Supply Chain

CASE STUDY: Khi sự cố bất ngờ ‘gõ cửa’ Chuỗi Cung ứng

Hôm nay, VILAS sẽ mang đến cho các bạn đọc một case study chuỗi cung ứng. Hãy cũng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Bối cảnh case study:

Trong thời điểm cả công ty thời trang trẻ em Tots & Teens đang ăn mừng thành quả của năm tài chính: Hoạt động bán lẻ của dòng quần áo trẻ em tại New Jersey đã tăng lợi nhuận 5%. Ngay lúc đó, Giám đốc vận hành Jim Zappa đã mời CEO của T&T là Laura Cronenberg để thông báo một thông tin vô cùng ‘sốc’: Một nhà may ở Bangladesh chuyên sản xuất và đóng gói hàng hóa cho T & T và các nhà bán lẻ khác đã bị sập.

Laura và Jim đã đặt vé máy bay để có mặt tại Dhaka ngay sáng hôm sau, trước khi tiếp tục thuê xe để đến với địa điểm xảy ra thảm họa xảy ra. Giữa một khung cảnh tan hoang, đổ nát với hơn 2.000 công nhân đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, Laura phải thay mặt cho công ty tìm cách để hỗ trợ các nạn nhân và gia đình của họ đồng thời thắt chặt hoạt động quản lí chuỗi cung ứng.

 

Câu hỏi đặt ra ở đây là:

Liệu có nên lựa chọn một nhà thầu khác ở Bangladesh để thực hiện công việc hay chuyển sang một nhà máy mà họ đã sử dụng ở Trung Quốc trong bối cảnh dòng thu nhập, thường chiếm 80% doanh thu của T & T, dự kiến ​​sẽ đi vào sản xuất sau hai tuần nữa.

 

Yếu tố đánh đổi trong chuỗi cung ứng: T&T đã làm thế nào?

Từng lựa chọn Bangladesh là nơi đặt nhà máy của Tots & Teens vì những lí do về chi phí và sự thuận tiện:

  • Chi phí lao động và vận tải rẻ
  • Chất lượng tương đối tốt
  • Nhà máy đều được tập trung ở khu vực riêng.
  • Bangladesh được miễn thuế khi xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, một lợi thế mà Trung Quốc hay những quốc gia Châu Phi không có. Lợi thế này còn cực kì phù hợp với kế hoạch phát triển 5 năm của công ty: Mở rộng thị trường tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

 

Giờ đây, việc tiếp tục lựa chọn một nhà thầu khác ở Bangladesh cũng là một lựa chọn hết sức rủi ro, vì hai lí do sau:

  • Dù quốc gia này đã thiết lập các luật, tiêu chuẩn và quy định về an toàn cho công nhân, nhưng những quy định này thường bị bỏ qua.
  • Tots & Teens trong thời điểm đó không thể xác định được tình trạng thực tế của các cơ sở sản xuất có đáp ứng được nhu cầu dài hạn hay không hay vẫn tiềm tàng những rủi ro có thể gián đoạn quy trình sản xuất.

 

Giữa bối cảnh này, Giám đốc điều hành Jim đã đề xuất dời nhà máy sang cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, nhưng ngay cả lựa chọn này cũng không hoàn toàn ‘miễn nhiễm’ với rủi ro. Dù số lượng sản xuất tại Trung Quốc hiện đang chiếm phần lớn trong hoạt động của Tots & Teens, tuy nhiên nếu T&T gia tăng số lượng sản xuất, liệu chủ thầu ở Trung Quốc có thể xử lý đơn hàng với tốc độ nhanh được không? Đặc biệt trong ngành công nghiệp thời trang nhanh, sự cạnh tranh từ các đối thủ và nhu cầu phức tạp của người mua, nhiều dòng sản phẩm của T & T được thiết kế lại cứ bốn tuần một lần.

 

Câu trả lời từ chuyên gia:

1. Câu trở lời của John Manners-Bell dành cho case study:

  • CEO của Transport Intelligence, một tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu;
  • Cố vấn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới;
  • Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học London Metropolitan.

Laura nên giữ Tots & Teens ở Bangladesh. Công ty có trách nhiệm đạo đức để hỗ trợ các công nhân nhà máy, cung cấp cho họ nơi làm việc an toàn hơn và đóng góp cho cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là bắt đầu từ đâu?

  • Hình thành một liên minh với các công ty khác là bước đầu tiên. Đó chính xác là những gì mà các nhà bán lẻ của Mỹ và châu Âu đã làm sau thảm họa Rana Plaza năm 2013. Họ đã chia thành hai nhóm để giúp đỡ nạn nhân và cải thiện điều kiện an toàn.
  • Đảm bảo rằng người lao động kiếm được một mức lương khá nếu T & T muốn thực hiện những thay đổi thực sự ở Bangladesh. Mức lương cao hơn sẽ nâng cao mức sống, và GDP sẽ tăng lên. Một khi điều đó xảy ra, chính phủ sẽ có kinh phí để cải thiện cơ sở hạ tầng của đất nước – một thắng lợi cho cả Bangladesh và các công ty kinh doanh ở đó.
  • T & T cũng nên cải thiện quan hệ với các nhà thầu của mình. Cách tốt nhất để làm điều này bắt đầu bằng việc thiết lập quan hệ đối tác có ý nghĩa và lâu dài thay vì chỉ để ý đến giảm chi phí và quản lý nhu cầu.

