Supply Chain

Multichannel Supply Chain & Omnichannel Supply Chain có giống nhau?

Sự thay đổi trong xu hướng và hành vi của người tiêu dùng đã thức đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng đa kênh. Nghĩa là thay vì mua hàng theo cách truyền thống, tới trực tiếp cửa hàng để mua, thì với chuỗi cung ứng đa kênh, sẽ cho phép người tiêu dùng mua hàng trên nhiều nền tảng khác nhau, tại bất cứ đâu và ở bất kỳ thời điểm nào. Hai thuật ngữ Multichannel Supply Chain và Omnichannel Supply Chain đều được dùng để nói về chuỗi cung ứng đa kênh. Tuy nhiên, 2 thuật ngữ này lại khác nhau một cách rõ ràng về cách thức vận hành, cũng như những trải nghiệm mang lại cho khách hàng.

  • Định nghĩa về Multichanel và Omnichannel Supply Chain

 

Multichannel Supply Chain & Omnichannel Supply Chain có giống nhau?

 

  • Multichannel Supply Chain

Multichannel Supply Chain hay chuỗi cung ứng đa kênh giúp người tiêu dùng có thể mua hàng bằng cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chẳng hạn như mua hàng qua các trang thương mại điện tử Lazada, Shopee,.. Người mua sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa và so sánh giá giữa các sản phẩm. Tuy nhiên, hình thức mua hạn này lại tồn động một số điểm bất cập, gây ra ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Điển hình nhất là thiếu kết nối giữa kênh phân phối Online và các cửa hàng truyền thống.

Nói một cách dễ hiểu hơn, với Multichannel Supply Chain, với cả hình thức online và bán hàng trực tiếp sẽ có 2 hệ thống vận hành riêng, và tất nhiên là 2 hệ thống này không có sự liên kết với nhau. Điều này đối với doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí và giảm khả năng hiển thị trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Còn đối với khách hàng, sự mất kết nối này sẽ gây trở ngại trong việc chọn lựa hình thức mua sắm.

Ví dụ: Với cùng một món hàng của cùng một nhà phân phối nhưng với 2 hình thức Online và Trực tiếp sẽ có 2 mức giá và chương trình khuyến mãi khác nhau. Và thậm chí, các mặt hàng được hiển thị trên kênh trực tuyến cũng sẽ khác với hàng hoá ở cửa hàng.  Điều này vô tình ảnh hưởng đến tâm lý và trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

  • Omnichannel Supply Chain

Khác với Multichannel, Omnichannel mang đến cho khách hàng trải nghiệm mượt mà hơn khi các nền nền tảng chuỗi cung ứng trực tuyến và trực tiếp sẽ được tích hợp thành 1 hệ thống duy nhất. Nghĩa là tất cả các thông tin hiển thị về hàng hóa, giá và số lượng hàng của cửa hàng thực và trực tuyến là như nhau. Sau khi hàng được bán, mức tồn kho sẽ được cập nhật. Khách hàng có thể đến cửa hàng để xem hàng hoá trực tiếp, sau đó đặt hàng bằng hình thức Online. Điều đặc biệt là các nhà điều hành chỉ quản lý trên cùng một nền tảng duy nhất.

 

Multichannel Supply Chain & Omnichannel Supply Chain có giống nhau?

 

 

XEM THÊM: CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU CUỐI END – END

 

  • Lợi ích của Omnichannel Supply Chain

Như vậy có thể xem Omnichannel như một phiên bản đặc biệt và tối ưu hơn của chuỗi cung ứng đa kênh Multichannel. Omnichannel cung cấp một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Và mang đến cho chuỗi cung ứng những lợi ích nhất định sau:

  • Tăng sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng

Ngày nay, dù bằng bất kỳ hình thức mua hàng nào, người tiêu dùng không những kỳ vọng vào chất lượng hàng hoá mà còn cả chất lượng về dịch vụ và sự trải nghiệm. Omnichannel Supply Chain sẽ mang đến sự trải nghiệm tinh tế hơn, cung cấp sự truy cập giải pháp đa kênh kênh thống nhất, không rắc rối. Từ đó cải thiện đáng kể nhận thức của người tiêu dùng về chuỗi cung ứng của bạn và tăng độ giữ chân khách hàng. Khả năng khách hàng quay lại sẽ cao khi dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Ví dụ: việc giải quyết nhanh chóng các vấn đề như đổi trả hàng hay giao hàng trễ sẽ tăng thêm sự hài lòng của khách hàng. 

