Supply Chain

7 cách tối ưu hóa Chuỗi cung ứng (Phần 2)

Như lần trước đã giới thiệu cho bạn về 3 cách đầu tiên để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Bây giờ, VILAS sẽ giới thiệu cho bạn 4 cách còn lại. Hy vọng sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho độc giả hoặc chính công ty bạn đang làm việc.

4. Supply chain network design (thiết kế lại mạng lưới chuỗi cung ứng)

Cắt giảm chi phí và gia tăng độ tin cậy bằng cách thiết kế lại network của bạn để tối thiểu hóa số sản phẩm cần nắm giữ.

Nghĩ một cách đơn giản rằng Mạng lưới Supply Chain của bạn chỉ có 2 đối tượng: Khách hàng của bạn và đối tác làm ăn. Độ tin tưởng của khách hàng đi kèm với kết quả dịch vụ mà bạn cung cấp cho họ và sự hợp tác ăn ý của các nhà supplier đối với công ty. Mạng lưới này đôi khi không đáng tin cậy lắm bởi vì các nhà cung cấp (suppliers) đôi khi ở khoảng cách rất xa chúng ta. B bạn càng cần trữ nhiều hàng thì bạn cần phải đảm bảo mạng lưới dịch vụ với supplier càng chắc chắn.

supply chain network design

Nhưng đó là một điều bạn muốn tránh, bởi vì một trong các yêu cầu quan trọng nhất cho một hệ thống phân phối hiệu quả để giảm thiểu chi phí xử lý sản phẩm. Mỗi “lần giao nhau” giữa các điểm cung cấp và khách hàng, chúng ta phải gánh chịu chi phí và tăng nguy cơ lỗi và thiệt hại. Thiết kế mạng lưới không đầy đủ có thể dẫn đến xử lý quá nhiều, quá nhiều kho dự trữ hàng hóa và trung tâm phân phối của bạn không thể tối ưu hóa được. Kết quả là chi phí phân phối cao và dịch vụ khách hàng không tốt.

Kế hoạch chi tiết để giảm thiểu những “lần giao nhau” trong khi đáp ứng cam kết dịch vụ cụ thể như sau:

1. Thiết lập đề nghị chăm sóc khách hàng

    • Địa điểm khách hàng và thời gian
    • Dịch vụ kì vọng

2. Thiết lập điểm cung cấp /dẫn thời gian

3. Xác định hiệu suất mạng lưới hiện tại

    • Chi phí cơ sở vật chất
    • Chi phí hàng tồn kho
    • Chi phí vận chuyển (kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm)
    • Tiến hành dịch vụ

4. Kiểm tra và định lượng các lựa chọn thay thế cho việc cắt giảm chi phí của mạng lưới.

5. xem xét chuyển đổi mạng, nếu lợi ích sẽ được đủ lớn

5. Outsourcing (thuê ngoài)

Cả hai bên có thể hưởng lợi từ quan hệ đối tác lành mạnh và chủ động.

Hơn 85% các doanh nghiệp thuê ngoài một số phần của quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Hai chức năng được thuê ngoài thường là kho bãi và phương tiện vận tải. Một lý do phổ biến cho việc này là quản lý tin rằng công ty sẽ tiết kiệm tiền bằng cách outsourcing (thuê ngoài). Điều này không phải lúc nào cũng đúng, tất nhiên, nhưng tiết kiệm chi phí có thể xảy ra nếu nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn hoặc có tay nghề cao trong việc thực hiện các dịch vụ cần thiết hơn là để công ty tự làm.

Way Signs

Ngoài việc tiết kiệm chi phí, còn có những lý do khác để các công ty Outsourcing:

  • Dịch vụ đang được bên ngoài không phải là phần cốt lõi để kinh doanh.
  • Operation nhanh chóng mở rộng, và Outsourcing cung cấp một phương tiện hiệu quả để nhanh chóng tiếp cận vào nhiều không gian, công nghệ, hoặc tài nguyên khác.
  • Kinh doanh đòi hỏi một mức độ linh hoạt trong resourcing và cấu trúc biến động của chi phí.
  • Các doanh nghiệp cần các kỹ năng chuyên ngành, thiết bị hoặc công nghệ và không muốn đầu tư vào những tài sản trực tiếp.

