Supply Chain

Nguồn nhân lực Millennials đang thay đổi lĩnh vực Supply chain như thế nào?

Thế hệ millennials ngày càng đòi hỏi? Millennials “cả thèm chóng chán”, thích “nhảy việc” thay vì đầu tư vào 1 công việc nhất định? Đã đến lúc bỏ qua những định kiến đó rồi! Nghiên cứu mới nhất từ SCMR, APICS and APQC đã cho thấy đây là thế hệ rất gắn kết và say mê với công việc Quản lý Chuỗi cung ứng.

 

Thế hệ millennials bắt đầu với chuyên ngành Chuỗi cung ứng, dự kiến tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này trong 5 năm tới và rất hài lòng với con đường sự nghiệp của họ. Đặc biệt, millennials cảm thấy  Chuỗi cung ứng sẽ giúp họ phát triển bản thân, nhìn thấy cơ hội thăng tiến công việc trong lĩnh vực này và tin rằng mình có thể thay đổi Chuỗi cung ứng hiện tại.

I/ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

 

Nhân chủng học: Trung Tây Hoa Kỳ (25 %), Trung Atlantic (12 %), Tây Mỹ (11 %), Nam Mỹ (10 %), Đông Nam (7%), New England (3 %) và các bang miền núi (2 %) và 31% người nằm ngoài Hoa Kỳ bao gồm: Canada (6%) và phần còn lại của thế giới (25 %).

 

Millennials (độ tuổi từ 22 đến 37) đã thay đổi đáng kể phong cách làm việc. Họ mang những giá trị, kỳ vọng, ưu tiên và phong cách giao tiếp khác biệt rõ rệt với những người đi trước, khiến các nhà quản lý cấp cao cũng phải thay đổi phong cách lãnh đạo để thích nghi và nắm bắt nhu cầu mới lạ của thế hệ trẻ này.

 

Trong khảo sát này, những người được hỏi bao gồm những cá nhân được sinh ra hàng năm từ 1980 đến 1995 và chia nhỏ gần như đồng đều giữa những người được hỏi ở độ tuổi 20 (49%) và những người trả lời ở độ tuổi 30 (51%).

 

Những người được hỏi có khoảng 2/3 là nam (61%) và 1/3 nữ (39%). Ngày càng nhiều phụ nữ đang tham gia vào lĩnh vực này hơn trong quá khứ: Trong khảo sát các nhà lãnh đạo Chuỗi cung ứng cao cấp (2016), 76% số người được hỏi là nam, trong khi chỉ có 24% là phụ nữ.

 

 

66% số người được hỏi là các sinh viên ở bậc đại học (43%) và đã tốt nghiệp (23%) về Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng, tăng đáng kể so với con số 19% các nhà quản lý cấp cao đã có bằng cấp trong Chuỗi cung ứng (theo năm 2016). Con số này phản ánh sự phổ biến của các chương trình quản lý Chuỗi cung ứng ở cả cấp độ sau đại học và đại học, và số cơ hội ngày càng tăng trong việc làm ở tất cả các lĩnh vực quản lý Chuỗi cung ứng.

II/ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

 

Với millennials, họ chưa dừng việc học về Chuỗi cung ứng khi nhận tắm bằng Đại học: 65% số người được hỏi cho biết họ dự định tham gia các chương trình hoặc lớp học giáo dục liên tục trong 12 tháng tới để thăng tiến sự nghiệp (73%), cải thiện hiệu suất công việc (56%) và đảm nhận công việc khó khăn hơn (47%).

 

 

Millennials hiện đang là thế hệ có trình độ học vấn cao so với nhân sự trong ngành Logistics & Supply chain, và họ muốn tiếp tục học vì thấy được mối liên hệ rõ ràng giữa việc đầu tư học tập và hiệu suất công việc. Có thể nói đây là thế hệ đầy tham vọng, sẵn sàng dành thời gian và nguồn lực để đạt mục tiêu của mình.

