Supply Chain

TÌNH HÌNH NỀN CÔNG NGHIỆP HOA KÌ SAU MỘT THÁNG CHẠM TRÁN HARVEY VÀ IRMA

Gây thiệt hại hàng tỉ USD khiến Irma và Harvey trở thành 2 “cơn ác mộng” đối với công nghiệp Hoa Kì trong tháng 9 vừa qua.

Từ phân tích của IHS Markit, bài viết sau cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình phục hồi của Hoa Kì trong 5 khía cạnh sau:

Nền kinh tế Hoa Kỳ

Theo Patrick Newport – IHS Markit “Theo ước tính hiện tại, thiệt hại từ cơn bão Harvey sẽ ở mức từ 60 đến 100 tỷ USD. Theo đó, mức tàn phá của Harvey đứng thứ hai chỉ sau cơn bão Katrina; trong khi Irma đứng thứ sáu với sức ttàn phá 30 tỷ đô la”.

“Chúng tôi ước tính rằng Hoa Kì đã chịu thiệt hại đến – 1.2% GDP trong quý 3: -0.5 % từ Harvey và -0.7 t Irma

Dù hoạt động kinh tế trong quý ba chịu nhiều gián đoạn, tốc độ phục hồi và xây dựng lại của Hoa Kì sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong các quý tới

Ngành công nghiệp năng lượng

Kurt Barrow – giám đốc điều hành các thị trường đầu mỏ tại IHS Markit, cho hay: “So với các cơn bão trước, sự chặt chẽ trong hợp tác của ngành công nghiệp năng lượng Hoa Kỳ đã khiến Harvey và Irma gây tác động đáng kể với thị trường bên ngoài.”

“Nguồn năng lượng dầu mỏ dồi dào là tiên đề để Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu thô, sản phẩm tinh chế, khí thiên nhiên lỏng (NGL), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hóa dầu. Kết quả là, các nhà nhập khẩu năng lượng của Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cơn bão này”

Chỉ trong vòng vài ngày, một phần tư hệ thống tinh chế của Hoa Kỳ đã dừng hoạt động khi ba trung tâm tinh chế tại Gulf Coast đóng cửa. Sau khi cơn bão đi qua, phải mất vài tuần để các nhà máy hoạt động trở lại với công suất bình ổn. Quá trình phục hồi gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp vốn có của các nhà máy lọc dầu và một số hoạt động logistics trong công tác cung cấp dầu thô, sản phẩm hoặc các nguuồn cung ứng thiết bị.

Tương tự như bão Katrina, Rita và Ike, Harvey và Irma cũng gây tác động đến giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường Hoa Kỳ. Các nhà máy lọc dầu đóng cửa khiến nguồn cung bị gián đoạn và buộc nước này phải nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài. Khi đó, nguồn cung xăng dầu từ châu Âu tăng mạnh, song giá tại hai bờ biển phía Đông và Tây đều “nhỉnh” hơn 20cent/gallong so với giá của dầu thô.

Theo đó, chuỗi cung ứng gián đoạn tại Atlanta và Miami – hai địa điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp, khiến giá xăng đầu tại đây cao với áp lực thời gian dài hơn.

Nền kinh tế tại Texas, Florida

Kar Kuykendall – chuyên gia kinh tế tại IHS Markit cho biết: “Tuy Harvey và Irma đặt ra những thách thức ngắn hạn nhưng xu hướng tăng trưởng dài hạn tại Houston hay Florida sẽ không thay đổi”

Đóng vai trò là trung tâm thương mại và cung cấp năng lượng, Houston đòi hỏi sự phục hồi và quan tâm khẩn cấp từ chính quyền, Tuy gặp những gián đoạn lớn sau Harvey, nhưng những đòn bẩy từ nền kinh tế Houston lại tăng trưởng mạnh và có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Trong khi đó, Florida tuy tránh khỏi “cú đánh” trực tiếp từ Irma nhưng các cuộc sơ tán, tình trạng mất điện tràn lan dẫn đến thiệt hại đáng kể trong ngành nông nghiệp cũng như cú sốc tạm thời cho ngành du lịch tại đây.

Cơ sở hạ tầng giao thông

Theo ý kiến từ Charles Clowdis – giám đốc tư vấn tại IHS Markit “So với các cơn bão trước như Katrina thì sự hợp tac giữa chính quyền địa phương và các nhóm tình nguyện viên trong thời gian này lại chặt chẽ hơn. Hầu hết mọi người đều chuẩn bị chu đáo và phối hợp tốt trong công tác cứu trợ”

Tuy chậm trễ hơn so với dự kiến do công trình hình thành đập Addicks, song, cơ sở hạ tầng giao thông được phục hồi gần như hoàn toàn tại Houston. Ngoài ra, hệ thống đường sắt tại đây đã đi vào hoạt động dù một số tuyến tàu vận hành với tốc độ khiêm tốn hơn; tình hình cũng diễn ra tương tư với các cảng biển. Trong khi đó, các sân bay đã mở cửa trở lại ở tất cả các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão.

Khối lượng vận chuyển sau cơn bão bắt đầu ổn định và tăng đều, thậm chí với dấu hiệu tích cực hơn trước khi bão xảy ra. Do đó, việc tăng cường năng lực vận tải có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vận chuyển trong quý 3,4 – 2017.

Ngành công nghiệp hóa chất

Các nhà sản xuất hóa chất vẫn tiếp tục công tác phục hồi sau cuộc đổ bộ của hai siêu bão. Từ các đánh gia rủi ro, nhà sản xuất cần tăng cường xây dựng hệ thống kết cấu, cung cấp thêm hệ thống ống dẫn cũng như đề xuất biện pháp phòng ngừa về tài sản và các kho dự trữ.

Dewey Johnson – giám đốc điều hành tại IHS Markit, cho biết: ” Trong thập kỷ tới, Mỹ sẽ cải tiến 25% năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu về hóa chất trên thế giới. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu trong ngành tăng gấp đôi so với năm 2005.”

Đối với chuỗi cung ứng của ngành, với thành phần gồm nhiều bước và dây chuyền kết hợp sản phẩm có độ chính xác cao, rủi ro về tồn kho và mối tương quan lẫn nhau khiến mọi giai đoạn của chuỗi đều có nguy cơ gặp sự cố tắt nghẽn,

Thiệt hại tài sản không đáng kể chính là yếu tố thuận lợi giúp lĩnh vực này hồi phục một cách nhanh chóng. Tuy vậy, một vài sự cố tác nghẽn từ nguồn nguyên liệu và một số bộ phận trong nhà máy lại khiến chuỗi giá trị không thể đạt công suất sản xuất như trước.

Bên cạnh, chuỗi cung ứng của một số sản phẩm hóa học có nguồn cung hạn chế (chẳng hạn: propylene, polyehtylene, caustic soda,…) sẽ phải vượt qua thời kì khủng hoảng kéo dài đến quý I – 2018. Do đó, giả cảu mặt hàng nãy sẽ leo thang do nguồn cung khan hiếm và chi phí tăng cao từ quá trình phục hồi và giá nhiên liệu tăng cao.

Theo James Henderson – supplychaindigital.com

Learn more about us!!!