Supply Chain

3 nền tảng đánh giá ứng viên cho vị trí Quản lý Chuỗi cung ứng

Kiến thức và kỹ năng kết hợp với lộ trình hợp lý sẽ tạo nên năng lực cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực của các nhân viên. Để định hướng phát triển cho các nhà Supply Chain Manager tương lai, APICS đã xây dựng mô hình Supply Chain Manager Competency Model.

Theo mô hình này, Competency được định nghĩa là “khả năng áp dụng hoặc sử dụng kết hợp kiến thức, kỹ năng và khả năng để thực hiện các chức năng công việc quan trọng”. Mô hình năng lực là một khuôn khổ để xác định các yêu cầu về kỹ năng và kiến ​​thức của một công việc, đánh giá hiệu suất và giúp thiết lập chiến lược kinh doanh. Xây dựng mô hình và đánh giá năng lực của nhân viên sẽ giúp hình thành nên cơ sở cho các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên. Nó không chỉ giúp cho các phòng ban làm việc hiệu quả hơn và đạt được tiềm năng của họ, mà có rất nhiều lợi ích kinh doanh từ việc liên kết hiệu suất cá nhân với các mục tiêu và giá trị mong đợi của công ty.

Nghiên cứu về mô hình của APICS dựa trên:

  • Employment and Training Administration of the United States Department of Labor
  • APICS Operations Management Body of Knowledge (OMBOK) Framework

Mô hình bao gồm 3 nền tảng cấp độ năng lực và những mô tả chi tiết về các hoạt động và hành vi liên quan đến từng năng lực như hình sau:

 

Supply Chain Manager Competency

Supply Chain Manager Competency

I/ Kĩ năng nền tảng

Supply Chain Manager Competency

Personal Effectiveness Competencies: đại diện cho  đặc điểm cũng như phong cách cá nhân và khả năng tự quản lý.

  • Nhận thức về nhu cầu của người khác
  • Tính toàn vẹn: đáng tin cậy và chuyên nghiệp.
  • Học hỏi liên tục
  • Giao tiếp hiệu quả
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sáng tạo

Academic Competencies: bao gồm khả năng nhận thức và phong cách suy nghĩ.

  • Tư duy toán học, thống kê và phân tích
  • Khả năng đọc hiểu và viết
  • Ứng dụng khoa học và công nghệ
  • Kiến thức cơ bản về Chuỗi cung ứng
  • Nền tảng về quản trị kinh doanh
  • Hoạt động và kinh tế doanh nghiệp

Workplace and Leadership Competencies: Những kỹ năng và khả năng cho phép các cá nhân có thể hoạt động trong một môi trường tổ chức:

  • Giải quyết vấn đề và ra quyết định
  • Làm việc theo nhóm và cộng tác
  • Tinh thần trách nhiệm
  • Hướng về khách hàng (nội bộ và bên ngoài)
  • Lập kế hoạch và tổ chức
  • Quản lý xung đột
  • Hiểu biết công nghệ

II/ Chuyên môn:

Supply Chain Manager Competency

Operations Management Knowledge Areas and Technical Competencies: đại diện cho kiến thức, kĩ năng và khả năng cần thiết cho công tác quản lý vận hành:

  • Phát triển và ứng dụng các chiến thuật
  • Quản lý Chuỗi cung ứng
  • Cải tiến quy trình và 6 sigma
  • Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát
  • Quản lý dự án
  • Quản lý Lean
  • Hiểu biết và áp dụng công nghệ

Supply Chain Manager Knowledge Areas and Technical Competencies: tính cách đại diện cho kiến thức, kĩ năng và khả năng cần thiết:

  • Kĩ năng phân tích trade-offs
  • Quản trị rủi ro
  • Tính bền vững
  • Hiểu biết các quy định quốc tế
  • Mối quan hệ với nguồn cung ứng chiến lược
  • Quản trị mối quan hệ với khách hàng
  • Ứng dụng công cụ lean và six sigma
  • Các kiến thức về các bộ phận chuyên môn

III/ Nghiệp vụ:

Supply Chain Manager Competency

Materials Manager Specific Requirements: bao gồm những yêu cầu như bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ hoặc những yêu cầu về thể lực và đào tạo cần thiết. 

  • Bằng cấp̥: Bằng cử nhân liên quan đến Chuỗi cung ứng hoặc các lĩnh vực khác bao gồm kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật, quản trị kinh doanh…
  • Trở thành thành viên các hiệp hội về Chuỗi cung ứng, có mạng lưới các nhân sự trong ngành để cùng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
  • Các chứng chỉ về Chuỗi cung ứng

Nguồn: APICS – hiệp hội hàng đầu về quản lý Chuỗi cung ứng và cung cấp các chương trình nghiên cứu, giáo dục và chứng nhận về Chuỗi cung ứng uy tín.

Tìm hiểu thêm nội dung chi tiết tại đây.

Chương trình đào tạo Chuyên viên Chuỗi cung ứng 

Supply Chain Executive

“Thiết kế lộ trình phát triển trên bản đồ sự nghiệp chuỗi cung ứng”

Xây dựng tư duy hệ thống kết hợp trải nghiệm mô hình”