Supply Chain Procurement

Nghệ thuật đàm phán: Chiến lược trong cả mua và bán hàng (phần 1)

Khi bạn đang tìm kiếm để mua hoặc đang cố gắng bán một cái gì đó, kỹ năng đàm phán mạnh mẽ là vô cùng quan trọng. Không phải ai cũng giỏi trong việc đàm phán với người khác — nhiều người làm hỏng cuộc đàm phán bằng việc gây đối đầu hay xung đột giữa hai bên. Đối với những người không thích thương lượng, nhưng lại thấy mình thường xuyên bị đưa vào trong các tình huống đòi hỏi kỹ năng đàm phán cơ bản (như mua một chiếc xe hơi), dưới đây sẽ là một số tips để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và trở thành một nhà thương thuyết thành công.

ĐÀM PHÁN

A. Với vai trò là người mua hàng:

1. Biết giá trị của sản phẩm/dịch vụ

Bất kể bạn đang mua những gì, bạn cần phải biết giá trị vốn có của sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi tham gia vào cuộc đàm phán để mua hàng. Tìm hiểu về giá trị món hàng là rất quan trọng để thương lượng hiệu quả, hoặc là bạn có thể định lượng được giá mà người bán sẽ đàm phán về sản phẩm/dịch vụ của họ.

Ngoài ra, đừng quên những giá trị tình cảm của người bán với sản phẩm vì đó chính là những đứa con tinh thần của họ. Điều này có thể đặt nặng lên giá mua.

2. Hiểu rõ người bán của bạn và động lực của họ

Nghiên cứu về đối tác của bạn và động lực của họ khi mong muốn được đàm phán với bạn trên một sản phẩm/dịch vụ. Biết tất cả mọi thứ có thể biết về người bán, công ty của họ, các sản phẩm/dịch vụ, vv trước khi bạn bắt đầu đàm phán với họ. Điều này sẽ cho bạn lợi thế ở trên người bán, bởi vì bạn đã hiểu họ hơn là họ hiểu bạn.

Nghiên cứu giá mua của các mặt hàng tương tự. Trước khi bạn bắt đầu đàm phán với người bán, đảm bảo rằng bạn đang nhận thức được sự cạnh tranh về giá và thị trường. Điều này sẽ được tận dụng tốt khi bạn làm việc với người bán để đến với một mức giá dễ chịu hơn cho sản phẩm/dịch vụ.

3. Biết trước những thứ bạn sẽ mua

Bạn nên để một phần trong việc nghiên cứu của bạn về việc nên chi bao nhiêu cho những món hàng. Cần phải biết các mức giá chấp nhận được để bán một thứ gì đó, và đánh giá sơ lược xem bạn sẽ chi tiêu bao nhiêu trên một sản phẩm hay dịch vụ. Trong khi đó ở các giai đoạn đàm phán, thật dễ dàng để được thế trên từ những gì bạn đánh giá về mức chi tiêu hợp – Hãy chắc chắn bạn luôn bám vào ngân sách.

4. Đừng để lộ cảm xúc

Thậm chí nếu những gì bạn đang chuẩn bị mua là ước mơ bấy lâu nay của bạn thì đừng để lộ cảm xúc của bạn. Đừng để cho người bán biết bạn đang hào hứng như thế nào, nếu không bạn có thể mất đi thuận lợi của người mua. Dường như người mua không quan tâm có trọng lượng với người bán hơn là một người quá thể hiện mong muốn mua món hàng. Nếu bạn có vẻ không quan tâm, hoặc sử dụng phương pháp tiếp cận “không bán thì thôi”, bạn sẽ có thể mua được giá gần với giá trị thật của món hàng.

5. Luôn sẵn sàng rời đi

Nếu người bán không thực sự hợp tác, họ sẽ không đưa ra giá cả phù hợp với món hàng hoặc với nhu cầu của bạn. Điểm quan trọng nhất khi bạn đàm phán là bạn luôn sẵn lòng bỏ đi với việc mua món hàng đó. Nếu bạn quyết định cứ mãi bám lấy giá dự đoán ban đầu của mình, thì đừng để cho Seller áp đảo bạn, lúc đó ra đi là điều phù hợp nhất.

Bước vào một cuộc đàm phán với tâm thế có thể quay lưng bỏ đi với sản phẩm hoặc dịch vụ không có nghĩa là bạn phải chờ đợi nó xuống giá, chỉ đơn giản là bạn cần phải đi tìm nhà cung cấp khác để mua món hàng mà bạn muốn.

Nguồn:  http://content.moneyinstructor.com/


Chương trình đào tạo 

Quản trị Mua hàng – Procurement Management

Tối ưu hóa chi phí và hiệu suất chuỗi cung ứng

 

Nắm bắt kỹ thuật cân bằng Inventory Levels & Lead Times

Hội thảo SCSS_No.04/23 PLANNING:BALANCING 

INVENTORY LEVELS & LEAD TIMES