Supply Chain

6 đòn bẩy cho Chuỗi cung ứng Hàng tiêu dùng

 

Cuộc cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực trong hoạt động quản lý Chuỗi cung ứng. Điều này thể hiện rõ qua cách các đòn bẩy chính thuộc vòng tròn bên ngoài trong biểu đồ dưới đây. Những cải tiến này sẽ từng bước thay đổi chiến lược dịch vụ, chi phí, vốn và sự tinh gọn trong vận hành doanh nghiệp.

Supply Chain 4.0’s improvement levers map to six main value drivers.

Hoạch định (Planning)

Hoạch định trong Chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả với Big data và Advanced analytics. Các ‘ông lớn’ trong ngành hàng Tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng Advanced analytics trong Demand Planning để phân tích hàng trăm đến hàng ngàn biến số ảnh hưởng đến nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (ví dụ: thời tiết, xu hướng từ mạng xã hội, dữ liệu cảm biến), đồng thời, sử dụng Machine Learning để mô hình hóa các mối quan hệ trong Chuỗi cung ứng và từ đó, thiết lập một kế hoạch dự báo nhu cầu chính xác với lỗi dự báo giảm đến 30-50%.

Việc ứng dụng Tự động hóa (Automation) và tích hợp kế hoạch cung và cầu được dự đoán sẽ phá vỡ các ranh giới truyền thống giữa các bước lập kế hoạch và phát triển hoạch định thành một quy trình linh hoạt và xuyên suốt quá trình quản lý Chuỗi cung ứng. Thay vì sử dụng mức tồn kho an toàn cố định, mỗi quyết định trong replenishment-planning (hoạch định hàng bổ sung thêm) sẽ phân phối xác suất nhu cầu dự kiến. Do đó, lượng tồn kho an toàn trong mỗi thời kỳ sẽ khác nhau. Giá bán hàng hóa cũng có thể được điều chỉnh linh hoạt để cùng lúc tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu tồn kho.

Trong ngành hàng tiêu dùng, một số tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng đang tận dụng các phương pháp hoạch định tiên tiến cùng các ứng dụng khác để có thể tiếp tục được phát triển hơn trong tương lai.  

Dòng chảy của nguyên liệu – thành phẩm (Physical flow)

Nhờ những cải tiến trong khả năng kết nối, Advanced analytics, phương pháp gia công đắp dần (additive manufacturing) và tự động hóa, Logistics sẽ đạt bước tiến lớn hơn trong những năm tiếp theo, nâng cao các chiến lược quản lý kho và phương pháp quản lý tồn kho truyền thống. Với giao diện dễ sử dụng, các thiết bị công nghệ cao như thiết bị đeo được (wearable) cho phép nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên các hướng dẫn cải thiện quy trình hoạt động tại vị trí của nhân viên (ví dụ quy trình lấy hàng và nhận hàng). Robot và Robot sinh học – exoskeletons có thể có tác động mạnh mẽ không kém đến năng suất của con người trong các hoạt động kho.

Xe tự động và các phương tiện vận tải thông minh sẽ giảm đáng kể chi phí vận hành trong vận chuyển và xử lý sản phẩm, đồng thời giảm thời gian sản xuất và chi phí về môi trường. Các nhà kho liên kết với điểm tải hàng ở khu vực sản xuất thậm chí có thể cho phép toàn bộ quá trình được thực hiện chỉ với sự can thiệp thủ công tối thiểu. Cuối cùng, khi các cơ sở sản xuất bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào in 3-D, vai trò cơ bản nhất của kho cũng sẽ thay đổi.

Quản lý hiệu suất

Được xem là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc cải thiện hiệu suất, các công ty thực phẩm lớn đã tiến hành cung cấp bảng điện tử (dashboard) báo cáo tiến độ chi tiết, có sẵn, được cập nhật liên tục và dễ dàng tùy chỉnh. Những ngày mà tạo nên bảng điều khiển là nhiệm vụ quan trọng và các chỉ số hiệu suất chỉ có được khi thực hiện công tác tổng hợp đã trở thành quá khứ. Thay vào đó, quản lý hiệu suất sẽ là một quy trình hoạt động thực sự hướng đến xử lý những tình huống ngoại lệ theo thời gian thực chứ không phải là một bài tập hàng tháng hoặc hàng quý chúng ta phải làm.

Sử dụng các kỹ thuật khai thác dữ liệu (data mining) và Machine learning, hệ thống quản lý hiệu suất này có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của những trường hợp ngoại lệ bằng cách so sánh nó với một bộ các chỉ số cơ bản được xác định trước hoặc bằng cách tiến hành phân tích Big data. Sau đó, hệ thống có thể tự động kích hoạt các biện pháp đối phó, chẳng hạn như lệnh bổ sung hoặc thay đổi lượng tồn kho an toàn, hoặc cài đặt tham số khác trong các hệ thống lập kế hoạch.