 

65% số người được hỏi cho biết họ dự định tham gia các chương trình hoặc lớp học giáo dục liên tục trong 12 tháng tới để thăng tiến sự nghiệp (73%), cải thiện hiệu suất công việc (56%) và đảm nhận công việc khó khăn hơn (47%). 45% tin rằng chứng chỉ chuyên sâu là bước quan trọng để họ thăng tiến lên trong lĩnh vực này.

III/ MILLENNIALS CHUẨN BỊ KỸ CÀNG CHO NGÀNH NGHỀ SUPPLY CHAIN

 

Nếu được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, những thế hệ trước sẽ không đề cập đến lĩnh vực quản lý Chuỗi cung ứng nhiều. Họ (Gen X và Baby Boomer) “vô tình” gia nhập khi họ phát triển từ các vai trò trước đó như kỹ sư, tài chính, hoạch định hoặc quản lý.

 

Phần lớn các millennials có hứng thú với lĩnh vực này ngay từ sớm, đã tham gia và hoàn thành khóa học, thực tập và có bằng đại học và sau đại học. Họ có mục đích và mục tiêu rõ ràng, với hiểu biết bài bản về Chuỗi cung ứng và ý định tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này. Những người trả lời khảo sát cho rằng quản lý Chuỗi cung ứng đã hấp dẫn họ với khả năng sử dụng óc phân tích và kỹ thuật.

 

75% số người tham gia khảo sát đã bắt đầu sự nghiệp đúng ngành quản lý Chuỗi cung ứng, trong khi chỉ có 11% tham gia Chuỗi cung ứng vì họ không tìm được việc liên quan đến bằng cấp của mình.

 

 

Nhân sự thuộc khảo sát này thuộc bộ phận hoạch định (22%) và Procurement (21%), tiếp theo là Logistics (15%), quản lý và kiểm soát hàng tồn kho (11%) và sản xuất (9%).

 

24% số người được hỏi hiện đang hoặc đã làm việc trong một chương trình đào tạo quản lý Chuỗi cung ứng, và 20% cho biết họ đến với Chuỗi cung ứng thông qua một chương trình luân phiên (rotation), tiếp xúc với nhiều lĩnh vực của tổ chức và thấy ngành Chuỗi cung ứng là phù hợp nhất với họ.

 

 

Đối với 25% số người bắt đầu sự nghiệp ngoài Chuỗi cung ứng, phần lớn đến từ ngành kỹ thuật (22%), Sales & Marketing (17%) và Tài chính (11%).

IV/ KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH

60% số người được hỏi vẫn đang làm việc trong cùng chức năng ngay từ khi bắt đầu nghề Chuỗi cung ứng, và 35% số người đang chỉ tham gia trong 1 lĩnh vực trong Chuỗi. 

 

 

Trong khi các millennials “truyền thống” đang nhảy việc liên tục, những người đang làm việc trong Chuỗi cung ứng đã phá vỡ khuôn mẫu này: 68% số người đang có 3 năm kinh nghiệm Chuỗi cung ứng trở lên, trong đó 45% có 5-15 năm kinh nghiệm. Và những người được hỏi đã có vị trí ổn định và ít nhảy việc  – đặc biệt là với những người có hơn 3 năm kinh nghiệm. 

 

 

38% những người được hỏi chỉ làm việc cho 1 chủ lao động trong sự nghiệp, 31% khác đã làm việc cho 2 chủ lao động. Chỉ có 4% đã từng làm việc cho hơn 5 nhà tuyển dụng. Tương tự, 38% số người báo cáo đã làm việc cho người quản lý hiện tại trong vòng 2-5 năm và 27% đã làm việc cho người quản lý hiện tại trên 5 năm.

 

 

Millennials làm việc trong Chuỗi cung ứng cảm thấy họ được trả lương cao và hài lòng với khoản phúc lợi cho mình. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy khoảng cách về lương giữa nam và nữ, tương tự như nghiên cứu của các nhà quản lý cấp cao năm 2016. Cụ thể, thu nhập của nam là 92.920 USD, trong khi thu nhập của nữ là 78.840 USD. Trong khi cả 2 giới đều bắt đầu sự nghiệp với mức lương gần bằng nhau, sự chênh lệch về lương lại ngày càng khác biệt khi họ thăng tiến dần trong sự nghiệp.

