Supply Chain

Bảo hộ ngành thép Việt Nam và bài học về bảo vệ môi trường

Sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng, mặc dù có ảnh hưởng tới môi trường nhưng lại mang lại sự phát triển kinh tế cao đối với các nước đang phát triển – Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên gần đây, ngành thép thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng thừa nghiêm trọng mà nguyên nhân phần lớn đến từ Trung Quốc.

Tại sao lại bắt nguồn từ Trung Quốc?

Khi Trung Quốc đang phát triển vượt bậc và không cần những ngành công nghiệp nặng như thép để đẩy mạnh GDP nữa thì bắt đầu chuyển qua ngành dịch vụ như Anh đã làm trước đó, do đó ngành thép ở Trung Quốc bị khủng hoảng thừa nghiêm trọng. Dẫn đến việc đẩy mạnh xuất khẩu phôi thép ra thị trường thế giới, gây náo loạn thị trường.

Những hệ lụy mang lại

Các doanh nghiệp trong nước như Thép Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Thép miền Nam, thép Việt Ý và gang thép Thái Nguyên là những người chịu hậu quả nhiều nhất. Việc Trung Quốc xuất khẩu thép ra nước ngoài một cách ồ ạt đã đẩy giá thép xuống một cách trầm trọng. Khối lượng thép nhập khẩu tăng gấp đôi nhưng giá thép lại chỉ tăng 5% làm cho giá trong nước giảm mạnh. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước chịu thiệt thòi nhiều.

“Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát – Trần Đình Long cho biết, sẽ tiếp tụcđổ tiền vào chăn nuôi. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 3 sẽ có mặt tại Phú Thọ vào năm 2017. “

Bộ Công thương áp thuế tự vệ tạm thời

Bộ Công Thương vừa có quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào 18/7/206 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh ký.

Việc bộ công thương kí giấy phép là một con dao hai lưỡi. Một mặt bảo vệ các công ty thép VN nhưng một mặt khác lại để nhân dân chịu giá cao hơn nhiều so với giá thế giới. Nhưng tại sao vẫn phải làm? Bởi vì đơn giản ngành thép trong nước cần phải được bảo vệ.

Sau sắt thép, Trung Quốc sẽ còn làm gì?

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc không chỉ tác động đến hàng thép mà sau đó còn nhiều ngành công nghiệp nặng khác như than đá…

Hơn nữa vấn đề ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc do các nhà máy luyện gang thép hay nhuộm dệt tạo ra.

“Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đang ở mức đáng báo động. Ở miền Bắc đất nước, không khí thường xuyên bị bao phủ bởi một lớp khói mù dày đặc. Thành phố cảng Thiên Tân và thủ đô Bắc Kinh cũng không tránh được ô nhiễm. Nguồn gốc của lớp khói mù bắt nguồn từ những ống khói chọc trời của khu công nghiệp nằm ở tỉnh Hà Bắc, thủ phủ ngành thép Trung Quốc. Để đối phó với tình trạng này, Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa các nhà máy gây ô nhiễm sang đặt tại nước ngoài, Bloomberg đưa tin.” Trích Cafef.vn

 

Trong tương lai, Trung Quốc không chỉ xuất khẩu thép mà còn đưa các nhà máy luyện thép qua các nước nghèo và kém phát triển.Đẩy lượng khí thải gây ô nhiễm đi qua nước khác. Vừa thu được lợi nhuận như trước nhưng bảo đảm môi trường cho nước nhà. Mà Việt Nam, một trong những nước đang phát triển có nguy cơ “được” Trung Quốc đầu tư vào. Vì vậy, đây chính là bài toán cho nhà nước để vụ việc Formosa không xuất hiện lần thứ hai.

Liệu nước ta có nên đón nhận tất cả các nguồn đầu tư béo bở hay không? Chúng ta có nên đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế? Đến khi nào các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam áp dụng được chuỗi cung ứng xanh?

Đây là bài toán đang còn bỏ ngỏ…

 

Sưu tầm