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới

Ngoài khả năng giữ chân khách hàng cũ, bằng việc hiển thị rộng rãi trên nhiều nền tảng bán hàng và tính nhất quán giữa nền tảng trực tuyến và cửa hàng truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng mới. Bạn có thể có thể có một lượng khách hàng trung thành tại cửa hàng. Song đó là luôn thu hút được khách hàng mới một cách thường xuyên.

 

THAM GIA : CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

 

  • Tối ưu hóa hoạt động Marketing

Với việc bán hàng trên nhiều nền tảng khác nhau sẽ góp phần tăng khả năng hiển thị và định vị thương hiệu. Không những thế, việc tiếp cận nhiều kênh bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được xu hướng và thói quen mua hàng của người tiêu dùng.

  • Tối ưu chi phí vận chuyển 

Điểm nổi bật của Omnichannel Supply Chain là ứng dụng giải pháp công nghệ giúp tích hợp và quản lý các phương thức bán hàng trên cùng một hệ thống. Vì thế, các cửa hàng có thể xem được tình trạng hàng tồn kho của nhau. Ví dụ: khi khách hàng muốn mua một chiếc áo trên hệ thống Online, bằng cách xem xét mức tồn kho tại các kho gần khu vực cần giao, doanh nghiệp có thể tính toán cước phí giao hàng, cước thuế để chọn khu vực lấy hàng tối ưu chi phí nhất. 

  • Giảm rủi ro hàng tồn kho

Việc kết nối các cửa hàng online và truyền thống giúp tăng cơ hội bán hàng. Khi khách hàng đặt hàng cho một món hàng đã hết. Nhà bán hàng có thể truy xuất thông tin về mặt hàng này tại các kho khác trong chuỗi để đảm bảo không bỏ qua cơ hội bán hàng nào. Từ đó giảm được nguy cơ và những rủi ro hàng tồn kho.

  • Thách thức đối với chuỗi cung ứng đa kênh Omnichannel

Để vận hành được chuỗi cung ứng đa kênh Omnichannel một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng. Vì việc mở rộng nhiều hình thức kinh doanh, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều điểm chạm với khách hàng hơn. Ngày nay, người tiêu dùng rất chú trọng chất lượng về dịch vụ, vì vậy, nếu không quản lý tốt vấn đề này, sẽ ảnh hưởng đến xấu đến toàn doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa các kênh bán hàng và trực tuyến. Các thông tin về hàng tồn kho phải nhật theo dữ liệu thực trên cả kênh Online và truyền thống. Cần xác định rõ những khả năng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng như thời gian giao hàng, giá mua hàng, lỗi hệ thống mua hàng trực tuyến, hay những vấn đề trong đổi trả hàng,… 

Tạm kết: 

Chuỗi cung ứng khi áp dụng giải pháp đa kênh tích hợp cần quản lý tốt các những rủi ro sẽ gặp phải, vì các hệ thống bán hàng có sự liên kết với nhau. Các mắt xích này hỗ trợ cho nhau, giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng. Ngược lại, một mắt xích xảy ra lỗi sẽ gây  ảnh hưởng đến toàn. Vì thế, cần tích hợp hệ thống End to End để có thể quản lý chuỗi chuỗi cung ứng đa kênh một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng tư duy hệ thống bằng việc trải nghiệm mô hình giả lập Chuỗi cung ứng (The Fresh Connection) thông qua Chương trình Đào tạo Supply Chain Executive