Supply Chain

CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH VÁY CƯỚI

Tình trạng nhân viên luôn bận bịu vào cuối mỗi tuần tại trung tâm phân phối của hãng áo cưới David Bridal, Bristol, Pennsylvania, chỉ để tìm một chiếc váy cưới với kích thước “phù hợp” cho khách hàng của mình không còn gì xa lạ. Người ta hay nói vui rằng, kích thước quá nhỏ hay quá lớn chỉ vì lời hứa sẽ “giảm cân” trước ngày cưới cũng là một yếu tố tác động đáng kể cho chuỗi cung ứng của ngành này.

Không giống như các ngành may mặc khác, chuỗi cung ứng trang phục cưới giành riêng cho mình những đặc điểm khác biệt.

 

Diane Garforth, giám đốc cấp cao của hệ thống chuỗi cung ứng của David’s Bridal nói: “Ngành công nghiệp này vừa linh hoạt vừa dễ “nhạy cảm” về thời gian”.

 

Nhìn chung, một điểm khác biệt chính giữa trang phục cưới và các loại trang phục khác là hầu hết các bộ áo cưới không được sản xuất hàng loạt và lưu kho. Thay vào đó, chuỗi cung ứng của ngành này hoạt động theo hình thức “Make – to – order” (Sản xuất theo đơn đặt hàng) thay vì “Make – to – stock” (Sản xuất sẵn để lưu kho) như những ngành may mặc khác. Ngoài ra, không thay đổi và linh hoạt theo giá thị trường cũng như và số lượng bán hàng là một đặc điểm của thời trang cưới.

 

 

Đâu là những lý do khiến chuỗi cung ứng váy cưới thật sự khác biệt?

  1. Chi phí:

Với vài trăm đô la, bạn đã có thể thưởng cho mình những bộ trang phục hàng hiệu đắt tiền. Nhưng với áo cưới, con số này phải lên đến hàng nghìn. Chẳng hạn, ở David’s Bridal, 5.000 đô la là con số trung bình cho một chiếc váy cưới thiết kế còn $500 là giá thuê thấp nhất tại đây. Do vậy, hầu hết các nhà bán lẻ nhỏ không thể đủ khả năng kiểm kê và đầu tư cho khoảng tiền này.

 

  1. Không gian lưu trữ

Váy cưới chiếm nhiều không gian lưu trữ hơn so với các sản phẩm may mặc khác vì không thể gấp lại và xếp chồng lên nhau, do đó việc kiểm kê đòi hỏi phải có một cửa hàng bán lẻ lớn.

 

  1. Màu sắc đa dạng

Trong khi 85% áo choàng cưới được mua theo màu ngà hoặc trắng, các trang phục phù dâu luôn được yêu cầu bằng các màu sắc khác nhau, vì vậy việc duy trì và sản xuất sẵn tất cả các kiểu dáng ở mọi kích cỡ là không thực tế.

 

Một sản phẩm của David’s Bridal

 

Không giống các đối thủ trong thị trường, David’s Bridal luôn làm chủ việc sản xuất và liên tục cho ra đời sản phẩm của mình. Khi một chiếc váy cưới rời khỏi cửa hàng, bộ phận cung ứng lập tức sản xuất một chiếc váy tương tự, đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn theo yêu cầu.

 

Khi một loại áo cưới được yêu cầu trên trực tuyến, nhưng không may loại sản phẩm đó đã được bán hết, chuyên gia tư vấn của cửa hàng sử dụng phần mềm để xác định chính xác những sản phẩm tương đồng cần thiết để thỏa mãn khách hàng đó.

 

Brian Kinsella – Phó giám đốc quản lý sản phẩm, công ty Manhattan Associates cung cấp phần mềm cho David’s Bridal, cho biết: “Phần mềm của chúng tôi cho phép kiểm soát từng đơn vị sản phẩm đơn lẻ cho đến khi một chiếc váy thành phẩm xuất hiện tại trung tâm phân phối và khi vận chuyển trên xe tải hoặc tàu”.

 

Thời gian chuẩn bị

Mô hình Make – to – order cho ngành này cũng giải thích tại sao các cô dâu phải lựa chọn trang phục trước ngày cưới. Theo Kleinfeld Bridal – một cửa hàng trang phục cưới sang trọng ở Manhattan (từng xuất hiện trong chương trình thực tế Say Yes to the Dress) hướng dẫn các cô dâu của mình nên đặt áo cưới từ 8 đến 10 tháng trước.

