Supply Chain

Trở thành một nhân sự Chuỗi cung ứng, tại sao không?

Trở thành một nhân sự Chuỗi cung ứng, tại sao không?

Chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt, là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế toàn cầu. Đó cũng là lí do vì sao, tất cả công việc trong Quản lý chuỗi cung ứng đều yêu cầu nhân viên phải có tầm nhìn chi tiết và hiểu biết toàn diện quá trình hình thành của một sản phẩm: từ giai đoạn tìm và thu mua nguyên liệu thô cho đến thành phẩm được giao tận tay người tiêu dùng cuối cùng.

Quản lí chuỗi cung ứng là một lĩnh vực mang lại cơ hội nghề nghiệp cao. Nhưng với lực lượng lao động hiện tại, không quá nhiều ứng viên có đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Việc tìm kiếm các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn trở nên khá khó khăn khi thị trường lao động cạnh trạnh cao, cùng thực trạng “Thời kỳ nguồn nhân lực vàng” dần biến mất khi số lượng lớn các nhà quản lí chuỗi cung ứng đã đến tuổi về hưu. Và thực tế là các công ty tuyển dụng đang tìm kiếm những người có kinh nghiệm về ngành hoặc đã từng làm việc tại phòng ban chuyên môn trong chuỗi cung ứng, ngay cả những ứng viên ở cấp độ nhập môn.

Với tình trạng trên, bài viết sau đây từ scmtalent.com cung cấp thông tin về:

Các kĩ năng cần thiết cho ngành Quản lý Chuỗi cung ứng

  1. Chưa có kinh nghiệm, phải làm thế nào để vượt qua
  2. Vị trí công việc phổ biến trong Chuỗi cung ứng

Bước đầu tiên: Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng


Khi đã tìm được một vị trí lí tưởng, việc đầu tiên cần làm chính là cập nhật lại CV. Đừng quên đề cập và thể hiện các kỹ năng, tính cách phù hợp với vị trí mà bạn dự định tuyển dụng. Trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, bạn cần lưu ý về những kỹ năng quan trọng sau để nổi bật CV trước nhà tuyển dụng:  

  • Kĩ năng giao tiếp:

Một trong những công việc chính của một chuyên viên Chuỗi cung ứng chính là quản lý các quá trình: hàng tồn kho, Logistics, thu mua, mua hàng và vận chuyển. Điều này có nghĩa, họ phải tiếp xúc với nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp. Do đó, khả năng giao tiếp hiệu quả sẽ khiến công việc trở nên dễ dàng và mang lại kết quả tốt hơn.

  • Phân tích dữ liệu:

Cho dù đó là số liệu thống kê, doanh số hay báo cáo tài chính theo từng quý, các chuyên gia Chuỗi cung ứng phải là người có khả năng đọc, hiểu và giải quyết những vấn đề thể hiện qua các số liệu trong công việc hàng ngày. Khả năng hiểu và đưa vào sử dụng kĩ năng này trong công việc là rất quan trọng.

  • Quản lý mối quan hệ với đối tác:

Đàm phán với nhà cung ứng và quản lý toàn bộ quy trình trong chuỗi cung ứng (từ giai đoạn nguyên liệu thô cho đến thành phẩm được giao cho người tiêu dùng cuối cùng) là tất cả vai trò quản lý. Duy trì mối quan hệ lành mạnh với các đối tác trong Chuỗi cung ứng sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của người quản lý.

  • Kỹ tính:

Tìm hiểu và đánh giá các nhà cung cấp, dịch vụ bên thứ ba, kiểm tra các phương thức ​​vận chuyển, quản lý nghĩa vụ hợp đồng và đánh giá các nhà cung ứng,… là những công việc đòi hỏi các yếu tố đòi hỏi độ chi tiết và tỉ mỉ cao.

  • Thông thạo về MS Excel hay MS Access:

Spreadsheets và database là hai công cụ giúp đơn giản hóa việc theo dõi tình trạng và giai đoạn của hàng hoá, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các ứng cử viên cho vị trí chuỗi cung ứng phải quen thuộc với các công cụ này trong công việc quản lý hàng ngày.

  • Đàm phán:

Tìm các nhà cung cấp dịch vụ và nguyên liệu thô phù hợp là một phần quan trọng của quá trình chuỗi cung ứng. Khả năng tìm kiếm và đàm phán hợp đồng là một đặc điểm không thể thiếu nếu bạn đang có dự định trở thành nhà quản lý trong tương lai.

