Supply Chain

Đâu là những lợi ích cho doanh nghiệp khi hợp tác với nhà cung ứng nội địa?

Việc cân nhắc hợp tác với các nhà cung cấp trong nước là cách tương đối đơn giản nhằm tránh các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng như là chiến lược xây dựng hình ảnh tốt hơn về các nguồn cung ứng nội địa.

 

Trước đây, nhiều doanh nghiệp đã từng xem việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào như một giải pháp để giảm chi phí sản xuất, tuy vậy lợi ích từ việc tìm nguồn cung ứng trong nước đôi khi cũng đáng được quan tâm. Hiện tại, với một tương lai mơ hồ của các hiệp định thương mại đa phương như NAFTA và những tác động dài hạn của Brexit cũng như các phong trào dân tộc khác, thì đây chính là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp đánh giá lại nguồn cung đầu vào của họ.

 

Thực tế, các doanh nghiệp được lợi rất nhiều từ việc hợp tác với nhà cung cấp trong nước thay vì nhà cung ứng ở nước ngoài. Lợi ích mang về bao gồm:

  • Quá trình thu mua tinh gọn và tiết kiệm hơn
  • Tăng cường độ tin cậy trong lòng khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

 

Kết quả hình ảnh cho domestic sourcing

 

Ở Hoa Kì, hầu hết các doanh nghiệp chọn nguồn cung bên trong phạm vi lãnh thổ nội địa thì thường có quyền quyền kiểm soát chặt chẽ hơn và giảm thiểu một số rủi ro đối với chuỗi cung ứng của họ.

 

Mặt khác, trong suốt quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn hẳn, chẳng hạn như rủi ro về chất lượng, trì hoãn trong quá trình vận chuyển do việc đình công hoặc nhiều yếu tố khác. So với nguồn cung ứng nước ngoài, việc sử dụng các nguồn cung ứng trong nước là một lợi thế vì:

  • Các doanh nghiệp có cơ hội kiểm tra sản phẩm một cách trực quan hơn bằng những chuyến khảo sát tại cơ sở của nhà cung cấp.
  • Hơn nữa, lộ trình vận chuyển ngắn hơn cũng giúp giảm nguy cơ trì hoãn lô hàng do yếu tố thời tiết, còn nguy cơ các lô hàng bị trì hoãn do những bất đồng chính trị thì gần như bằng không .

Một lợi ích khác khi hợp tác với các nhà cung cấp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương, đó là doanh nghiệp có thể cắt giảm đáng kể chi phí dịch vụ logistics vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

 

Điều này đặc biệt quan trọng vì theo dự báo của trang IBISWorld, giá của các dịch vụ logistics sử dụng bên thứ ba sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 2,1% trong vòng ba năm tới cho đến 2020. Các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí logistics của họ bằng cách đơn giản hóa quy trình một sản phẩm đi từ nhà cung ứng đến người dùng cuối hay tiết chế hoạt động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài. Bên cạnh, các doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi nhiều hơn khi rút ngắn thời gian chờ hàng, giúp giảm các loại chi phí liên quan đến việc lưu kho vì họ đã có thể mua hàng ngay khi cần.

 

Phương pháp

Sau đây là một số phương pháp mà nhà quản lý cần lưu ý khi tìm nguồn cung ứng cho mình tại địa phương, nhằm tối đa hóa độ tín nhiệm của khách hàng dành cho các doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số bán hàng.

 

Theo nghiên cứu của ThomasNet- một trang mạng trực tuyến tập hợp các nhà cung ứng tại Hoa Kỳ và Canada: gần ba phần tư người mua khi được hỏi đều trả lời rằng họ ưa thích các sản phẩm có nguồn gốc địa phương hơn. Bằng cách nội địa hoá chuỗi cung ứng của mình, các doanh nghiệp có thể tận dụng xu thế ưa chuộng hàng nội địa ngày càng tăng của người tiêu dùng, từ đó, nâng cao hình ảnh của mình trong mắt khách hàng. Hơn nữa, sử dụng nguồn cung ứng nội địa sẽ giúp cải thiện nền kinh tế địa phương nhờ sự ngăn chặn các nhà cung ứng trong lĩnh vực khai thác và chế biến chuyển hoạt động của họ sang nước ngoài. Khi nền kinh tế trong nước phát triển, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ mức chi tiêu tiêu dùng cao hơn, với kết quả cuối cùng là doanh thu doanh nghiệp được cải thiện.

 

Tuy thế, một số ý kiến cho rằng những lý do chính khiến doanh nghiệp chọn nguồn cung từ việc nhập khẩu cũng là để tiết kiệm chi phí. Các nhà sản xuất ở nước ngoài có thể tận dụng chi phí nhân công thấp và các quy định lỏng lẻo hơn để sản xuất hàng hóa với mức giá thấp hơn. Do đó, khi quyết định chọn sản phẩm nào, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc tìm nguồn cung ứng thông qua các nhà cung cấp địa phương.

 

Trang IBISWorld gợi ý rằng:

Các doanh nghiệp nên quan sát các thị trường có tỉ trọng hàng nhập khẩu cao. Bằng cách theo dõi các thị trường này, các doanh nghiệp một mặt có thể tận dụng các nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ, mặt khác, thương lượng với các nhà sản xuất trong nước để đạt được một mức giá thấp hơn, đồng thời thu được những lợi ích đã đề cập ở trên thông qua việc rút ngắn chuỗi cung ứng.

Đối với các mặt hàng linh kiện điện tử, lượng nhập khẩu lại chiếm một phần đáng kể nhu cầu trong nước. Theo ước tính của IBISWorld, các doanh nghiệp có thể cân nhắc việc tìm nguồn cung cấp từ các nhà cung ứng nội địa, vì hàng nhập khẩu của mặt hàng này chiếm tới 66% nhu cầu trong nước. Ngoài ra, các nhà sản xuất nội địa đang chịu một sức ép cạnh tranh lớn, vì vậy, sẽ có nhiều cơ hội cho người mua thương lượng với các nhà cung ứng nội địa để đạt một mức giá thấp hơn. Từ đó, nhờ xu hướng nội địa hóa, doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích về vấn đề chi phí và chuỗi cung ứng sẽ được rút ngắn đáng kể.

Learn more about us!!!