Supply Chain

Supply Chain và cơ hội nghề nghiệp

Nếu bạn vô tình nghe ai đó đang nhắc đến cụm từ Supply Chain (Chuỗi cung ứng) hay đọc được những thông tin tuyển dụng, những khóa học, những cuộc thi về Logistics. Thì bạn cũng đừng quá bất ngờ hay thắc mắc vì những cụm từ này đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm.

1. Supply Chain và tình hình chung hiện tại

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa cũng như lý thuyết về Supply Chain, nói một cách dễ hiểu nhất thì Supply chain có nghĩa là hệ thống các tổ chức về con người, hoạt động, thông tin có liên quan đến việc vận chuyển các sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (Vendor) đến các doanh nghiệp (Company) rồi từ các doanh nghiệp (Company) đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Consumer). Đây chỉ là một cách hiểu đơn giản nhất, ở những bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và rõ ràng hơn.

 

Supply chain là một mảng rất rộng và có nhiều hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau tao thành một chuỗi khép kín. Vì vậy, nó mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội nghề nghiệp đối với những bạn trẻ có đam mê về lĩnh vực ngoại thương, xuất nhập khẩu hay cả những ai còn đang phân vân không biết lựa chọn hướng đi cho mình.

 

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đây là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Đặc biệt là các tập đoàn lớn trên thế giới,họ luôn luôn nghiên cứu và tìm ra những giải pháp làm sao để: giảm chi phí vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất, giảm thiểu được số lượng hàng tồn kho một cách có hiệu quả,…và vô số các vấn đề khác được đặt ra. Cũng chính vì vậy, đây là một ngành nghề lúc nào cũng đòi hỏi nguồn nhân lực cực kỳ đông và có chuyên môn hóa cao,….

 

Ở Việt Nam cơ hội phát triển của Supply chain còn tiến xa hơn nữa khi đất nước ta đang trong qúa trình hội nhập theo xu thế toàn cầu hóa, việc tham gia các hiệp định cũng như các tổ chức thương mại trên thế giới như WTO và gần đây nhất là ACE, TPP đã mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực này. Đối với TPP một trong những điểm sáng trong hiệp định đó chính là 2 nước thành viên Mỹ và Nhật Bản chính là các nước nhập khẩu nhiều hàng của Việt Nam (Theo số liệu thống kê năm 2015, Mỹ và Nhật Bản có trị giá nhập khẩu hàng hóa của nước ta lần lược là 33,48 tỷ USD và 14,14 tỷ USD). Do vậy, TPP đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho Supply Chain nói chung và Logistics nói riêng.

 

Đầu tiên, 18.000 dòng thuế sẽ giảm còn xuống mức 0% và gỡ bỏ hết các rào cản phi thuế hải quan sẽ thúc đẩy việc lưu thông trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên ngày càng sôi nổi. Việc gia tăng thương mại quốc tế với các nước trên thế giới vào thời điểm này đó chính là cơ hội tốt cho Việt Nam khi muốn mở rộng thị trường và tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực cũng như trên thế giới.

 

sp-logistics-distribution-jobs-img

 

Bên cạnh đó, ngành Logistics còn có cơ hội tiếp xúc với thị trường Logistics rộng lớn và tiềm năng hơn. Cùng với đó chính là các luồng đầu tư sản xuất từ các nước thành viên TPP đến Việt Nam và các nhà đầu tư ngoại hối hưởng lợi từ TPP. Hoạt động đầu tư này cũng thúc đẩy di chuyển các nguồn lực sản xuất sang nước ta như máy móc, thiết bị và nguyên liệu tạo thêm cơ hội cho ngành Supply Chain cũng như mở ra thêm nhiều cơ hội cho các bạn trẻ được tiếp xúc với thị trường thế giới.

 

2. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Supply Chain

Có thể nói, Supply Chain đang là một trong những lĩnh vực hoạt động sôi nổi nhất tại Việt Nam hiện nay, khi tất cả các công ty lớn nhất các tập đoàn đa quốc gia đều luôn có và quản lý chuỗi cung ứng của riêng mình hay Logistics. Có ít nhất 300.000 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này với hơn 1,5 triệu lạo động đang làm nghề logistics, trong đó ở TP.HCM chiếm khoảng 40%. Đây là một ngành mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn có đam mê và theo đuổi Supply Chain và Logistics.

 

diem-danh-15-nghe-tra-luong-cao-nhat-cho-nguoi-moi-ra-truong

 

Do nguồn nhân lực của lĩnh vực này đang thiếu trầm trọng và nhận thức của các doanh nghiệp về chuỗi cung ứng ngày càng cao, chính vì vậy những nguồn nhân lực có chuyên môn cao luôn là điểm ngắm của các doanh nghiệp. Cho nên thu nhập của ngành nghề này khá cao. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, lao động làm ở vị trí nhân viên lương từ 300 USD trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.000 USD trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 3.000 USD.

 

Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tại Việt Nam đang cực kỳ thấp, những ứng viên khi nộp vào các công ty thì đa phần đều là những người không có kinh nghiệm, thiếu các kỹ năng mềm, ngoại ngữ,… doanh nghiệp cần phải đào tạo lại, còn những ứng viên có chuyên môn và có khả năng làm được việc liền thì chiếm tỷ trọng rất ít.

 

Soft-Skills

 

Chính vì vậy, những bạn trẻ đang muốn trở thành Chuyên viên dự báo nguồn hàng; Hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu; Lên kế hoạch sản suất; Quản lý hàng tồn kho; Quản lí dự án; Chuyên viên làm việc tại các kho bãi, vận chuyển; Chuyên viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Chuyên viên mua hàng;…. tham gia vào lĩnh lực Supply Chain, Logistics, ngay bây giờ, hãy chuẩn bị hành trang thật vững. Chúc các bạn thành công!

 

Supply Chain tuy không còn là một từ quá mới mẻ tại Việt Nam nhưng nó luôn là lĩnh vực luôn luôn khao khác nguồn nhân lực, mang lại cơ hội nghề nghiệp và khả năng thăng tiến cho các bạn trẻ hiện nay.

 

Trí Hùng