Supply Chain

4 CHUYỂN HƯỚNG MỚI TRONG THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT

ới vai trò là một chuyên viên chuỗi cung ứng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời những quy tắc và quy định đang  ngày càng tăng lên về vận chuyển vật liệu, hàng hoá nội địa lẫn xuyên biên giới.

“Việc các quy định vè chứng từ sản xuất mới đều được ban hành hàng ngày, là một thách thức cho các nhà xuất nhập khẩu để có thể theo kịp các quy định luôn thay đổi này và nhận định được những tác động của các thay đổi với công ty.”

Dưới đây là Bốn thay đổi về quy định đang vô cùng được các doanh nghiệp chú trọng hiện nay.

 1. Những thay đổi về mã HS

Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Harmonized Commodity Desciption and Coding System) hay HS là hệ thống quốc tế về danh mục sản phẩm được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) ban hành. Với hơn 200 quốc gia áp dụng hệ thống thuế quan, đánh giá thuế chống phá giá, và thu thập dữ liệu thông qua hệ thống này.

Theo ông Jamin Dick, phó chủ tịch cấp cao của Pitney Bowes – công ty công nghệ về chuỗi cung ứng, logistics và thương mại điện tử, nhận định “Mã HS đóng một vai trog quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc, nghĩa vụ, và thuế trong vận chuyển xuyên biên giới”. Hầu hết mọi sản phẩm được vận chuyển xuyên biên giới đều được phận loại bằng HS.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, hơn 230 thay đổi trong hệ thống trở nên có hiệu lực; những sửa đổi này diễn ra 5 năm 1 lần. Kristione Bols, giám đốc nội dung toàn cầu của Amber Road – nhà cung cấp các giải pháp quản lý thương mại toàn cầu có trụ sở tại East Rutherford, NJ, nhận định có rất nhiều tác nhân thúc đẩy những thay đổi này. Ví dụ như hệ thống HS được sửa đổi sẽ cung cấp bảng đánh giá chi tiết các công cụ phòng chống sốt rét nhằm tăng cường an toàn công cộng. Các mối quan ngại về quản lý tài nguyên cũng đã dẫn đến những thay đổi trong việc theo dõi gỗ rừng nhiệt đới.

Chuyên viên chuỗi cung ứng cần phải đảm bảo họ cập nhật hệ thống và cơ sở dữ liệu để có thể theo kịp những thay đổi này. Bởi lẽ một khi việc phân loại bị gặp trục trặc sẽ kéo theo việc mức thuế bị áp dụng sai, hoặc tệ hơn là các lô hàng sẽ bị giữ lại.

“Kiến thức thực tế và chuyên môn trong việc diễn giải các quy định chính là chìa khóa.”– Renee Roe, Giám đốc, BPE Global

Tuy nhiên công việc này lại không đơn giản như bề ngoài. Đầu tiên, nhiều quốc gia cải tiến mã WCO tiêu chuẩn để thu thập thêm dữ liệu. Do đó, mỗi mã sẽ thay đổi một chút từ nước này sang nước khác. Một số nước sẽ chuẩn bị bảng mục lục để tra cứu mã số thuế cũ và mã tương ứng hiện tại, tuy nhiên không phải nước nào cũng làm vậy. Hơn thế nửa, kể cả khi WCO ban hành những thay đổi này, các nước thành viên không bắt buộc phải thực hiện theo, Bols nói. Mặc dù hầu hết các quốc gia đều tuân theo, số khác lại theo chậm hơn.

Chung quy lại, “không cách nào để tự động tái phân loại” sản phẩm của một công ty, Bols nói. Chuyên viên chuỗi cung ứng cần phải đánh giá được những sản phẩm nào đang bị ảnh hưởng và những thay đỗi này sẽ tác động thế nào đến quá trình thông quan của sản phẩm đó. Họ sẽ cần phải xác định những thế thống cần cập nhật, và quyết định xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý. Cuốn cùng, Bols cũng cho rằng các công ty nên phát triển một kế hoạch phản ứng và phân bậc quản lý trường hợp có lô hàng bị trì hoản vì vấn đề phân loại hàng.

