Supply Chain

CHI PHÍ THỰC SỰ CỦA MỘT ĐÔI GIÀY SNEAKER LÀ BAO NHIÊU? (PHẦN 1)

Chắc hẳn không ít lần bạn đã lướt qua những bình luận trên Internet về giá những đôi giày thể thao như sau:

“Nike làm giày của họ với $ 2.”

“Một đôi giày Yeezy Boost chỉ tốn khoảng 76$ để sản xuất và Adidas thì bán nó với giá 350$. Vậy Adidas tạo ra mức lợi nhuận là 274$.”

“Các đôi giày Sneakers có thể rẻ hơn rất nhiều nếu các thương hiệu ngừng trả tất cả số tiền đó cho các gương mặt đại diện như Kanye West, Stephen Curry và Lebron James “

“Tôi đã mua một chiếc giày trị giá 200$ chỉ với 50$ vào ngày Black Friday, và công ty giày hẳn vẫn có thể tạo ra lợi nhuận khi bán với mức giá đó.”

Vậy sự thật đằng sau giá bán của các thương hiệu giày đình đám này là như thế nào? Hãy cùng VILAS tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

Production cost of adidas shoes

Production cost of Nike shoes

 

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích hình ảnh này nhé. Trong trường hợp không có bất kỳ bối cảnh nào, những hình ảnh trên có thể khiến các khách hàng của những hãng giày này phật lòng. Một chiếc giày (Adidas Energy Boost 3) bán với giá 160$ chỉ tốn chi phí 30$ để thực hiện? Đó là lợi nhuận 130$ một đôi! Các công ty này đang buôn bán những đôi giày với “giá cắt cổ” mà!

 

Nhưng khoan hãy nóng giận nào! Một ví dụ đơn giản hơn, nếu một người kiếm được một mức lương 200.000$  một năm, và một người khác nhận xét rằng, ‘200.000$ một năm? Người đó có thể tiết kiệm được tới một triệu đô la trong 5 năm. ‘ Điều đó này dường như không có ý nghĩa phải không? Bởi vì với số tiền lương 200.000$, một người phải chi cho nhiều chi phí khác như tiền thế chấp, bảo hiểm, lương thực, giáo dục, nhiên liệu, thuế và nhiều chi phí khác nữa. Vì vậy, trong khi 200.000$ một năm là một mức lương thoải mái để sống, số tiền tiết kiệm thực tế còn sót lại sau khi chi tiêu chỉ là một phần nhỏ. Tương tự với giá bán lẻ của giày, các công ty chỉ có thể nhận được một khoản lợi nhuận ròng nhỏ sau thuế.

 

Cụ thể, năm ngoái, Adidas kiếm được 4,1% lợi nhuận sau thuế, và Nike chiếm 10,7%. Nhưng hãy nhớ rằng báo cáo thu nhập thương hiệu dựa trên doanh thu bán buôn chứ không phải giá bán lẻ.

Vì vậy, nếu bạn phải tính tỷ suất lợi nhuận thương mại theo tỷ lệ phần trăm của giá bán lẻ, thì Adidas và Nike đã đạt được 2,05% và lợi nhuận 5,3%. Điều này giả định rằng doanh thu bán buôn là một nửa giá bán lẻ. Nói cách khác, đối với giày có giá 100$, Adidas kiếm được chỉ 2.05$  và Nike kiếm được 5.3 $. Nhưng không phải chúng ta vừa nói một chiếc giày được bán với giá 160 USD được sản xuất với giá 30 USD hay sao? Vậy thì phần tiền còn lại đã biến đi đâu?

 

1) Chi phí dỡ hàng, doanh thu bán buôn và lợi nhuận gộp

Chi phí sản xuất tại nhà máy là chi phí đầu tiên của sản phẩm hoàn chỉnh và trước khi đến tay người tiêu dùng, chi phí sẽ còn tiếp tục tăng lên. Cụ thể, khi nó rời khỏi nước xuất xứ (nơi sản xuất), chi phí bổ sung sẽ được thêm vào, và chi phí dỡ hàng là một trong số đó.

