Supply Chain

Chuỗi cung ứng của Cửa hàng tiện lợi

Áp lực cắt giảm chi phí có nghĩa là các nhà bán sỉ và nhà phân phối cần phải làm việc với các nhà bán lẻ cửa hàng tiện lợi để loại bỏ những yếu tố không cần thiết trong cơ sở hạ tầng phân phối của ngành công nghiệp. Cắt giảm chi phí chuỗi cung ứng vẫn luôn là một thách thức đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn và nhỏ, sớm hay muộn, họ sẽ phải đối mặt với thách thức này.

Làm việc với các nhà bán sỉ, các nhà cung cấp DSD và nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm địa phương, các cửa hàng tiện lợi có nhiều cơ hội học tập để phát triển hiệu quả hơn mà không phải trải qua mất mát về hàng hóa và dịch vụ. Một trong số những cách mà họ đang làm chính là tối đa hóa doanh số sản phẩm, giảm tình trạng hết hàng và loại bỏ các SKU bán không chạy để nhường chỗ cho những sản phẩm tiềm năng khác.

Kit Dietz, chủ tịch của Dietz Consulting ở Huron, Ohio cho biết: “Tôi nghĩ rằng bạn thực sự cần phải chú ý đến vấn đề phân loại một cách chi tiết. Việc quản lý các chủng loại hàng hóa là vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ rằng việc nhận thấy tiềm năng của các cửa hàng từ quan điểm chủng loại hàng hóa và hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận cao từ các mặt hàng như bánh kẹo và đồ ăn nhẹ cũng rất quan trọng. ”

Dietz nhấn mạnh rằng cửa hàng chứa đựng nhiều cơ hội lớn có sẵn từ các sản phẩm bánh kẹo và đồ ăn nhẹ – đặc biệt là bánh kẹo – mang đến lợi nhuận biên cao nhất và là nguồn lợi nhuận thực chất tại các cửa hàng trung tâm. “Các sản phẩm này chứa đầy tiềm năng tăng trưởng. Hầu hết các sản phẩm bánh kẹo được mua không theo bất kỳ dự tính hay kế hoạch nào, do đó, các sản phẩm này thường được đặt ở lối đi có nhiều người qua lại nhất trong cửa hàng.”

Các nhà khai thác cũng cần chắc chắn rằng họ luôn nắm giữ các SKU bán chạy nhất. Top 50 SKU, chỉ đại diện cho khoảng 6 phần 10 của 1% của tất cả các SKU trong các kênh cửa hàng tiện lợi, thúc đẩy đến 32% hoạt động kinh doanh. Dietz nói: “Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn tập trung một cách đúng đắn vào những chủng loại sản phẩm nòng cốt nhất”.

Dietz, thông qua những kinh nghiệm tích lũy được, cho biết nhiều nhà bán lẻ luôn mong muốn có một thương hiệu riêng và thường rơi vào tình trạng trùng lặp sản phẩm, phát sinh thêm nhiều chi phí trong hệ thống. Ông nói: “Đôi khi một SKU là đủ cho cả một chủng loại sản phẩm. Họ nên tập trung vào các nhãn hiệu bán chạy nhất để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hiểu được những tác động của những mặt hàng đó trên toàn bộ chuỗi cung ứng.”

Không chỉ là giá cả

Steven Montgomery, chủ tịch B2B Solutions ở Lake Forest, Ill cho biết: Nhiều nhà bán lẻ có xu hướng tập trung vào giá sản phẩm chứ không phải tổng chi phí của việc mua lại. “Giá sản phẩm là tất cả những gì họ nhìn thấy trên một hóa đơn. Tổng chi phí bao gồm tất cả các yếu tố chi phí mua sắm. Điều này có thể bao gồm các yếu tố chi phí như điều khoản, chính sách đổi trả, số lượng đơn đặt hàng, giao hàng và một loạt các dịch vụ hỗ trợ.”

Các chuyên gia khẳng định việc tập trung hoàn toàn vào giá cả là một sai lầm. Dietz cũng cho biết: “Lỗi nghiêm trọng nhất chính là quá tập trung vào chi phí thấp nhất của hàng hóa chứ không phải cách thức để bán được nhiều hơn”.

Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ chi phí từ các chuỗi cung ứng chính là kiểm soát số lượng các nhà cung cấp giao hàng đến cửa hàng của bạn. 7-Eleven đã phát hiện ra điều này khá muộn. Các kết quả của một chương trình thí điểm đang diễn ra ở California có thể gây nên tác động đáng kể về cách thức hàng hóa được giao đến các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.

Montgomery cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với các nhà bán lẻ có mối quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp sản phẩm trùng lặp nhau. Một trong những khuyến nghị của chúng tôi chính là hợp nhất các nhà cung cấp lại khi có thể.”

Lợi ích của việc tự phân phối

Steve Wrobel, người đứng đầu bộ phận truyền thông và phát triển lãnh đạo của Kwik Trip ở La Crosse cho biết. “Chúng tôi hiện đang vận hành hệ thống phân phối của riêng mình với hơn 400 cửa hàng tiện lợi. Không giống như rất nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, điểm mạnh của công ty chúng tôi chính là tự mình điều phối mọi hoạt động cung ứng.”

Kwik Trip có quy mô, mật độ hàng hóa và vị trí địa lý phù hợp với phương thức tự phân phối. Tất cả các cửa hàng của Kwik Trip đi được tập trung tại 3 bang – Wisconsin, Minnesota và Iowa, cho phép phân phối từ kho trung tâm tại LaCrosse. Trong khi vấn đề kích thước, thực hiện là rất quan trọng.

