Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things – IOT) đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày. Tại đây, chuỗi cung ứng sẽ là lĩnh vực “được” ảnh hưởng tiếp theo – dù nghe có vẻ đáng sợ nhưng điều này hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích đi kèm trong tương lai.
Hàng tỉ thiết bị mạng truyền thống – bao gồm router, server, máy tính cá nhân (PC) và điện thoại di động – hiện đại đã được kết nối với internet. Đối với lĩnh vực chuỗi cung ứng, những cuộc cách mạng IOT ngày càng mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí trailer chở hàng với mạng internet.
Những lợi ích tiềm năng ban đầu rất ấn tượng. Các ứng dụng hiện đại này có thể cắt giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng với con số lên gần 2,7 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Hiện tại, 96% trong tất cả các công ty đang dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IOT chỉ trong vòng 3 năm tới, và chắc chắn ai cũng sẽ phát triển các chiến lược và giải pháp để chuẩn bị cho một tương lai đầy đổi mới này.
Thực tế, với tất cả những thiết bị có khả năng kết nối với internet, chỉ có khoảng 0,06% là khả dụng nhất. Khoảng cách quá lớn này được hi vọng sẽ sớm được rút ngắn lên đến 30% vào năm 2017 sắp tới. Có thể nghe không thực tế, tuy nhiên các công ty đang phải “chạy nước rút” để bắt kịp xu hướng này và mong đợi lợi nhuận trên đầu tư của mình trong thời gian tới.
Mặc dù sẽ còn nhiều năm nữa mới có thể được áp dụng, cơ hội để ứng dụng IOT với các thiết bị cần thiết trên thị trường đã sẵn sàng hỗ trợ về tầm nhìn và tăng tính hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Những thiết bị tương lai này bao gồm:
Robot – với khả năng làm việc 24/7 không cần ánh sáng, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí lao động phổ thông đáng kể. Các dự án robot mới sẽ sớm được giới thiệu vào các kho bãi hiện đại với bản thử nghiệm không quá đắt tiền.
Xe vận chuyển hàng tự động (Autonomous Guided Vehicles – AGV) – có thể thực hiện đơn hàng, tự bổ sung hàng trong kho bãi và đáp ứng hiệu quả những nhu cầu cần thiết tại đây.
Xe nâng thông minh – Các loại xe này có thể truyền tải thông tin từng hoạt động của xe cho người sử dụng để tối đa hóa độ an toàn và huấn luyện người sử dụng mới. Trang bị cảm biến cho phép xe tự phát hiện sắp va chạm vật thể, hoặc các hỏng hóc trong động cơ, quá tải và tự động lập báo cáo hư hỏng nếu cần thiết.
Đặc biệt, chúng ta không chỉ cần hiểu thông tin mà các dữ liệu được báo cáo, chúng ta cũng cần biết những gì cần giải quyết với lượng thông tin này. Đã đến lúc làm quen với các nhà cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng, các công cụ tích hợp nền tảng IOT dựa trên công nghệ điện toán đám mây để thật sự quản lý và giải quyết các thông tin nhận được.
Khi bạn đã thiết lập các dự án IOT ngắn hạn trong tương lai, hãy đặc biệt chú ý và dự đoán những yếu tố sẽ phát triển trong khoảng 3–5 năm tới. Vị trí sản phẩm/đơn hàng sẽ được theo dõi thời gian thực, định vị, hướng dẫn và quan sát bằng các thiết bị sử dụng WiFi/Bluetooth sau khi các dự án này được chính thức giới thiệu:
Thông tin trước mắt – được hiển thị trong các loại kính thông minh siêu nhẹ với khả năng phân công nhiệm vụ, vị trí và hướng dẫn hướng trực tiếp, đánh dấu địa điểm cần đến, nhận dạng mã code và tối ưu hóa việc nhận dạng pallet hàng.
Quản lý sân bay dành cho Drone – Với máy bay không người lái, chúng ta có thể quan sát và xác định vị trí chính xác của container và cập nhật vị trí này lên hệ thống quản lý kho bãi thời gian thực.
Xe tải thông minh – giúp theo dõi trực tiếp, kiểm soát nhiệt độ và ghép xe tải chở hàng hợp lý nhất ở mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài ra, một khi công nghệ IOT phát triển hơn, một công nghệ khác cũng sẽ được hưởng lợi ích khá lớn cho cả chuỗi cung ứng – Xe tải không người lái. Được ước tính chỉ còn khoảng một thập kỷ nữa, chúng ta sẽ có thể thấy các loại xe này hoạt động ngay trên đường phố với số lượng đơn lẻ (hoặc số lượng lớn) tùy vào mức độ phát triển và áp dụng trong tương lai.
Robot, AGV và xe nâng thông minh đã đủ hoàn thiện cho việc thử nghiệm và áp dụng ngay lập tức để có thể tiết kiệm chi phí tổng thể một cách đáng kể nhất trong thời gian phát triển dài hạn công nghệ IOT của các doanh nghiệp.
Động lực thúc đẩy cả ngành kinh tế để di chuyển về phía trước với chiến lược IOT đang dần mạnh mẽ do tất cả đối thủ cạnh tranh trên thế giới đều đang đẩy mạnh công nghệ này cho riêng mình. Nếu vẫn còn nghi ngờ về tương lai của công nghệ này, thì hiện tại Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu về khả năng ứng dụng IOT trong cả ngành công nghiệp của mình – và Hoa Kì hiện đang đứng thứ nhì.
Theo inboundlogistics.com