6.Asset utilization (tận dụng tối đa tài sản)

Đẩy mạnh năng suất từ việc tận dụng tối đa tài sản giới hạn.

Theo nguyên tắc chung, mọi chuyện sẽ càng tốt nếu bạn càng có nhiều tài sản có thể sử dụng trong khoảng thời gian 24 giờ. Không tận dụng tối đa tài sản, chẳng hạn như các đội xe, phương tiện, hoặc hàng tồn kho, có nghĩa là đầu tư không hiệu quả và lợi nhuận kém. Thay đổi cách sử dụng tài sản có thể giải quyết những vấn đề này, các ví dụ sau đây cho thấy:

  • Thay vì việc giao hàng buổi sáng sớm và đoàn xe tải của họ nhàn rỗi nguyên ngày còn lại, một số tiệm bánh sử dụng ít xe hơn và trải dài lộ trình giao hàng của họ trong ngày.
  • Một nhà bán lẻ lớn thuê ngoài đội xe của mình, chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối đến cửa hàng của mình. Cơ cấu tỷ lệ ban đầu là “Truck rate” : cho mỗi chiếc xe tiến hành việc giao hàng, một mức phí cố định được trả bất kể nó nhiều hay ít. Điều này hầu như không khuyến khích các công ty vận tải tận dụng đội xe của mình. Giờ đây tỉ lệ đã được thay đổi đến một tỷ lệ pallet; hiệu quả đội tàu đã tăng lên và chi phí cho các nhà bán lẻ đã đi xuống.
  • Một nhà sản xuất nước giải khát rất lớn đã có mức doanh thu top đầu trong kì nghỉ Giáng Sinh. Cung cấp công suất kho đủ để đáp ứng nhu cầu này trong mạng lưới riêng của mình có nghĩa là sử dụng không gian rất thấp vào những thời điểm khác trong năm. Trong khi chuẩn bị hàng cho kỹ lễ Giáng sinh, công ty thuê công suất kho thêm để xử lý những lúc đỉnh cao của mùa. Sự tăng thêm này chỉ cần thiết cho một hoặc hai tháng hơn là cần thiết cho cả năm.

7. Performance Measurement (Đo lường hiệu suất làm việc)

Đo lường những chiến lược nào quan trọng để bạn có thể quản lý và cải thiện chuỗi cung ứng của mình.

Đo lường những gì là chiến lược quan trọng để bạn có thể quản lý và cải thiện nó.

Những gì thực sự quan trọng cho doanh nghiệp của bạn chính là kết quả sau cùng của chuỗi cung ứng. Đó là những gì bạn cần phải quản lý một cách thường xuyên và liên tục, do đó bạn có thể thiết lập các mục tiêu thực tế để cải thiện. Sau đó bạn chọn các chỉ số hiệu suất tương ứng chủ chốt (KPIs) mà cho phép bạn đo lường hiệu suất của bạn so với mục tiêu của bạn. Bạn cũng nên thiết lập sao cho các KPIs phù hợp với nền văn hóa của tổ chức bạn, với sự hiểu biết rõ ràng rằng họ ở đây để phục vụ cho mục tiêu của bạn, và không phải ngược lại.

Các tổ chức khác nhau sẽ có các tiêu chí khác nhau. Điều mà tốt vời người này chưa chắc đã tốt với người khác, vì vậy đường dại mà cố bắt chước những gì mà công ty khác đang sử dụng. Đi qua quá trình thiết lập mục tiêu của riêng bạn, và sau đó xác định tiêu chí cung cấp cho bạn phương pháp đo lường đúng nhất.

Bạn sẽ biết KPIs đo lường chuỗi cung ứng của bạn tốt hay không khi đọc qua những điều dưới đây:

  • KPIs được công nhận trong tổ chức của bạn là “có ý nghĩa và phù hợp”
  • KPIs được theo dõi và thấu hiểu qua phòng ban chức năng.
  • KPIs được sử dụng để tập trung và cải thiện hiệu suất.
  • Chuỗi cung ứng của bạn được cải thiện nhờ có những KPIs đó.

Cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng có nghĩa là bạn có được lợi nhuận tốt hơn nhờ vào sự đầu tư của bản thân hoặc với lợi nhuận tương đương nhưng lại tốn ít chi phí hơn.

Phương Giang