Theo Wrobel, các chuyên viên tại Kwik Trip đang liên tục làm việc để mang lại hiệu quả cho toàn hệ thống và do đó có thể cắt giảm được chi phí. “Chúng tôi quan sát kỹ lưỡng vòng quay của các sản phẩm trong kho, đội quản lý chủng loại sản phẩm của chúng tôi kiểm tra thường xuyên xu hướng bán ra của từng sản phẩm.”

Mua trực tiếp

Giống như Family Express, Wesco Inc tại Muskegon, Michigan., là một chuỗi cửa hàng nhỏ tiết kiệm phần lớn thời gian nhờ vào trung tâm phân phối của riêng mình. “Cách hiệu quả nhất mà chúng tôi đã cắt giảm chi phí chính là thông qua mua trực tiếp”, Russ Bolitho, giám đốc phân phối của 51 cửa hàng cho biết: “Chúng tôi giảm chi phí vận hành ít hơn chi phí các nhà phân phối cung cấp. Chúng tôi đảm bảo rằng các chi phí giao hàng của chúng tôi là phù hợp, lượng hàng tồn kho được giữ ở mức thích hợp và cắt giảm chi phí các cửa hàng thông qua mua trực tiếp.

Tự phân phối cũng làm tăng cơ hội tiết kiệm tiền từ hoạt động tiếp thị. “Có rất nhiều chi phí khuyến mãi và giảm giá nằm trong tay các nhà phân phối,” Bolitho nói. “Bằng cách mua trực tiếp chúng tôi có thể tiết kiệm được số tiền đó, đây cũng là một nguồn thu khá tốt.”

Trợ giúp quản lý chủng loại sản phẩm

Trong khi ngành công nghiệp này đã vượt quá xa vị trí của nó vào 10 năm trước, tất cả các nhà bán lẻ có thể sử dụng một số trợ giúp đánh giá các hoạt động quản lý danh mục của họ. Dietz nói: “Quản lý chủng loại sản phẩm là vô cùng quan trọng. Chúng tôi bị hạn chế về không gian trong các cửa hàng tiện lợi, người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào tiêu dùng ngay lập tức và có những sản phẩm bị phớt lờ đi dù có nhiều tiềm năng ”

Dietz nói thêm: Có những “khoảng trống đáng kể” trong các SKU bán chạy nhất trên thị trường, “Một số các chuỗi cửa hàng lớn cũng rơi vào tình trạng này. Khi đề cập đến cơ hội lớn nhất để nâng cao lợi nhuận, có thể nghĩ đến việc tìm kiếm một nhà phân phối có khả năng cung cấp planograms chất lượng cao được phát triển không chỉ bằng cách nhìn vào dữ liệu bán hàng trên cả nước, mà còn vào dữ liệu khu vực, xu hướng bán lẻ trong từng cửa hàng.”

Làm việc với một nhà phân phối có thể ra quyết định dựa trên dữ liệu đa điểm là vô cùng quan trọng. “Phải đảm bảo khách hàng có được sản phẩm mà họ cần trong cửa hàng và phải bán được trong tức khắc” – Dietz nói.

Chìa khóa cho sự hợp tác

Nếu họ thực sự muốn cắt giảm chi phí trong dây chuyền cung ứng, các nhà bán lẻ và nhà phân phối cần hợp tác để hiểu rõ hơn về cách thức tác động đến chi phí trong chuỗi cung ứng đó. “Tôi nghĩ rằng quá trình hợp tác này là quá muộn, nhưng có vẻ như mọi thứ đang bắt đầu” – Kit Dietz, chủ tịch của Dietz Consulting nói.

Từ những năm làm việc với các nhà sản xuất bánh kẹo và đồ ăn nhẹ trong lĩnh vực phân phối, Dietz đã nhận thấy rằng các công ty đang dần thích ứng với thực tế của thị trường. “Họ đang bắt đầu nhận ra rằng đây là một kênh phân phối giới hạn về chủng loại, tiềm lực phát triển cao, dẫn dắt bởi các mặt hàng tiêu dùng nhanh. Chúng tôi đã không thực hiện tốt công việc hợp lý hoá phân loại sản phẩm, và nhận ra có nhiều cơ hội thực sự trong lĩnh vực này. ”

Với những áp lực trên tất cả các lĩnh vực trong chuỗi cung ứng từ nền kinh tế và các nguồn khác, họ cần phải tìm mọi cơ hội để cùng nhau cải tiến.

“Ngay cả một số những nhà sản xuất lớn hiện đang chịu trách nhiệm cho một số SKU bán chạy nhất cũng bắt đầu cởi mở hơn với hoạt động quản lý chủng loại. Các nhà sản xuất đang làm đúng chính là những nhà sản xuất thường nói rằng: ‘Đây là những SKU mà bạn nên trưng bày ở cửa hàng, đây là những SKU mà bạn thực sự không cần phải làm điều đó, và đây là một số SKU của đối thủ cạnh tranh hiện đang bán chạy mà cửa hàng cần trưng bày”. Điều này đang xảy ra nhiều hơn bao giờ hết, và đó là điều tôi đã cố gắng thúc đẩy trong nhiều năm, góp phần mang lại nhiều lợi ích to lớn cho toàn ngành công nghiệp”.

Chương trình đào tạo Chuyên viên Chuỗi cung ứng 

Supply Chain Executive

“Thiết kế lộ trình phát triển trên bản đồ sự nghiệp chuỗi cung ứng”

Xây dựng tư duy hệ thống kết hợp trải nghiệm mô hình”