Supply Chain

Last Mile trong Chuỗi cung ứng là gì?

Last mile là gì?

Last mile là một thuật ngữ được sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng và kế hoạch vận tải, mô tả sự vận chuyển hàng hóa đến điểm đích cuối cùng.

Last mile trong mạng lưới phân phối

Thuật ngữ “Last mile” ban đầu được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông nhưng sau này đã được áp dụng cho quản lý chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng, việc vận chuyển hàng hoá thông qua đường sắt và đường biển thường là phương thức vận chuyển phổ biến, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, khi hàng hoá đến ga tàu hoặc bến cảng với một khối lượng lớn, chúng cần được vận chuyển đến điểm đích cuối cùng của nó.

Và phần vận chuyển cuối cùng này có hiệu quả kém hơn nhiều chuyến đường dài bằng đường sắt hay đường biển. Thông thường chặng last mile sẽ chiếm từ 28% – 40% tổng chi phí vận chuyển hàng hoá cho cả chuyến hành trình. Vấn đề ở đây là last mile còn ẩn chứa các thách thức khi giao hàng hoặc vận chuyển tại khu vực thành phố, nơi tập trung các cửa hàng bán lẻ và nó sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông và thiếu an toàn.

Last mile và các vấn đề thách thức

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy hoạch thành phố phức tạp và các quy định là những vấn đề đang phá vỡ các hoạt động Last mile delivery. Sự phân mảnh của nhu cầu, thúc đẩy bởi sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử (e-commerce), càng tăng thêm sự phức tạp.

Ngoài ra, hầu hết các thành phố lớn đều nằm ở các nước mới nổi, nơi các cửa hàng bán lẻ nhỏ – hay còn gọi là “nanostores” – thống trị cảnh quan. Một nanostore có thể là một cửa hàng tạp hóa nhỏ, hoặc thậm chí là một kiosk đơn giản, và do kích thước rất hạn chế của mình, kho hàng của họ cần phải được bổ sung thường xuyên. Ví dụ như tại Mexico City, khoảng 60% nanostores của thành phố chỉ duy trì 1-2 ngày hàng tồn kho.

Các giải pháp cho Last mile

Bất chấp những thách thức như vậy, các công ty đang ngày càng đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận và công nghệ tiên tiến để giúp nâng cao hiệu quả của Last mile delivery bao gồm:

– Khả năng nhìn thấy (Visibility): Công nghệ theo dõi cho phép mọi người tham gia vào quá trình, công ty và khách hàng có được các cập nhật liên quan đến việc phân phối hàng hóa. Khả năng hiển thị thời gian thực cũng giúp duy trì kiểm soát chất lượng và cải thiện hiệu suất hoạt động.

– Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường xem xét việc giao hàng hiện hành và tư vấn cho các nhà khai thác về làm thế nào để tối đa hóa thời gian đáp ứng khi khối lượng thay đổi, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch. Tuyến đường và lịch trình tối ưu hóa có thể làm giảm khoảng đường giao hàng từ 5-15%.

Ngoài ra, các công ty bán lẻ như Amazon và Alibaba đã và đang nghiên cứu và triển khai các máy bay không người lái để vận chuyển hàng hoá mua trực tuyến cho người tiêu dùng. Amazon cũng đã thiết lập tủ khóa tại một số trung tâm thương mại như là một cách để bảo quản và giao hàng đến khách hàng,….

Theo Gemadept Corp.