Supply Chain

Thiên tai đang thay đổi Chuỗi cung ứng như thế nào?

Tình hình thời tiết ảnh hướng đến Chuỗi cung ứng toàn cầu

 

Từ những năm 2011, Báo cáo thường niên Global Risks Report của the World Economic Forum’s đã xếp hạng rủi ro về khí hậu là ưu tiên hàng đầu cho hoạt động kinh doanh. Những rủi ro về khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, mà còn trực tiếp tác động đến lao động và tài sản của công ty, cũng như đến cả cộng đồng khách hàng của tổ chức.

 

Chuỗi cung ứng trong thiên tai

 

Động đất và sóng thần năm 2011 tại Tohoku, Nhật Bản đã để lại 210 tỉ USD thiệt hại và Chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn. Do không thể xuất, cũng như nhập hàng về, những doanh nghiệp lớn với phương thức sản xuất Just In Time như Toyota, G.M. và Nissan buộc phải đóng cửa tạm thời hai cơ sở tại Mỹ và Nhật.

 

Chuỗi cung ứng trong thiên tai

 

Trong cùng năm đó, trận lụt lịch sử tại Thái Lan đã quét sạch văn phòng của Western Digital, công ty sản xuất đến ¼  ổ cứng cho máy tính trên toàn cầu. Hãng phải mất đến 1 năm mới hồi phục lại hiệu suất làm việc. Dù trên thực tế, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều về mặt tài chính. Song, trải nghiệm khách hàng chính là mối lo lớn nhất nếu hoạt động sản xuất bị đình trệ.

 

Chuỗi cung ứng trong thiên tai

 

Tại Hoa Kỳ, các sự kiện thời tiết cực đoan đã xảy đến 41 lần trong nửa đầu năm 2018. Hiện tượng “Bomb Cyclone” – Bão tuyết kéo dài và dày đến tận 18 inch vào đầu năm 2018 đã gián đoạn cho hoạt động Logistics và các chuyến bay trên khắp Bờ Đông.

 

Chuỗi cung ứng trong thiên tai

 

Những tháng cuối năm 2018, tại Việt Nam đã chứng kiến cơn bão Usagi cùng hậu quả khủng khiếp như: tuyến đường sắt Bắc Nam duy nhất của Việt Nam bị hư hỏng tại khu vực tỉnh Ninh Thuận, TP. HCM chịu đến hơn 100 điểm ngập khiến giao thông nội thành tê liệt, 1500m đường quốc lộ huyết mạch bị tàn phá và nhiều chuyến bay nội địa bị hủy trong hai ngày 24 và 25/11.


Từ những sự kiện kể trên, có thể nói rằng ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động cung ứng gây ra rủi ro nhiều hơn bất cứ các phòng ban khác, bởi 4 mục tiêu cốt lõi của bất kì Chuỗi cung ứng nào đều nhạy cảm với thiên tai:

  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất chung
  • Tăng cường tốc độ và khả năng đáp ứng của hoạt động giao hàng
  • Nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất
  • Quản trị rủi ro

 

Một nhà quản lý sẽ phải đặt câu hỏi “Khi nào”, thay vì “Nếu” khi lập các kế hoạch kinh doanh. Với những đặc trưng của một Chuỗi cung ứng hiện đại – phạm vi địa lý trải dài toàn cầu, đầu vào chuyên biệt được sản xuất ngày càng nhiều ở các địa điểm cụ thể và lượng hàng tồn kho chỉ được bổ sung khi cần thiết chứ không dự trữ nhiều: Just In Time – một quy trình tối ưu giúp giảm chi phí lưu kho linh kiện một giờ khoảng 950.000 USD (Business Forward Foundation) khiến việc vận hành hoạt động dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các rủi ro về khí hậu.

 

Theo Accenture, trong 73% doanh nghiệp đối mặt với thiên tai trong 5 năm qua, chỉ có 17% dành thời gian đánh giá và định lượng thiệt hại đã hứng chịu. 67% các quản lý cho rằng các rủi ro kia khá là phổ biến và không cần thiết định lượng chi tiết. Và chính số đông này không ý thức về những rủi ro tiềm năng khác mà doanh nghiệp mình sẽ gặp phải trong tương lai.

 

Cách nào để doanh nghiệp bảo vệ Chuỗi cung ứng của mình?

 

Các doanh nghiệp cần hiểu rằng ảnh hưởng của thời tiết sẽ không chỉ gói gọn đến cơ sở vật chất mà còn sẽ gây thiệt hại đến trải nghiệm của khách hàng, tài sản và cả lao động của tổ chức. Các tổ chức ngày nay đang dần nhận ra tầm quan trọng của khả năng phục hồi (resilience) tức thì trước sự ảnh hưởng của thiên nhiên.

 

  • Sử dụng Forward Logistics

 

Các nhà cung cấp sẽ quen thuộc với thị trường hiện tại và nhu cầu khách hàng của mình, vậy bằng cách sử dụng dịch vụ Forwarder, nhà cung cấp có thể đặt hàng trước và dự trữ với số lượng lớn hơn.