Quản lý đơn hàng

Quản lý đơn hàng được cải thiện thông qua một số phương pháp: xử lý đơn hàng từ xa (no-touch), tích hợp hệ thống đặt hàng với quy trình sẵn có (ATP) và bổ sung hàng hóa theo thời gian thực cho phép xác nhận ngày đặt hàng thông qua bộ nhớ trong về lịch trình sản xuất tức thời và xem xét tất cả các hạn chế. Kết quả cuối cùng là giảm chi phí (thông qua tự động hóa tăng), độ tin cậy được cải thiện (thông qua phản hồi chi tiết) và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn (thông qua các phản hồi ngay lập tức và đáng tin cậy).

Hợp tác (Collaboration)

Sự kết nối giữa các bên liên quan đã tạo thành một cấp độ mới trong việc hợp tác với trong của Chuỗi cung ứng. Đây được xem như là nền tảng chung giữa khách hàng, công ty và nhà cung cấp, góp phần cung cấp cơ sở hạ tầng Logistics chung hoặc thậm chí là các giải pháp hoạch định chung. Đặc biệt, trong các mối quan hệ không cạnh tranh, các đối tác có thể cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ trong Chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí hành chính và học hỏi lẫn nhau.

Một tập đoàn tiêu dùng hàng đầu đã phát hiện ra rằng sự hợp tác theo chiều dọc sẽ giảm lượng tồn kho nhờ vào việc trao đổi dữ liệu hoạch định đáng tin cậy. Công việc này cũng cắt giảm lead-time, cung cấp thông tin tức thời, đồng thời đưa ra một hệ thống cảnh báo sớm và khả năng phản ứng nhanh trước sự gián đoạn ở bất cứ đâu.

Chiến lược Chuỗi cung ứng

Nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa và tùy biến ngày càng cao trong Chuỗi cung ứng, nhiều phân khúc đã được thiết lập. Để trở nên vượt trội, Chuỗi cung ứng cần phải thành thạo phân tích vi mô. Tiếp cận Big data đa dạng và luôn biến đổi tạo cơ hội tùy chỉnh hàng loạt các dịch vụ Chuỗi cung ứng bằng cách phân tách Chuỗi cung ứng thành hàng trăm phân khúc riêng lẻ, mỗi phân khúc dựa trên yêu cầu của khách hàng và khả năng của chính công ty. Các sản phẩm phù hợp sẽ cung cấp giá trị tối ưu cho khách hàng và giảm thiểu chi phí và tồn kho trong doanh nghiệp.

Tác động của Chuỗi cung ứng 4.0

Loại bỏ những dư thừa trong hoạt động kỹ thuật số và áp dụng các công nghệ mới chính là một đòn bẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của Chuỗi cung ứng ngày nay. Tác động tiềm năng của Chuỗi cung ứng 4.0 trong hai đến ba năm tới là rất lớn. Kỳ vọng có thể kể đến là chi phí vận hành thấp hơn tới 30%, giảm doanh thu 75% và giảm hàng tồn kho lên tới 75%. Đồng thời, khả năng đáp ứng nhanh với sự thay đổi của Chuỗi cung ứng sẽ tăng đáng kể.

Làm thế nào chúng ta tính được những con số này? Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm sau nhiều nghiên cứu và tính toán định lượng của các doanh nghiệp lớn. Ba chỉ số hiệu suất có mối tương quan cao; ví dụ: hồ sơ hàng tồn kho được cải thiện sẽ dẫn đến mức độ dịch vụ được cải thiện và chi phí thấp hơn.

  • Chuỗi cung ứng dịch vụ / doanh số bị mất (lost sales). Khi dịch vụ khách hàng kém (ví dụ: thời gian giao hàng không thực tế), hồ sơ tồn kho sai (sản phẩm đặt hàng không có sẵn) và / hoặc giao hàng không đáng tin cậy. Ngoài ra doanh số bị mất xảy ra nếu các sản phẩm cần thiết không có sẵn trên kệ hoặc trong hệ thống; khách hàng sẽ quyết định chuyển sang một thương hiệu khác. Điều này đúng cho cả môi trường B2C và B2B.
  • Mức độ dịch vụ sẽ tăng đáng kể khi Chuỗi cung ứng cải thiện các tương tác với khách hàng, tận dụng tất cả dữ liệu tại điểm bán hàng và thông tin thị trường để tăng mức độ chính xác của dự báo (lên tới hơn 90% ở mức có liên quan, ví dụ: SKU) và áp dụng các phương pháp định hình nhu cầu kết hợp với cảm biến nhu cầu để giải thích cho những thay đổi và xu hướng có hệ thống. Với sự cải thiện dịch vụ, doanh số bị mất (lost sales) sẽ giảm đáng kể.
  • Chi phí Chuỗi cung ứng. Được thúc đẩy bởi các hoạt động Vận chuyển, Kho bãi, và Thiết lập mạng lưới tổng thể, các chi phí này có thể được giảm tới 30%. 50%  trong số đó có thể đạt được nhờ vào việc ứng dụng các phương pháp tiên tiến để tính toán chi phí tổng cộng (clean-sheet costs) (tính toán theo phương pháp tổng hợp tất cả các chi phí ‘thực’ của dịch vụ) liên quan đến Vận chuyển và Lưu kho và bằng cách tối ưu hóa mạng lưới. Với mục tiêu là tối thiểu hóa các điểm chạm cũng như số km vận chuyển trong khi vẫn đáp ứng mức độ dịch vụ cần thiết của khách hàng. Kết hợp với tự động hóa thông minh và cải thiện năng suất trong kho bãi, các đơn vị vận chuyển, v.v., những nỗ lực này có thể tiết kiệm một số lượng lớn chi phí trong Chuỗi cung ứng.

