container từ hãng tàu, họ sẽ phải thay thế các thông tin của chiếc container này, đặc biệt là số container (từ HLXU sang NONE) như trong ví dụ dưới đây. Việc thay đổi này là bắt buộc vì số hiệu của một COC cho biết chúng thuộc quyền sở hữu của hãng tàu, do đó một SOC được mua lại từ hãng tàu không thể có cùng số hiệu với chủ sở hữu ban đầu.
VILAS mong rằng, qua bài viết này bạn đọc đã phần nào hiểu được sự phân biệt cơ bản và cách nhận biết về SOC và COC.
Theo shippingandfreightresource.com