2) Quy định về xuất nhập khẩu các chất thải độc hại bằng đường ống

Các sửa đổi đối với Quy chế xuất nhập khẩu các chất thải nguy hiểm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2016. “Phán quyết cuối cùng này sẽ cải thiện và hợp nhất các quy định trước đó để tạo ra một bộ yêu cầu áp dụng cho tất cả các hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu chất thải nguy hại của Mỹ kiểm soát bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”, theo tuyên bố của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA).

Theo Peggy Otum, đối tác của Arnold & Porte – công ty luật chuyên sâu về luật môi trường, “Thay đổi chính nằm ở việc bộ luật mới sẽ thống nhất các yêu cầu đã được phổ biến trong các luật lệ khác nhau”. “Sửa đổi này nhằm hiện đại hóa các yêu cầu xuất nhập khẩu, đồng thời hợp nhất chúng để việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.” Các thông tin liên quan sẽ được báo cáo điện tử đến EPA, và từ đó có thể được kết nối điện tử với Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, như cũng như các quốc gia khác và công chúng, bà nói thêm.

Nếu như một số báo cáo điện tử sẽ được yêu cầu khi bộ luật bắt đầu có hiệu lực, toàn bộ quy trình báo cáo điện tử sẽ không bắt buộc cho đến khi hệ thống các chức năng báo cáo điện tử được xây dựng và thử nghiệm beta và sẽ được thông báo riêng sau khi hoàn thành hệ thống, EPA cho biết.

Otum cho biết thêm, một sự thay đổi quan trọng nữa là việc các công ty sẽ được yêu cầu theo dõi các lô hàng chất thải nguy hại liên quốc gia. Điều này sẽ làm giảm khả năng chất thải được thải bỏ hoặc vận chuyển đến các cơ sở không có nguồn lực để xử lý chất thải một cách an toàn.

Tính minh bạch cao hơn đến từ các yêu cầu mới về báo cáo điện tử sẽ làm cho các cơ quan chính phủ dễ dàng theo dõi sự tuân thủ pháp luật của các công ty. Điều đó có nghĩa là việc thực thi pháp luật sẽ có xu hướng gia tăng. “Đó là trách nhiệm của các công ty để chuẩn bị thật tốt để tuân thủ các quy định pháp luật mới ban hành” Otum nói.

3) Thiết bị ghi chép hành trình điện tử

Bắt đầu từ tháng 12 năm 2017, nhiều hãng vận tải và lái xe tải sẽ cần phải bắt đầu sử dụng các thiết bị ghi chép hành trình điện tử hoặc ELD. Các hãng vận tải và người lái xe đang sử dụng nhật ký giấy hoặc phần mềm ghi chép sẽ phải chuyển sang hệ thống ELD chậm nhất là ngày 18 tháng 12 năm 2017, trong khi các hãng vận tải và lái xe sử dụng thiết bị ghi âm trên xe tự động (AOBRD) phải đảm bảo các thiết bị này tuân thủ các quy định mới, hoặc chuyển sang ELDs chậm nhất là ngày 16 tháng 12 năm 2019. Quy định này áp dụng cho hầu hết người lái xe và hãng vận chuyển  được yêu cầu phải duy trì hồ sơ về tình trạng thuế.

