Supply Chain Procurement

20 Thuật ngữ Tiếng Anh thông dụng về “Mua hàng” trong Chuỗi cung ứng

20 Thuật ngữ Tiếng Anh thông dụng về “Mua hàng” trong Chuỗi cung ứng

Nếu bạn có ý định dấn thân vào con đường sự nghiệp chuỗi cung ứng đặc biệt là đối với lĩnh vực thu mua, việc phải tiếp xúc với các thuật ngữ Tiếng Anh là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết, các hoạt động, các phòng ban trong chuỗi cung ứng luôn phải làm việc với các tài liệu bằng Tiếng Anh. Vì thế, để tiếp cận với lĩnh vực thu mua một cách dễ dàng hơn, hãy tham khảo 20 thuật ngữ Tiếng anh thường gặp trong phòng ban Procurement dưới đây: 

  1. Blanket Order:

    Một thỏa thuận mua hoặc đơn đặt hàng đối với một số lượng nhất định của hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian, thường là một năm.

  2. Centralized Purchasing:

    Mua hàng tập trung – Một loại hình mua hàng trong chuỗi cung ứng. Với hình thức mua hàng này, các nguyên vật liệu cần thiết cho toàn bộ doanh nghiệp sẽ được mua tại cùng một thời điểm và sau đó được gửi đến cho các phòng ban hay các dây chuyền sản xuất khi cần sử dụng chúng.

 

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

 

  1. Deliverable:

    Có thể giao được, nghĩa là những sản phẩm hiện hữu có thể được giao hoặc những sản phẩm dịch vụ được đề cập đến trong Đơn đặt hàng và mọi tài liệu, dữ liệu liên quan và bao gồm mọi Quyền sở hữu trí tuệ do Nhà cung cấp phát triển theo Đơn đặt hàng đó.

  2. Delivery Date:

    Ngày giao nhận hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ như yêu cầu của đơn đặt hàng.

  3. Delivery Point:

    Địa điểm thực hiện hoạt động giao hàng hoặc dịch vụ được người mua yêu cầu.

  4. Decentralized Purchasing:

    Mua hàng phi tập trung, với hình thức mua hàng này, thay vì toàn bộ trách nhiệm thuộc về phòng ban thu mua, quyền mua hàng được phân tán đến cho từng nhánh hay văn phòng tại các địa phương.

  5. Direct Purchasing:

    Mua hàng trực tiếp – Việc mua nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất hoặc để bán lại thay vì mua gián tiếp.

  6. Hazardous Materials:

    Vật liệu nguy hiểm, nhà cung cấp sẽ cung cấp theo yêu cầu của người mua, và nguyên liệu không được chứa những chất độc hại cụ thể nào do người mua quy định.

  7. Indirect Purchasing:

    Mua hàng gián tiếp – Việc mua các dịch vụ vật liệu được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn như các sản phẩm MRO để bảo trì, sửa chữa hoặc vận hành các nguồn cung cấp.

  8. Independent Contractors:

    Nhà thầu độc lập, nghĩa là nhà cung cấp sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận với tư cách là một nhà thầu độc lập họ sẽ không được coi là nhân viên, đại lý, đối tác, công ty con hoặc liên doanh của người mua theo cách nào.

  9. Multi Source:

    đa nguồn cung cấp, một chuỗi cung ứng có thể có nhiều nguồn cung ứng khác nhau.

  10. Purchase Agent:

    Đại lý thu mua, là người đại diện doanh nghiệp thực hiện hoạt động thu mua hàng hóa, dịch vụ.

  11. Price Index:

    chỉ số giá tại một thời điểm nhất định của một sản phẩm hoặc một danh mục sản phẩm.

  12. Purchase Order:

    Đơn đặt hàng giữa người mua và nhà cung cấp về hàng hóa hay dịch vụ, đính kèm những điều khoản cần thiết.

  13. Price/Payment Terms:

    Giá hàng hóa/ điều khoản thanh toán, dịch vụ được quy định trong đơn đặt hàng hiện hành.

  14. Requisition:

    Một biểu mẫu được sử dụng bởi người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ để ghi lại các yêu cầu của họ và được gửi đến bộ phận mua hàng để thực hiện việc mua hàng

  15. Sole Sourcing:

    ý chỉ có một nhà cung cấp duy nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu của các mặt hàng, như thông số kỹ thuật, không thể thay thế bằng một nhà cung cấp khác.


    XEM THÊM: MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI NHỮNG HÌNH THỨC NÀO

  16. Split Sourcing:

    Nguồn cung ứng tách rời, nghĩa là có trên 2 nhà cung cấp những mặt hàng giống nhau cho một chuỗi cung ứng.

  17. Supplier Proposal:

    Đề xuất của nhà cung cấp, là những thông tin, yêu cầu, đề nghị, báo giá của nhà cung cấp liên quan đến việc cung cấp hàng hoá/ dịch vụ. 

  18. Taxes:

    Các loại thuế, nhà cung cấp thường phải ghi rõ các loại thuế hiện hành trên mỗi hóa đơn và kèm theo mã số thuế.

VILAS mong rằng, với 20 thuật ngữ Tiếng Anh trên đây có thể giúp bạn dung nạp kiến thức về kiến thức mua hàng một cách dễ dàng hơn. Và tất nhiên, VILAS sẽ tiếp tục cập nhật nhiều thuật ngữ về mua hàng hơn thế ở những bài viết tiếp theo. Cùng đón chờ bạn nhé !

Chương trình đào tạo

Chuyên viên mua hàng (Purchasing Executive)

“Chuyên môn hóa nghiệp vụ mua hàng”