Amazon và Adidas được xem như là những ví dụ điển hình trong cải tiến chuỗi cung ứng 4.0. Hãy cùng VILAS tìm hiểu xem hai ‘ông lớn’ này đã tái định nghĩa quy tắc quản lí chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0 như thế nào nhé.
Các chuyên gia khẳng định quản lý chuỗi cung ứng là việc cung cấp chất lượng phù hợp với chi phí thấp nhất với mức dịch vụ đã thỏa thuận. Điều này có đúng không?
Trước khi biết câu trả lời, hãy cùng VILAS tìm hiểu hai ví dụ sau đây nhé: Tại Nga, nhờ vào một sáng kiến chuỗi cung ứng, Adidas đã tăng doanh số bán hàng lên hai con số trong 24 giờ ở Moscow. Cùng thời gian này, Amazon hiện đang xem xét việc sử dụng máy bay không người lái để giao hàng.
Hai ví dụ trên cho thấy, quản lí chuỗi cung ứng 4.0 không chỉ là về hiệu quả, giảm vốn lưu động và quản lý hàng tồn kho, mà nó cũng là về việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Adidas là thương hiệu giày thể thao hàng đầu tại Nga với hệ thống hơn 1.200 cửa hàng. Là một phần trong chiến lược làm hài lòng khách hàng, Adidas đang triển khai chiến lược đa kênh – Omni Channel, cho phép mọi người mua hàng bằng nhiều cách (trực tuyến hoặc tại cửa hàng) với bất kỳ sản phẩm nào có sẵn mọi cửa hàng tại Nga (cho dù trong cửa hàng Adidas, trung tâm phân phối hoặc kho hàng) và có thể được nhận hàng bằng nhiều cách (tại nhà, tại cửa hàng hoặc tại điểm đón).
Điều này có thể nhờ vào việc sử dụng các chip nhận dạng RFID, các công cụ vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ các cửa hàng bán lẻ – ship from store, giải pháp mua hàng trực tuyến – click and collect, và công nghệ endless aisle – nhà cung ứng vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng từ hàng tồn kho của họ.
THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM
Ban đầu, Adidas triển khai thử nghiệm giải pháp mua hàng trực tuyến – click and collect tại Moscow với hy vọng chỉ một vài người tiêu dùng sẽ chọn lựa chọn này để mua trực tuyến và thu thập sản phẩm tại cửa hàng. Họ dự kiến khoảng 10 đến 20 đơn đặt hàng mỗi tuần, nhưng người mua hàng chấp nhận ý tưởng và đơn đặt hàng đạt 1.000 mỗi tuần. Adidas buộc phải ngừng thử nghiệm và xây dựng cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng cần thiết để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng.
Ngày nay, có tới 70% doanh thu trực tuyến là thông qua giải pháp này. Tương tự, các sáng kiến chuỗi cung ứng khác đã góp phần gia tăng doanh thu tăng đáng kể, có thể kể đến như vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ các cửa hàng bán lẻ – ship from store, nơi hàng hóa đặt hàng trực tuyến được phân phối từ cửa hàng, không phải trung tâm phân phối và endless aisle – khách hàng có thể đặt sản phẩm không còn trong kho tại cửa hàng gần họ nhưng có sẵn trong một cửa hàng khác trong hệ thống.
XEM THÊM : RISK MANAGEMENT – CƠN ÁC MỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19
Đối với Adidas Nga, chuỗi cung ứng không còn về việc giảm chi phí: Tăng doanh thu là điều quan trọng. Tất cả điều này có thể nhờ vào công nghệ đang được sử dụng trong chuỗi cung ứng. Hầu hết các công nghệ này thuộc về ngành công nghiệp 4.0, một chiến lược công nghệ cao thúc đẩy tin học hóa sản xuất. Adidas áp dụng những công nghệ này vào chuỗi cung ứng thay vì chỉ để sản xuất. Đây là lý do chúng tôi gọi nó là chuỗi cung ứng 4.0, một thuật ngữ ban đầu được đặt ra bởi chuỗi cung ứng chuyên nghiệp Anne Wyss.