Thiết bị ghi chép hành trình điện tử ELD được sử dụng nhằm giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho người lái xe container cũng như giúp việc theo dõi, quản lý và chia sẻ chính xác thông tin về tình trạng thuế (ROD). Hệ thống ELD sẽ đồng bộ hoá với động cơ xe để tự động ghi lại và tính toán thời gian lái xe, thời gian nghỉ, giúp cho việc ghi chép thời gian làm việc của tài xế (HOS) trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Theo Sean McNally, người phát ngôn của Hiệp hội Vận tải Đường bộ Mỹ (ATA), kể từ khi các quy định về giờ làm việc bắt đầu có hiệu lực trong những năm 1930, ngành công nghiệp đã luôn sử dụng bút chì và giấy để ghi chép giờ làm việc. Các thành viên của hiệp hội đã chỉ ra rằng việc đổi sang ghi chép dữ liệu điện tử sẽ giúp tăng tính an toàn lẫn hiệu quả trong hoạt động vận chuyển hàng hoá. Ông nói: “ELD sẽ cải thiện sự tuân thủ các quy tắc về giờ phục vụ. Và việc chuyển sang các hệ thống tự động sẽ giúp làm giảm thời gian người lái xe và hàng vận chuyển phải ghi chép các giấy tờ theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên không phải hãng vận chuyển nào cũng mặn mà với việc chuyển đổi này. Một bộ phận nhỏ các tài xế đã nghỉ việc tại công ty khi hãng của họ sử dụng ELD, Bob Costello, nhà phân tích kinh tế phụ trách chính của ATA nói. Kể cả khi một số tài xế đã có thể tìm được việc làm tại những hãng vận chuyển chưa áp dụng thiết bị này, những lựa chọn này rồi cũng sẽ bốc hơi. “Chuyện gì sẽ xảy ra sau một năm nữa?” Costello hỏi. Chưa kể đến việt một số hãng vận chuyển nhỏ sẽ chọn đóng cửa thay vì phải đầu tư vào ELD. Thậm chí một sự sụt giảm từ 1 đến 2% số lượng tài xế có sẵn hiện tại cũng sẽ làm trầm trọng sự thiếu hụt hiện tại trong nền kinh tế.

4) Quy định về pin Lithium

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã thay đổi các quy định về vận chuyển pin lithium, có hiệu lực vào tháng 4 năm 2016. Trong số những thay đổi này, pin Li-ion sẽ được yêu cầu có mức pin còn lại (SoC) không vưượt quá 30% công suất được thiết kế.

Ngoài ra, pin lithium không thể được vận chuyển như hàng hóa trên máy bay chở người. Ông Dick từ công ty công nghệ đa quốc gia Pitney Bowes cho rằng những thay đổi này đã tác động đến nhiều chủhàng khi họ không có đủ khả năng theo dõi chính xác chỉ số SoC cũng như việc thực thi quy định này cũng chưa rõ ràng. Các nhà sản xuất có trách nhiệm đảm bảo pin ở mức thấp hơn 30%, nhưng trên thực tế có không có nhiều hãng thông báo về chi tiết này.

Nhiều thay đổi khác cũng sắp sửa diễn ra. Đơn cử như việc FedEx thông báo rằng họ đang áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc vận chuyển pin lithium, bao gồm các quy định về bao bì và nhãn dán. Những thay đổi này đã có hiệu lực vào tháng Một năm 2017.

Trách nhiệm của chuyên viên Logistics hiện nay đã vượt ra ngoài việc chỉ vận chuyển sản phẩm từ điểm A đến điểm B. “Công việc hiện tại còn bao gồm kỳ được chăm sóc một cách tận tình từ các công ty và kiến thức về các quy định hiện hành”, Dick nói.

Các chủ hàng cần phát triển khả năng chuyên môn nội bộ. hoặc tham khảo các chuyên gia bên ngoài. “Trong khi các công ty ở các nước phát triển có rất nhiều thông tin trực tuyến, đó lại không phải là trường hợp ở mọi nơi”, Dick nói. “Kiến thức thực tiễn và chuyên môn trong việc diễn giải các quy định là chìa khóa để duy trì một hoạt động sản xuất thông suốt.”

Theo Inbound Logistics Magazine

Learn more about us!!!