Logistics

Bao bì hàng hóa – Chức năng, phân loại và cách đóng gói

Ngoài chất lượng của hàng hóa, thì bao bì hàng hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, bao bì không chỉ để trình bày, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm hay đơn thuần là vật bảo quản, chứa đựng sản phẩm mà bao bì còn đảm nhận vai trò như một công cụ tiếp thị cho sản phẩm, là hình ảnh tượng trưng cho sản phẩm và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng.

Vậy bao bì hàng hóa là gì, nó có những chức năng nào, có những loại nào hay cách đóng gói bào bì hàng hóa như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

bao bì hàng hóa

 

1. Khái niệm

Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.

Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các phương pháp thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô cùng lớn. Công dụng của bao bì đã được mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản, vận chuyển, thương mại…

 

baobithucpham

 

2. Chức năng của bao bì hàng hóa

a. Chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hóa trong quá trình lưu thông

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản phẩm không phải sản xuất ra chỉ để tiêu dùng mà phải được trao đổi, lưu thông. Do đó, bao bì phải là điều kiện để vận chuyển sản phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứa đựng, trừ sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản.

Bao bì bảo vệ cho hàng hóa chống lại các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu kho, chuyên chở, bốc xếp, tiêu dùng.

Boa bì giữ cho hàng hóa khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra. Bao bì ngăn cản sự tác động của khí hậu thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, động vật,…làm giảm số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hóa mà bao bì chứa đựng.

b. Thông tin, quảng cáo, tạo điều kiện cho việc lưu thông sản phẩm

Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng bao gói, các phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu. Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm.

20-4-phan-loai-cac-loai-bao-bi-tai-viet-nam

Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết nhanh chóng đối với khách hàng. Những thông tin trên bao bì ngoài các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn có các thông tin thể hiện về mặt luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn các thông tin hướng dẫn về điều kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sử dụng, thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện phòng ngừa (tránh nắng, mưa, dễ vỡ…); các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho khách hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua hàng.

c. Hợp lý hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa

Việc bao gói hàng hoá thành những đơn vị bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sử dụng bao bì (tháo, mở). Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng và phân phối, lưư thông

d. Chức năng thương mạị

Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả năng quảng cáo, thu hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì. Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽ cuốn hút người mua hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm.

 


Tham khảo: MPS, MRP VÀ BOM 3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT


 

3. Phân loại bao bì hàng hóa

a. Theo công dụng của bao bì:

  • Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
  • Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tuỳ theo loại bao bì có thể thu hồi hay không mà giá trị của nó được tính ngay hoặc tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.

 

b. Theo số lượng sử dụng của bao bì:

  • Bao bì sử dụng một lần: chỉ phục vụ cho một lần luân chuyển của sản phẩm, giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm.
  • Bao bì sử dụng nhiều lần: có khả năng sử dụng lại, thường được sản xuất từ những vật liệu bần vững (kim loại, chất dẻo tổng hợp,..). Giá trị của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.

c. Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén):

Gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao bì mềm

  • Bao bì cứng: có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ.
  • Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định.
  • Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài, dễ thay đổi hình dạng. Tuy nó chịu được tác động, va chạm trong quá trình bốc dỡ vận chuyển, nhưng bao bì loại này lại là phương tiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và thường dùng cho các sản phẩm dạng hạt, bột, không bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ học đến chất lượng sản phẩm

d. Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:

  • Bao bì thông dụng; loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
  • Bao bì chuyên dùng: chỉ được dùng bao gói, chứa đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệt. Ví dụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ…

e. Theo vật liệu chế tạo:

Các vật liệu thường dùng để chế tạo: Bao bì gỗ, bao bì kim loại, bao bì hàng dệt, bao bì giấy, carton, bap bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp, bao bì thủy tinh, bao bì bằng tre nứa

Conatiner là một loại bao bì đặc biệt: Với kết cấu chất lượng bền vững chắc chắn vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Conatiner được lắp đặt các trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc xếp dỡ một cách thuận tiện nhất. Với hệ thống container đa dạng với cách chở hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau (tàu, xe lửa, xe tải chuyên dụng), tạo điều kiện thuận lợi cho việc đóng dở hàng hóa một cách nhanh chóng thuận tiện. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học học kỹ thuật, kéo theo đó là sự ưa chuộng dùng container nên phần lớn hàng hóa trên cả nước được đóng chủ yếu bởi container.

 

Container có những ưu điểm nổi bật:

  • Với chủ hàng: nó giúp bảo vệ tốt hàng hóa, tiết kiệm chi phí bao bì, giảm thời gian xếp dỡ hàng và có thể đưa hàng từ cửa đến cửa.
  • Với shipper: giúp tàu quay vòng nhanh hơn, tận dụng được dung tích tàu do giảm được những khoảng trống. giảm trách nhiệm khiếu nại cho shipper do tổn thất hàng hóa.
  • Forwarder: Có điều kiện sử dụng container để làm công việc thu gom, chia lẻ hàng hóa và thực hiện vận tải đa phương thức đưa hàng từ cửa đến cửa.
  • Với xã hội: giảm được chi phí vận tải trong xã hội, hiện đại hóa cơ sở vật chất của hệ thống vận tải, tăng năng suất lao động.

4. Các hình thức đóng gói hàng hóa

  • Đóng gói đơn vị: cách đóng gói này tương ứng với các đơn vị mua của người tiêu dùng cuối cùng. Bao bì đóng gói phải phù hợp với hàng hóa, được sử dụng trong 1 thời gian dài và có mã vạch đi kèm phục vụ cho việc thanh toán.
  • Đóng gói theo nhóm: (bulking packaging) tương ứng với đơn vị mua bởi 1 nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối. Hàng hóa thường được đóng gói vào thùng giấy, carton rồi tập hợp trên pallet.
  • Đóng gói theo nhóm: (group packaging) toàn bộ kiện hàng trên pallet sẽ được gắn thẻ SSCC (Serial Shipping Container Code – số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) để xác định số lượng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng, hạn sử dụng và số của lô hàng.
  • Đóng gói hàng trong kho (Warehouse packaging): Các sản phẩm được lưu trữ trên hệ thống kệ/giá đỡ. Kích thước bao bì phải phù hợp với kích thước của từng vị trí. Bao bì sản phẩm quá khổ sẽ được đặt ở dưới cùng hoặc trên cùng của giá đỡ. Kho đóng gói phải được mở hoặc đóng cửa thường xuyên; tránh độ ẩm mốc, côn trùng và các yếu tố ô nhiễm từ bên ngoài.
  • Đóng gói bao bì vận chuyển: được xác định dựa trên tuyến đường vận chuyển. thời gian vận tải, các phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa, khí hậu và môi trường của khu vực có liên quan. Việc đóng gói bao bì vận chuyển tuân theo các chỉ tiêu bao bì quốc tế – đặc biệt là ISO, Uỷ ban kĩ thuật 122 và WPO (World Packaging Organization – Tổ chức bao bì thế giới)

 

Tổng hợp

 


Xem thêm các Chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng

 
 

Learn more about us!!!