Quản lý chuỗi cung ứng 4.0 dưới góc nhìn của nhà quản trị
Nhà quản trị luôn biết việc cải thiện chuỗi cung ứng cuối cùng cũng cải thiện doanh thu. Tuy nhiên, tác động này rất khó để đánh giá khi mà các công ty truyền thống chấp thuận đầu tư vào chuỗi cung ứng 4.0 chỉ dựa trên việc cắt giảm chi phí dự kiến và vốn lưu động. Việc số hóa chuỗi cung ứng, với bề rộng của dữ liệu bán hàng và đặt hàng, có thể góp phần gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
Một ví dụ khác là số lượng hàng Adidas bán được ở Nga nhờ sử dụng việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ cửa hàng. Ở quốc gia lớn nhất trên thế giới, vận chuyển hàng hóa từ một địa điểm này sang một địa điểm khác trên cùng lãnh thổ nước Nga có thể mất đến 15 ngày nếu sử dụng hệ thống phân phối truyền thống. Bằng cách giao hàng từ một cửa hàng, Adidas đã làm chi phí giao hàng giảm và doanh thu tăng đáng kể.
Ngoài ra, Adidas cũng nhận ra rằng, với một số loại sản phẩm nhất định, người tiêu dùng có xu hướng trả lại khoảng 50% sản phẩm họ mua trực tuyến, nếu giao hàng được thực hiện trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, nếu giao hàng mất ba ngày, tỉ lệ người tiêu dùng trả lại hàng có thể lên đến 70%. Do đó, nếu tăng tốc độ giao hàng thì hàng trả về ít hơn, tức là doanh thu cao hơn – cao hơn tới 40% với mức giá đầy đủ. Ngoài ra, bằng cách giảm số lượng hàng trả lại, chi phí Logistics cũng giảm đáng kể.
Tương tự như vậy, trong khi nhiều giám đốc điều hành Logistics nhận định việc sử dụng máy bay không người lái để giao hàng của Amazon là một hành động “ngông cuồng”, việc làm này đã thực sự tạo ra rất nhiều ý nghĩa. Trong nhiều thập kỷ, ngành Logistics đã bị ám ảnh bởi việc cắt giảm chi phí và việc sử dụng máy bay không người lái có vẻ điên rồ. Tuy nhiên, nếu bạn là Amazon và bạn có khả năng giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm bởi vì bạn phân phối hàng hóa trong 15 phút, lợi nhuận ít hơn có nghĩa là doanh thu cao hơn và do đó, lợi nhuận cao hơn. So sánh không phải là về chi phí mà là về doanh thu.
Cho đến gần đây, chuỗi cung ứng được xem xét dưới góc nhìn của chi phí, chứ không phải góc nhìn của doanh thu. Hiện nay, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các công cụ để hiểu chi phí chuỗi cung ứng, như “tổng chi phí sở hữu – total cost of ownership –TCO “, “phân tích chi tiêu – spend analysis” hoặc “tổng chi phí – total landed cost”, nhưng không có gì về việc tăng doanh thu. Tuy nhiên, công nghệ đang mang lại một thay đổi cơ bản và chuỗi cung ứng 4.0 đòi hỏi một cái nhìn rất khác nhau – tập trung vào việc tăng doanh thu thông qua một sự hiểu biết tốt hơn về hành vi khách hàng.
XEM THÊM: RETAIL SUPPLY CHAIN 4.0 – MẠNG CUNG ỨNG KỸ THUẬT SỐ
Sau cùng, nền kinh tế hiện đại cũng cần nhìn nhận đúng và bắt đầu sử dụng thuật ngữ chuỗi cung ứng 4.0. Điều quan trọng là làm thế nào để tạo ra và nắm bắt giá trị trong toàn bộ chuỗi. Adidas đang kết hợp các chức năng như CNTT và chuỗi cung ứng. Họ đang làm rất nhiều phép thử và sai, và họ đang sử dụng công nghệ thường gắn với ngành công nghiệp 4.0 ở mọi nơi, không chỉ ở nhà máy.
Tóm lại, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tạo ra những định nghĩa hoàn toàn mới cho chuỗi cung ứng. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt, chi phí thấp tại mức dịch vụ đã thỏa thuận; mục tiêu mới của chuỗi cung ứng hiện đại chính là tăng doanh thu, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và dẫn đầu thị trường.
Theo supplychaindigital.com