Thiếu kinh nghiệm, làm thế nào để vượt qua?

Trở thành một nhân sự Chuỗi cung ứng, tại sao không?

Nếu bạn chỉ vừa tốt nghiệp đại học hoặc có nhu cầu chuyển công việc sang lĩnh vực chuỗi cung ứng và lo sợ rằng do thiếu kinh nghiệm làm việc khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng…Đừng quá lo lắng! Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn vài “mẹo” nhỏ giúp tích lũy kinh nghiệm theo thời gian.

Một trong những cách để tích lũy kinh nghiệm là thông qua các vị trí thực tập, tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với đối tượng sinh viên năm 3,4 hoặc mới ra trường và vô hiệu với trường hợp người đi làm lâu năm, hoặc ở vị trí quản lý muốn chuyển sang nghề mới. Đối với vị trí quản lý, người đi làm nên tham gia các nhóm chia sẻ kiến thức, kĩ năng về Chuỗi cung ứng. Cơ hội này cho phép họ kết nối với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực, cùng học hỏi và xây dựng các mối quan hệ trong tương lai.

Tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc khóa học cung cấp chứng chỉ và bổ sung vào hồ sơ xin việc của mình là một phương pháp khác để tích lũy kinh nghiệm. Lợi thế của việc tham gia vào các khóa đào tạo này là bạn vẫn có thể duy trì công việc hiện tại trong khi vẫn có bước chuẩn bị tốt nhất trước khi dấn thân vào một lĩnh vực mới.

Vị trí nghề nghiệp trong chuỗi cung ứng

Trở thành một nhân sự Chuỗi cung ứng, tại sao không?

Các chức danh trong chuỗi cung ứng rất đa dạng. Không ngạc nhiên khi hai công việc có tên gọi giống nhau lại chịu trách nhiệm những phần công việc khác nhau ở hai công ty khác nhau. Ví dụ, cùng một chức danh công việc nhưng các nhiệm vụ của vai trò Procurement hoặc Purchasing có thể khác nhau giữa một công ty chuyên sản xuất và một công ty chuyên cung cấp dịch vụ Logistics.

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

Dưới đây một số vị trí công việc bạn có thể thường thấy trong Chuỗi cung ứng:

  • Phân tích trong mua hàng:

Tập trung chủ yếu vào việc phân tích chi phí mua nguyên vật liệu, dự toán chi phí và tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng.

  • Quản lý mua hàng:

Chịu trách nhiệm những công việc mang tính chất chiến lược, xác định các nhà cung cấp và chi tiết về việc mua hàng của họ. Tham gia đàm phán và phát triển hợp đồng cho nhà cung cấp cũng như phát triển các thước đo để quản lý chất lượng, chi phí mua hàng, thời gian giao hàng, khả năng cung cấp dịch vụ.

  • Quản lý Logistics: 

Chịu trách nhiệm về đàm phán hợp đồng với nhà cung ứng cấp và dịch vụ vận chuyển, phát triển chiến lược trong chuỗi cung ứng, giám sát các quy trình Logistics hằng ngày. Họ có nhiều kinh nghiệm trong phân tích, chi tiết trong công việc và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ.

  • Quản lý chuỗi cung ứng:

Đây là vị trí được khao khát nhiều nhất nhưng đồng thời cũng mang đến vô vàn thử thách trong lĩnh vực này. Người quản lý chuỗi cung ứng phát triển các giải pháp và thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của tất cả các phòng ban chức năng. Lĩnh vực hoạt động của họ bao gồm Logistics và các hoạt động phân phối, mua sắm, sản xuất, quản lý hàng tồn kho, tiếp thị và phát triển sản phẩm.

  • Chuyên gia quản lí tồn kho:

Làm việc ở nhiều phân cấp khác nhau trong Chuỗi cung ứng, quản lý các mức tồn kho, phân tích các dữ liệu bán hàng quá khứ và các quy trình phân tích nhu cầu và thời gian xác định các chu trình bổ sung.

  • Quản lý kho:

Thường làm việc trong lĩnh vực bán lẻ hoặc phân phối và vận chuyển, quản lý sắp xếp hàng hóa trong nhà kho và đảm bảo tính chính xác của mức tồn kho. Ngoài ra, đảm bảo sự tuân thủ an toàn và quản lí nhân viên kho cũng thuộc trách nhiệm của nhà quản lý kho.  

Theo scmtalent.com

ASCC

Seri Workshop

ASIA SUPPLY CHAIN CAREER