Chi phí FOB chỉ bao gồm giai đoạn vận chuyển giày từ nhà máy đến cảng biển địa phương, còn các chi phí vận chuyển từ Châu Á (nơi sản xuất và lắp ráp giày) đến Hoa Kì (trung tâm phân phối) thì các thương hiệu phải chịu. Ngoài ra, nếu tàu không may gặp một cơn bão trong quá trình vận chuyển, và một vài Container chứa hàng ngàn đôi giày sneaker bị rớt xuống biển (Vâng, điều này đã xảy ra) thì thương hiệu phải trả tiền bảo hiểm để nhằm trang trải bất kỳ trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra. Điều này hoạt động giống như như mua bảo hiểm du lịch cá nhân với vé máy bay của bạn.

Vào thời điểm này, chi phí của nhà máy (FOB) đã biến thành Chi phí + Bảo hiểm + Cước vận chuyển (CIF). Đó là chi phí trước khi giày được vận chuyển ra khỏi thuyền và bắt đầu các hoạt động thông quan để vào thị trường Mỹ.

Khi chiếc giày cuối cùng đến cảng của Hoa Kỳ, lô hàng được đánh giá theo thuế hải quan. Việc tính thuế hải quan rất phức tạp, dựa vào hệ thống mã số thuế hài hoà phức tạp (HTSUS) để đánh giá mức thuế phải trả là bao nhiêu.

Thuế nhập cảng có thể khác nhau ngay cả đối với cùng một mặt hàng. Vì vậy, một loại giày dép có thể có thuế suất 10%, và một loại khác có thể lên đến 20%.

 

Production cost of running shoes

 

Tại thời điểm này, chi phí nhà máy đã trở thành chi phí + bảo hiểm + cước phí + thuế nhập khẩu tùy chỉnh. Điều này được gọi là chi phí dỡ hàng (landed cost), như bạn thấy trong tính toán, cao hơn 21% (xấp xỉ, có thể thấp hơn) so với chi phí của nhà máy. Trong báo cáo kinh doanh của công ty, chi phí dỡ hàng được sử dụng để chuyển hóa thành “chi phí bán hàng” hoặc “chi phí thu nhập”.

 

Và doanh thu thuần có nghĩa gì đối với một thương hiệu?

 

Khi mua một đôi giày, bạn có thể không nhất thiết phải mua trực tiếp từ thương hiệu. Có thể bạn sẽ tới trang Roadrunnersports hoặc Zappos, hoặc có thể là Footlocker tại địa phương, Dickssportinggoods hoặc các cửa hàng khác. Các cửa hàng và chuỗi cửa hàng này mua sản phẩm trực tiếp từ các nhãn hiệu như Adidas và Nike với giá đủ để họ có để trang trải các chi phí hoạt động và kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ.

Tỷ lệ chiết khấu được cung cấp cho các nhà bán lẻ được gọi là “thu nhập hoặc doanh thu thuần” cho các thương hiệu. Mức trung bình của ngành bán lẻ khoảng 50%, có nghĩa là một thương hiệu như Adidas hoặc Nike bán đôi giày 100$ cho đối tác của họ với giá 50$.

Tỉ lệ này sẽ khác biệt trong trường hợp các hãng mở cửa hàng hay website của riêng họ và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh thu trực tiếp vẫn chỉ là một phần nhỏ trong việc kinh doanh thương hiệu giày thể thao. Đối với tất cả các mục đích thực tế, người ta có thể giả định lợi nhuận ròng là số tiền nhận được sau khi bán cho các đối tác bán lẻ hoặc bán buôn.

 

Sự khác biệt giữa chi phí dỡ hàng (chi phí doanh thu) và giá chào bán cho các nhà bán lẻ (doanh thu hoặc doanh thu thuần) được gọi là ‘lợi nhuận gộp’ trong kế toán Lingo.

Như bạn thấy trong hình minh họa ở trên, một chiếc giày giá 100$ đã tốn 22$ chi phí dỡ hàng và thương hiệu bán nó cho một nhà bán lẻ bên thứ ba với giá 50$. Đối với thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận gộp trong giá trị đồng đô la là 50$ –  22$ = 28$.

Theo tỷ lệ phần trăm, nó sẽ là ($ 28 / $ 50) x 100 = 56%. Số lợi nhuận gộp này được đưa vào bảng kê thu nhập có sẵn.

Với mức lợi nhuận này, việc hoạt động của các hãng giày vẫn rất tốt. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thảo luận về các chi phí khác, như chi phí để vận hành một thương hiệu giày. Hãy cùng tìm hiểu những loại chi phí còn lại trong phần 2 của bài viết sẽ được hé lộ trong vài ngày nữa nhé!

 

Theo solereview.com

Learn more about us!!!