15% chi phí còn lại có thể được giảm bằng cách tận dụng các phương pháp định tuyến động, ‘Uber hóa’ vận tải, sử dụng phương tiện tự động, và trong trường hợp có thể, sử dụng công nghệ in 3D.

  • Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng. Các nhiệm vụ lập kế hoạch như lập kế hoạch nhu cầu, chuẩn bị quy trình S&OP, lập kế hoạch sản xuất tổng hợp và lập kế hoạch cung ứng thường rất tốn thời gian và được thực hiện thủ công. Với sự hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến, 80-90% của tất cả các nhiệm vụ lập kế hoạch có thể được tự động hóa mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt hơn so với các nhiệm vụ được thực hiện thủ công. Quá trình S&OP sẽ được cập nhật hàng tuần và quá trình ra quyết định sẽ được xây dựng dựa trên các kịch bản theo thời gian thực. Sự kết hợp giữa độ chính xác, độ chi tiết và tốc độ này có ý nghĩa đối với các yếu tố khác, chẳng hạn như dịch vụ, chi phí Chuỗi cung ứng và hàng tồn kho. Các hệ thống sẽ có thể phát hiện các tình huống bất ngờ và lập kế hoạch ngay lập tức để ra quyết định kịp thời.
  • Hàng tồn kho. Hàng tồn kho được sử dụng để tách rời cung và cầu, để hỗ trợ cho sự thay đổi trong cung và cầu. Việc áp dụng các thuật toán mới vào quá trình lập kế hoạch sẽ làm giảm đáng kể tính không chắc chắn (độ lệch chuẩn của cung / cầu hoặc lỗi dự báo), khiến lượng hàng tồn kho an toàn trở nên không cần thiết. Biến số quan trọng khác để thúc đẩy hàng tồn kho là leadtime bổ sung hàng hóa: với việc sản xuất nhiều lô cùng kích thước và thời gian đổi chuyền nhanh, leadtime sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, thời gian vận chuyển dài, từ châu Á đến Liên minh châu Âu hoặc Hoa Kỳ, sẽ bị giảm, do sự gia tăng đáng kể trong sản xuất tại địa phương. Ngoài ra, in 3-D sẽ giảm lượng hàng tồn kho cần thiết. Chúng tôi hy vọng sẽ giảm hàng tồn kho tổng thể từ 50 đến 80 phần trăm (hình dưới).

Supply Chain 4.0 unlocks potential in all supply chain categories.

Sự chuyển đổi qua Chuỗi cung ứng số

Quá trình chuyển đổi sang Chuỗi cung ứng kỹ thuật số (Digital Supply Chain) yêu cầu ba yếu tố hỗ trợ chính: Định nghĩa rõ ràng, năng lực thực hiện và môi trường hỗ trợ. Định nghĩa Chuỗi cung ứng kỹ thuật số bắt đầu bằng sự hiểu biết về hoạt động hiện tại. Khả năng về số hóa sau đó cần phải được xây dựng. Điều kiện tiên quyết cuối cùng là việc thực hiện một kiến trúc / tổ chức hai tốc độ. Điều này có nghĩa là việc thành lập tổ chức và cảnh quan CNTT phải đi kèm với việc tạo ra một môi trường đổi mới với văn hóa khởi nghiệp.

Các ‘vườn ươm’ này cần cung cấp mức độ tự do và linh hoạt cao của tổ chức cũng như các hệ thống CNTT tiên tiến (kiến trúc hai tốc độ độc lập với các hệ thống cũ) để cho phép các chu kỳ phát triển, thử nghiệm và triển khai nhanh chóng các giải pháp. Nhận thức nhanh là điều cần thiết để có được phản hồi kinh doanh ngay lập tức về sự phù hợp và tác động của các giải pháp, để tạo hứng thú và tin tưởng vào các đổi mới (ví dụ: thuật toán lập kế hoạch mới) và để điều khiển các chu kỳ phát triển tiếp theo. Vườn ươm là hạt giống của Chuỗi cung ứng 4.0 trong tổ chức, nhanh, linh hoạt và hiệu quả.

Xem báo cáo đầy đủ của McKinsey tại đây.

Chương trình đào tạo Chuyên viên Chuỗi cung ứng 

Supply Chain Executive

“Thiết kế lộ trình phát triển trên bản đồ sự nghiệp chuỗi cung ứng”

Xây dựng tư duy hệ thống kết hợp trải nghiệm mô hình”

 

 

Data Analytics Khai phá sức mạnh của dữ liệu trong lĩnh vực Chuỗi cung ứng