Supply Chain Procurement

Kraljic Matrix – Hiểu và xây dựng chiến lược phát triển mối quan hệ với nhà cung ứng

Bạn có biết “ông lớn” trong ngành hàng tiêu dùng nhanh P&G có hơn 75.000 nhà cung cấp? Con số này còn lớn hơn khi nói đến nhà bán lẻ khổng lồ Walmart với hơn 10.000 nhà cung cấp. Vậy làm thế nào các doanh nghiệp có thể quản lý nhà cung ứng một cách hiệu quả, đặc biệt khi nhà cung ứng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như khả năng vận hành của họ?

Cùng VILAS tìm hiểu phương pháp các doanh nghiệp thường sử dụng để quản trị mối quan hệ với nhà cung ứng và đảm bảo sự bền vững, phát triển của mình qua bài viết dưới đây.

Kraljic matrix – Công cụ hữu hiệu trong quản lí mối quan hệ với khách hàng

Số lượng nhà cung cấp thể hiện sự phức tạp của chuỗi cung ứng. Càng nhiều nhà cung cấp, chuỗi cung ứng càng phức tạp và nguy cơ rủi ro cao. Với sự phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi số lượng nhà cung cấp nhiều hơn trong giai đoạn hiện nay. Như vậy liệu các doanh nghiệp có thể quản lý nhà cung ứng hiệu quả hay không?
Ngoài ra, bằng cách nào họ có thể đảm bảo được các nhà cung cấp là đáng tin cậy? Các câu hỏi như: Giao hàng đúng lúc, đúng số lượng và chất lượng được thỏa thuận hay làm sao để tiết kiệm chi phí? đòi hỏi bộ phận Procurement phải trả lời được.
Một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi hiện nay để quản lý chuỗi cung ứng là Kraljic Matrix.

Kraljic matrix: Phát triển các chiến lược khác nhau đối với từng Nhà cung cấp
Năm 1983, Peter Kraljic đã nghĩ ra một phương thức để phân khúc cơ sở của nhà cung cấp trong bài viết trong HBR. Từ mô hình Kraljic, doanh nghiệp có thể học được cách quản lý các nhà cung cấp khác nhau bằng cách phân loại các hạng mục cung cấp trong một ma trận. Mô hình Kraljic được sử dụng để xác định các chiến lược mua hàng khác nhau cho mỗi sản phẩm, cho phép doanh nghiệp phát triển các chiến lược khác nhau đối với từng nhà cung cấp để cân bằng các mối quan tâm. Mô hình này là một công cụ hiệu quả hỗ trợ cho việc thảo luận, nhận biết và minh họa các khả năng chiến lược mua hàng cho các nguồn cung khác nhau. Mô hình cũng cho phép thực hiện chức năng mua hàng với hiệu quả và hiệu năng cao hơn theo cách tiếp cận truyền thống.
Mô hình phân loại các sản phẩm trên cơ sở hai chiều: tác động của nhà cung cấp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và rủi ro từ nguồn cung được thể hiện qua bốn góc phần tư, mỗi góc đòi hỏi một chiến lược mua hàng khác nhau.
Strategic (Sản phẩm chiến lược)

Strategic có rủi ro nguồn cung và tác động đến tài chính doanh nghiệp cao. Các sản phẩm này là những sản phẩm được bao gồm trong các nhu cầu quan trọng của người mua vì thực tế là các sản phẩm này có thể khó phân phối, khó tìm, tốn kém hoặc trực tiếp tác động đến khả năng sinh lời của công ty. Thông thường, những mặt hàng này chỉ đại diện cho một số ít các nhà cung cấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đảm bảo hiệu quả mối quan hệ nhà cung cấp sẽ là chìa khóa giúp phát triển công ty mua hàng.

Tùy thuộc vào vị thế năng lực tương đối của doanh nghiệp với nhà cung cấp mà đưa ra các chiến lược nhắm tới sự hợp tác hay phối hợp.

 
Leverage (Sản phẩm đòn bẩy)
 
Là các hạng mục sản phẩm có rủi ro nguồn cung thấp nhưng tác động đến lợi nhuận cao. Dù nguồn cung cấp dồi dào nhưng những sản phẩm này rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Các sản phẩm trong hạng mục này đòi hỏi chiến lược mua hàng dựa trên đấu giá hoặc đấu thầu.
Routine/Non-critical (Sản phẩm không quan trọng)
Có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính thấp, nguồn cung chỉ cần đảm bảo đúng hiệu quả chức năng. Ví dụ tiêu biểu về hạng mục này chính là văn phòng phẩm. Đây là một mặt hàng cần thiết với nhân viên công ty để giúp cho việc quản lí được diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên, các mặt hàng văn phòng phẩm lại không có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. 
Do việc giao nhận các hạng mục này thường tốn kém hơn chính giá trị của các sản phẩm nên chúng đòi hỏi một chiến lược mua hàng nhắm tới việc đơn giản hóa và giảm thiểu sự phức tạp nhiều nhất có thể. Các kỹ thuật như đấu giá điện tử và danh mục sản phẩm là cách thức tuyệt vời để chuyển hướng trách nhiệm trực tiếp đến nhà cung cấp hoặc cho khách hàng nội bộ đang sử dụng hàng hóa.
Bottleneck Products (Sản phẩm trở ngại)

Không tác động nhiều tới lợi nhuận nhưng lại có rủi ro nguồn cung cao. Đa phần rủi ro nguồn cung này là do sự khan hiếm về sản xuất và chủ yếu là các nhà cung cấp mới với công nghệ mới. Chính sách mua hàng đối với các hạng mục này là bảo đảm duy trì nguồn cung. Hơn nữa phải phát triển thêm các sản phẩm và nhà cung cấp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Để hiểu hơn về “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng, lấy ví dụ ở một công ty sản xuất máy bơm thủy lực. Có khoảng 50 thành phần khác nhau tạo thành một máy bơm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vào ngày sản xuất dự kiến, khi các thành phần khác của máy bơm đã được giao tới nhà máy, có một sự cố bất ngờ khiến ngày đến của van kiểm tra bị trì hoãn thêm hai tuần nữa. Do van kiểm tra không được giao kịp lúc, một ‘nút cổ chai’ xuất hiện trong quá trình sản xuất máy bơm, khiến nhà sản xuất buộc phải dừng chuyền do thiếu phụ tùng.


Supply Chain Seminar Seri

Nâng cao vị thế chuỗi cung ứng gắn liền với chiến lược tài chính doanh nghiệp với Hội thảo SCSS_No.05/23 Cost Management In Supply Chain: Strategies For Reducing Expenses And Maximizing Profitability

Hội thảo: “Enhanced Efficiency Distribution Cost Optimization With Genai Application