Supply Chain

BULLWHIP EFFECT – RỦI RO TIỀM ẨN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

Kết quả hình ảnh cho bullwhip effect

 

Trước khi bắt tay vào sản xuất hàng hóa, một trong những công việc không thể thiếu chính là thu thập các số liệu từ đại lí, nhà bán lẻ số lượng hàng hóa bán được trong quá khứ… để tiến hành dự đoán số lượng hàng hóa cần sản xuất theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình dự đoán nhu cầu của các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng, thông tin về nhu cầu trên thị trường bị bóp méo hoặc phóng đại lên qua các khâu. Điều này dẫn đến tồn kho dư thừa, buộc doanh nghiệp phải thực hiện những chính sách về giá để tăng/giảm nhu cầu.

Những yếu tố quan trọng như thời gian và quyết định cung cấp, nhu cầu cung cấp, thiếu giao tiếp hiệu quả giữa các giai đoạn, và phòng ban, thiếu tổ chức có thể dẫn đến một trong những vấn đề phổ biến nhất trong quản lý chuỗi cung ứng. Vấn đề này được gọi là hiệu ứng “Cái roi da” hay Bullwhip hoặc whiplash. Hiệu ứng bullwhip được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1961 bởi tiến sỹ Ray Forrester.

Qua bài viết này, VILAS mong bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn khái niệm, nguyên nhân của hiệu ứng để hạn chế đến mức tối thiểu tác hại mà hiệu ứng này có thể gây ra!

 

Hiệu ứng bullwhip là gì?

Kết quả hình ảnh cho bullwhip effect

Hiệu ứng bullwhip có thể được hiểu như là một hiện tượng trong chuỗi cung ứng khi số lượng đơn đặt hàng gửi cho nhà sản xuất và nhà cung cấp có sự chênh lệch lớn hơn so với nhu cầu của khách hàng. Mức ảnh hưởng của sự chênh lệch giữa nguồn cung và nhu cầu lên chuỗi cung ứng tăng dần theo trình tự các giai đoạn trong chuỗi cung ứng (từ nhà bán lẻ – kênh phân phối – nhà sản xuất – nhà cung ứng). Sự khác biệt này có thể làm gián đoạn quá trình vận hành của chuỗi cung ứng do sự đánh giá không đầy đủ dẫn đến phóng đại hoặc bóp méo nhu cầu của sản phẩm.

 

6 yếu tố tạo nên hiệu ứng bullwhip

Thiếu tổ chức giữa các bộ phận/phòng ban trong chuỗi cung ứng dẫn đến số lượng đặt hàng lớn hơn hoặc nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nhu cầu thực tế.

Thiếu thông tin giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng khiến các quy trình hoạt động khó diễn ra một cách trôi chảy. Người quản lý có thể nhận thấy nhu cầu sản phẩm khá khác nhau giữa những bộ phận khác nhau của chuỗi cung ứng và do đó đặt hàng với số lượng khác nhau.

Chính sách hoàn trả miễn phí; khách hàng có thể cố tình phóng đại nhu cầu thực sự của họ khi thiếu hụt hàng hóa xảy ra nhưng sau đó lại hủy bỏ đột ngột, trong khi nhà cung cấp đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo yêu cầu của họ.. Với chính sách hoàn trả miễn phí, các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục phóng đại nhu cầu của họ và hủy bỏ lệnh đặt hàng bất cứ lúc nào; dẫn đến vật liệu dư thừa.

 Quy mô của đơn hàng; Các công ty thường không đợi đến lúc hết hàng rồi mới bắt đầu đặt hàng mà họ mà luôn gom nhiều đơn hàng rồi mới tiến hành đặt hàng cùng một lúc. Các công ty có thể đặt hàng theo hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Điều này tạo tính linh hoạt trong việc đáp ứng các biến động của nhu cầu vì có thể nhu cầu tăng lên ở một số giai đoạn và sau đó lại giảm đáng kể.

Sự thay đổi về giá – chương trình giảm giá vào những dịp đặc biệt và các thay đổi khác trong chi phí có thể phá vỡ kế hoạch mua hàng như thường lệ; Trên thực tế, người mua luôn muốn tận dụng ưu đãi từ giảm giá trong thời gian ngắn, song, hiện tượng này lại khiến kế hoạch sản xuất diễn ra không đồng đều do thông tin về nhu cầu không ổn định.

Thông tin về nhu cầu – dựa vào thông tin về dữ liệu nhu cầu trong quá khứ để ước tính dữ liệu về nhu cầu hiện tại của sản phẩm nếu không đề cập đến bất kỳ sự biến động nào có thể xảy ra với nhu cầu trong một khoảng thời gian.

 

Ví dụ về hiệu ứng bullwhip

Kết quả hình ảnh cho bullwhip effect example

 

Hãy xem xét một ví dụ sau: nhu cầu thực tế về một sản phẩm và vật liệu của nó bắt đầu từ khách hàng, tuy nhiên, nhu cầu thực tế cho một sản phẩm luôn bị bóp méo qua các bộ giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, nhu cầu thực tế của khách hàng là 8 đơn vị, nhà bán lẻ sau đó yêu cầu 10 đơn vị từ nhà phân phối (thêm 2 đơn vị để đảm bảo họ luôn dự trữ sẵn lượng hàng tồn an toàn trong kho).

Nhà cung cấp của bên phân phối đặt mua 20 đơn vị từ nhà sản xuất. Được cho phép đặt mua với số lượng lớn vì nhà cung cấp này cần sở hữu đủ lượng hàng tồn kho để đảm bảo giao hàng kịp thời cho các nhà bán lẻ.

Sau khi nhận được đơn đặt hàng, nhà sản xuất tiếp tục đặt hàng từ nhà cung cấp của họ với số lượng lớn hơn. Cụ thể, yêu cầu đến 40 đơn vị để đảm bảo kinh tế quy mô trong sản xuất.

Qua đó, chúng ta có thể quan sát rõ sự chênh lệch giữa nguồn cung và nhu cầu thực tế: hiện có đến 40 đơn vị được sản xuất chỉ cho 8 đơn vị nhu cầu, do đó, nhà bán lẻ sẽ phải tăng nhu cầu bằng cách giảm giá hoặc tìm kiếm nhiều khách hàng hơn thông qua kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.

 

The aalhysterforklifts.com.au

 

Learn more about us!!!