 

Với bộ phận thiết kế / sản xuất thường không mua từng sợi vải cho đến khi họ tích lũy đủ đơn hàng. Người đồng sở hữu – Mara Urshel giải thích: “Vì những bộ áo cưới của chúng tôi cần nhiều thời gian, bao gồm cả công đoạn làm hạt bằng tay”.

 

Việc thu mua vải và bộ phận khác cũng như vị trí của nhà máy cũng ảnh hưởng đến thời gian may một chiếc áo cưới. Hầu hết, các nhà sản xuất áo cưới của Hoa Kỳ hợp đồng với các nhà máy ở nước ngoài cho tất cả đơn hàng, ngoại trừ các đơn hàng có giá trị quá cao hoặc áo giá rẻ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

 

Một số nhà sản xuất trang phục cưới, bao gồm cả Bill Levkoff và Amsale, sử dụng phần mềm để quản lý chuỗi cung ứng. Từ đó, hãng có thể tạo các catalog kỹ thuật số theo màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Hoặc phần mềm giúp  thu thập và tổng hợp các đơn đặt hàng cho khâu sản xuất, sau đó, quản lý hoàn thành đơn hàng từ nhà máy đến các cửa hàng bán lẻ hoặc tay người tiêu dùng cuối cùng.

 

Giúp mọi cô dâu được hạnh phúc

Sử dụng loại vải thường có sẵn và thợ may tại khu vực địa phương chính là giải pháp cho các đơn hàng gấp từ 3-4 tháng. Đó chính là kinh nghiệm của Jaclyn Jordan – chủ cửa hàng váy cưới Jaclyn Jordan New York, khi các bộ váy của Jordan có giá từ 1.700 đến 5.500 USD và cung cấp tại khoảng 20 salon tại Hoa Kỳ và Canada.

 

Anomalie, một doanh nghiệp start-up trực tiếp có tham vọng hiện đại hoá ngành công nghiệp này với thời gian hoàn thành đơn hàng 3 đến 4 tháng như Jordan nhưng với một mô hình sản xuất hoàn toàn khác. Tương tự nền tảng chuỗi cung ứng của Nike và Apple, nhà sáng lập Anomalie cho biết sẽ xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng của mình tại Trung Quốc với những chiếc váy cưới được làm bằng lụa Trung Quốc.

 

Một sản phẩm của Anomalie

 

Mặc dù kinh doanh trực tuyến, áo cưới của Anomalies ngay sau khi sản xuất tại Trung Quốc không giao trực tiếp cho người tiêu dùng mà được chuyển thẳng đến đến văn phòng của công ty trong khu vực San Francisco. Sau đó, nhân viên tiến hành kiểm tra, là thẳng, đóng hộp và giao cho khách hàng.

 

Với ngành này, các váy cưới phải được là thẳng trước khi xuất hiện tại các cửa hàng. Đối với David’s Bridal, trong khi váy cưới được xử lí từ trung tâm phân phối của Bristol, nhưng các trang phục phù dâu được chuyển từ các nhà máy tới một nhà kho thứ hai ở Conshohocken. Chúng sẽ được treo lên và di chuyển qua một đường hầm hơi trước khi được đóng gói để giao cho khách hàng.

 

Giúp mọi cô dâu hạnh phúc trong ngày cưới chính là mục tiêu của của David, Kleinfeld, và hầu hết của các cửa hàng váy cưới dù lớn hay nhỏ. Một sự cố nhỏ trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn: nguồn vải trắng khan hiếm hay trì hoãn trong vận chuyển vì thời tiết, chúng tôi cố gắng sửa chữa dù phải dành thời gian và nguồn lực đến gấp đôi, hay gấp ba.

 

Một nền văn hóa được xây dựng với tiêu chí “Không bao giờ khiến cô dâu thất vọng”, David’s Bridal luôn duy trì tỷ lệ phục vụ khách hàng đúng hẹn của mình lên đến 99,5%.

 

“Chúng tôi rất tự hào về hiệu suất của mình và cố gắng làm những gì để giúp cô dâu của chúng tôi luôn hạnh phúc”

 

Đối với họ, một chuỗi cung ứng cho ngành váy cưới là yếu tố quan trọng, và phải đảm bảo rằng khi bản nhạc “Wedding March” vang lên trong khán phòng, tất cả vị khách đều đứng dậy, chào đón cô dâu với bộ trang phục cưới tuyệt vời cùng một nụ cười hạnh phúc trong ngày cưới.

 

Theo inboundlogistics.com

Learn more about us!!!