Supply Chain

7 cách đưa chuỗi cung ứng của bạn vào nền tảng Công nghệ thông tin

Để giữ cho chuỗi cung ứng làm việc đạt hiệu quả nhất, các công ty không chỉ cần một nền văn hóa linh hoạt và thích nghi tốt, mà còn có một cơ sở hạ tầng CNTT có khả năng thích nghi cao.

Các công ty đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trong việc phát triển các hệ thống để cung cấp nguồn năng lượng cho chuỗi cung ứng. Số lượng dữ liệu có thể trở thành yếu tố áp đảo. Tuy nhiên, bằng cách kết nối dữ liệu với việc sử dụng một nền tảng tích hợp để sắp xếp các quy trình kinh doanh giữa các hệ thống, dữ liệu điện tử có thể cho phép công ty của bạn đốt cháy giai đoạn, nhằm tăng hiệu quả và cung cấp trải nghiệm cao cấp đến khách hàng.

Kết quả hình ảnh cho information technology in supply chain

Đây là 7 mô hình CNTT có thể tích hợp vào chuỗi cung ứng

  1. Cải thiện dự báo nhu cầu. Sự phối hợp tốt hơn giữa ERP (Enterprise Resource Planning) và các hệ thống bán hàng có thể đưa ra các dự báo chính xác hơn, dẫn đến hiệu quả hơn về trình tự và làm tăng lợi nhuận. Nhu cầu về dịch vụ dựa trên dữ liệu chính xác sẽ làm giảm chi phí vận chuyển và hàng tồn khok đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh.
  2. Quy hoạch liên ngành. Dữ liệu được tích hợp cho phép các chuyên gia kinh doanh dịch vụ logistics ra quyết định dựa trên một bức tranh toàn diện và chính xác về các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng-bán hàng, tiếp thị, quản lý vòng đời sản phẩm, sản xuất, kho bãi, mua sắm, tài chính và vận chuyển của công ty.
  3. Phân chia chuỗi cung ứng. Việc tích hợp dữ liệu giữa quản lý quan hệ khách hàng và các hệ thống ERP cho phép bạn dễ dàng phân khúc khách hàng và sản phẩm, phát triển chuỗi cung ứng chuyên dụng với các thỏa thuận mức dịch vụ cụ thể để tạo ra giá trị tối đa với chi phí thấp nhất có thể.
  4. Quyết định giữa giao hàng nhanh hoặc hoàn hảo. Phân tích tất cả các chi phí chuỗi cung ứng trên một bức tranh thống nhất để các mục tiêu hoạt động có thể đáp ứng các giá trị của công ty và hình ảnh thương hiệu. Các dữ liệu và biến số cùng xuất hiện trong một hệ thống cho phép dễ dàng phân tích sự cân bằng.
  5. Đạt được vị trí người gửi hàng ưa thích. Một công ty tích hợp hệ thống ERP với phần mềm quản lý kho và phần mềm quản lý sân bãi để tối ưu hóa các quy trình vận chuyển, rút ngắn thời gian và thời gian đấu thầu lâu dài (short dwell times and long tender lead times) là yếu tố ảnh hưởng đến việc trở thành người gửi hàng ưa thích vì những quy trình này tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.
  6. Hỗ trợ thu mua. Kiểm soát khả năng hiển thị trong toàn bộ chu trình của một giao dịch-từ cách đặt mua một đơn vị sản phẩm cho đến cách thức hóa đơn cuối cùng được xử lý – cung cấp cái nhìn sâu sắc về dòng tiền và cam kết về tài chính. Việc tích hợp hoạt động thu mua vào các tính năng chi trả còn cho phép các hệ thống ERP có khả năng mở rộng đến các tài liệu cuối cùng được sử dụng để xác minh hóa đơn và xác nhận rằng hàng hoá đã được nhận và ký kết.
  7. Sử dụng các hệ thống PLM (Lifecycle Management). Bởi vì PLM quản lý sự phát triển của một sản phẩm và ERP quản lý việc lập kế hoạch tài nguyên cho sản xuất, việc hợp nhất các hệ thống lại với nhau là điều cần thiết. Một khi hệ thống ERP đã phát triển đến mức cần phải quản lý các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm thì hệ thống ERP đó cần phải có khả năng nhập và chia sẻ dữ liệu sản phẩm mới nhất với các phòng ban cần thiết khác để lập kế hoạch tài chính chính xác.

Tích hợp dữ liệu qua các hệ thống có thể giúp tối ưu hoá chuỗi cung ứng và cho phép công ty của bạn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất có thể. Một nền tảng tích hợp cho phép các doanh nghiệp kết nối dữ liệu với các quy trình trong các hệ thống, mang đến một cơ sở hạ tầng CNTT cần thiết để chuyển đổi chuỗi cung ứng của công ty bạn sang kỷ nguyên kỹ thuật số.

 

Theo inboundlogistics.com

Learn more about us!!!