 

Bằng cách này, các nhà cung cấp có thể đảm bảo nguồn cung lớn hơn để xử lý sự gia tăng nhu cầu. Ngoài ra, nếu có một cơn bão đang đến, tổ chức có thể nhanh chóng chuyển lường hàng tồn kho thường đến cơ sở khác ít bị ảnh hưởng hơn. Mặc dù cách này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, các xe tải phải đi tuyến đường dài hơn và chi phí tồn kho bị nâng cao, nhưng nó đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong dài hạn.

 

Chẳng hạn, nếu hàng hóa đang trên lộ trình đến một cơ sở ở Houston trong thời kỳ bão tố, dịch vụ Forward Logistics sẽ cho phép các công ty chủ động định tuyến lại và giao hàng đến một cơ sở không bị ảnh hưởng bởi cơn bão, đảm bảo sản phẩm không bị lãng phí.

 

  • Chủ động thông báo

 

Chủ động thông báo – Proactive notification, liên quan đến khả năng cung cấp thông tin tức thời về các vấn đề trong Chuỗi cung ứng. Sử dụng bảng điều khiển điện tử dashboard và khả năng giám sát phản ứng dựa trên nhiều yếu tố mang tính thông tin do người điều khiển và thông báo sự kiện theo thời gian thực như tăng đột biến về số lượng.

 

Công ty sẽ chủ động email thông báo khách hàng, nhà cung cấp và những nhà cung cấp dịch vụ 3PL của mình về những sự cố phát sinh và đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Quá nửa trận chiến với các tình huống căng thẳng là biết được cách đi đến câu trả lời. Việc chủ động thông báo, thay vì chỉ phản ứng sau khi sự việc đã diễn ra, đã loại bỏ những khó khăn và câu trả lời đã được bạn gửi đến người quản lý nhà kho.

 

  • Sử dụng hình thức Direct Store Delivery

 

Chuỗi cung ứng trong thiên tai

 

Giao hàng trực tiếp từ cửa hàng (DSD), bỏ qua bước trung gian thông thường là phương pháp cực kì hiệu quả trước những tình huống liên quan đến thiên tai.

 

Ví dụ, khi có một cơn bão đổ bộ và khách hàng cần một xe tải đầy vật tư như xẻng, các công ty có thể đặt hàng và ngay lập tức đưa hóa đơn bán hàng đến điểm cuối. DSD cho phép hàng hóa đi trực tiếp từ nhà sản xuất đến đích ngay lập tức và cắt bỏ bước bổ sung được giao đến cửa hàng trước và được định tuyến lại.

 

Thời tiết có thể tác động đến cả các hệ thống chuỗi cung ứng linh hoạt nhất, nhưng dự báo đúng và lập kế hoạch thông minh là một cách chắc chắn để thúc đẩy doanh nghiệp của bạn chống lại những điều không thể đoán trước.

 

  • Chủ động phát triển bền vững

 

Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần có những hành động cắt giảm lượng khí thải carbon và giảm sự tác động của cơ sở hạ tầng Chuỗi cung ứng lên vấn đề biến đổi khí hậu. Nhờ vào những xu hướng mới như sự nhận thức về hiệu ứng nhà kính (GHG), sự xuất hiện của các công nghệ mới như blockchain và IoT, nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về nền công nghiệp “xanh” ít cacbon và sản phẩm và dịch vụ phục hồi trước tác động của khí hậu, và những rủi ro về uy tín đối với tài sản thương hiệu của công ty và hoạt động kinh doanh trong tương lai.

 

Chuỗi cung ứng trong thiên tai

 

Trên thế giới, nhiều công ty đã theo đuổi chiến lược bền vững với môi trường:

 

  • Tại Rubiera, Ý, sử dụng phương pháp “free cooling” (sử dụng nhiệt độ bên ngoài để làm lạnh) được sử dụng trong các quy trình công nghiệp hoặc điều hòa không khí – đã giúp giảm 15% mức tiêu thụ năng lượng cho toàn doanh nghiệp.
  • Denton, Mỹ đã giảm 40% chi phí điện cho máy nén bằng cách tìm thấy kịp thời và sửa chữa lỗi rò rỉ không khí.
  • Limburg, Đức giảm 500.000kWh mức tiêu thụ năng lượng mỗi năm bằng cách chuyển sang đèn LED trong các tòa nhà.
  • Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế lại luồng không khí trong hoạt động sản xuất và ứng dụng hệ thống kiểm soát nhu cầu thông gió đã giảm mức tiêu thụ năng lượng 900.000kWh mỗi năm, đồng thời chuyển sang đèn LED trong phòng sản xuất và nhà kho đã tiết kiệm thêm 200.000kWh.

 

Thiên tai có thể tác động đến cả các hệ thống cung ứng linh hoạt nhất và hiện đại nhất, nhưng dự báo đúng và lập kế hoạch thông minh là một cách chắc chắn để thúc đẩy doanh nghiệp của bạn chống lại những điều không thể đoán trước.

 

Theo inboundlogistics.com, supplychaindive.com, lscftu2.com, bsr.org, ecofys.com, supplychain247.com, disruptive.asia & tetrapak.com

Learn more about us!!!