Không điều nào là dễ dàng để thực hiện.

Nhưng nhiều công ty, bao gồm Marks và Spencer, Tesco và Walmart, có thể là các mô hình mẫu cho T & T. Và Switcher, một nhà bán lẻ quần áo có trụ sở tại Thụy Sĩ, đã bắt đầu một thử nghiệm vào năm 2014, theo đó quyên góp 1% giá trị tất cả các giao dịch mua hàng từ một nhà cung cấp Trung Quốc trực tiếp cho công nhân nhà máy. Tots & Teens có thể làm một cái gì đó tương tự ở Bangladesh.

Laura có thể phải đối mặt với một trận chiến khó khăn. Đối với hội đồng quản trị của T & T, Trung Quốc có thể được xem như một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt là kể từ khi công ty cần giải quyết vấn đề của mình càng nhanh càng tốt. Do đó, Laura phải đưa ra một luận cứ kinh tế cũng như đạo đức vững chắc.

Bằng cách giữ việc kinh doanh tại Bangladesh, T & T có thể phát triển lợi thế cạnh tranh so với các nhà bán lẻ khác. Công ty sẽ được định vị tốt hơn để xác định và tránh rủi ro, hạn chế những tình huống không chắc chắn và chi phí bất ngờ. Và nó sẽ làm tăng giá trị của thương hiệu, đặc biệt với những người tiêu dùng có ý thức xã hội, thúc đẩy doanh số bán hàng.

 

2. Câu trả lời của Adam M. Kanzer dành cho case study:

  • Giám đốc điều hành và tư vấn chính sách công cho Domini Social Investments.

Tots & Teens có nên ở lại Bangladesh hay rời đi không?

Câu trả lời là cực kỳ phức tạp. Nhưng có một điều chắc chắn. Kinh doanh tại bất kỳ thị trường mới nổi nào cũng gặp nhiều khó khăn, vì vậy bất cứ điều gì T & T quyết định, công ty cần phải xây dựng cơ chế quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn.

Lựa chọn gây nhiều tranh cãi hơn là rời Bangladesh.

Nhưng có tiền lệ cho điều đó. Năm 2013, Disney quyết định rút khỏi một số nước có nguy cơ về an toàn, bao gồm Bangladesh, sau một loạt các vụ cháy và mất an toàn an ninh. Bằng cách công khai rời quốc gia có rủi ro cao và đề xuất thực hiện chương trình Làm việc Tốt hơn cho Tổ chức Lao động Quốc tế, Disney đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ rằng các quan chức chính phủ nên minh bạch hóa các hành động của họ. Bằng việc tham gia với Disney về hợp tác với chuỗi cung ứng của Domini trong nhiều năm, tôi nghĩ quyết định rời đi là một điều đúng đắn. T & T có thể sử dụng Disney làm hình mẫu.

Tuy nhiên, T & T không nên đưa ra quyết định này nếu không có sự cân nhắc về nhiều yếu tố khác. Sự hiện diện của nó ở Bangladesh là đáng kể hơn so với Disney, và do đó nó có trách nhiệm lớn hơn đối với cộng đồng. Ít nhất, công ty sẽ cung cấp tiền và hỗ trợ cho các nạn nhân sau sự cố sụp đổ nhà máy.

Nhưng nếu chủ nhà máy ở Bangladesh không nghiêm túc về việc thay đổi và nếu các quan chức chính phủ không ban hành và thực thi các biện pháp bảo vệ người lao động mạnh hơn, thì T & T sẽ có quyền rời bỏ.

Lựa chọn đáng tin cậy hơn là ở lại Bangladesh.

Nhưng nếu T & T chọn quyết định  này, công ty phải tiến hành đánh giá từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng và chọn các nhà máy an toàn, tuân thủ và có trách nhiệm.

Tuy nhiên, công ty cần phải đẩy mạnh cải thiện chất lượng làm việc cho công nhân nhà máy. Bắt đầu bằng việc xem xét kỹ các thiết kế cơ sở vật chất và mô hình kinh doanh của họ ảnh hưởng đến công nhân như thế nào. Giá rẻ và vòng quay sản phẩm nhanh sẽ đặt nhiều áp lực lên các nhà máy, đòi hỏi nhân viên nhà máy phải làm thêm giờ hoặc sử dụng các nhà thầu phụ để giúp thực hiện các đơn đặt hàng. Điều đó cần phải thay đổi.

T&T cần phải làm việc để thực hiện những thay đổi này. Các công ty không thể bỏ qua các vấn đề an toàn trong việc theo đuổi lao động giá rẻ mà cần phải duy trì các tiêu chuẩn cao hơn.

Còn bạn, lựa chọn của bạn là gì, hãy comment cho VILAS biết nhé!

 

Nguồn: Havard Business Review


Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng

Learn more about us!!!