 

 

Quản lý Chuỗi cung ứng trong mắt thế hệ trẻ đã trở thành lĩnh vực kết hợp nhiều chức năng chéo. Millennials ngày càng tham gia nhiều phòng ban, dẫn đầu là quản lý hàng tồn kho (64%), vận tải và Logistics (56%), lập kế hoạch nhu cầu, dự báo và S&OP (54%), thiết kế và lập kế hoạch Chuỗi cung ứng (52%), và Purchasing (51%).

 

 

Trong tương lai, nhân sự ngành này muốn tham gia vào Hoạch định và thiết kế Chuỗi cung ứng (49%); phân tích kinh doanh (45%); quản lý Lean (44%); và tự động hóa /robotics (41%). Millennials bây giờ không quan tâm nhiều về Quản lý hàng tồn kho, Sản xuất, Kho hàng và quản lý DC, vận chuyển và Logistics, với ít hơn 30% hy vọng sẽ tham gia vào lĩnh vực đó trong tương lai.

 

Báo cáo cho thấy millennials có mối quan tâm rất đa dạng, trải dài hết các chức năng của Chuỗi cung ứng end-to-end. Đặc biệt, chức năng Thiết kế và hoạch định Chuỗi cung ứng, là một vai trò được quan tâm nhất và bao quát tất cả các lĩnh vực của Chuỗi cung ứng.

 

Chỉ có một số ít đáp viên là giám đốc Chuỗi cung ứng (7%), giám đốc Purchasing (5%) hoặc CEO (2%). 18% đáp viên mong muốn trở thành nhà phân tích Chuỗi cung ứng cao cấp và 13% mong muốn trở thành giám đốc điều hành, quản lý lĩnh vực và giám đốc quản lý vật liệu (5%).

V/ NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC TẾ, ỔN ĐỊNH VÀ QUAN TÂM ĐẾN CÔNG VIỆC HƠN

 

Đây là thế hệ luôn đi liền với định kiến: mang kỳ vọng không thực tế về nghề nghiệp (ví dụ muốn thăng tiến nhanh) và không thỏa mãn trong công việc. Trong thực tế, các millennials trong Chuỗi cung ứng là lực lượng lao động hài lòng với công việc và suy nghĩ thực tế. Và họ muốn bám trụ lại công việc vì họ thích làm việc tại nơi đó và thấy cơ hội thăng tiến trong chức năng thú vị và có ý nghĩa này.

 

93% đáp viên cho biết họ rất hài lòng (49%) hoặc hài lòng (44%) với sự nghiệp quản lý Chuỗi cung ứng và 83% cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của họ.

 

 

84% đáp viên mong đợi sẽ tiếp tục công việc quản lý Chuỗi cung ứng trong 5 năm tới. Chỉ có 3% cho biết họ không cảm thấy mình có thể tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực này, đang cũng là tỷ lệ những người nói rằng họ sẽ chuyển khỏi ngành Chuỗi cung ứng trong 5 năm tới. 81% cảm thấy họ có thể tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực này.

 

 

87% cảm thấy lĩnh vực này sẽ giúp họ phát triển khả năng cá nhân, 88 % đồng ý rằng họ có cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực này.

 

Khảo sát cũng xem xét vấn đề nào là quan trọng nhất đối với millennial về lĩnh vực và công ty mà họ làm việc. Tính đa dạng trong công việc đứng đầu danh sách, với 85% đáp viên cho rằng Chuỗi cung ứng nên có sự đa dạng trong lực lượng lao động. Công nghệ cũng rất quan trọng đối với millennial – 66% người nhận xét rằng làm việc trong Chuỗi cung ứng cho phép họ làm việc với các công nghệ mới nhất.

 

Chỉ 39% số người được hỏi quan tâm đến vấn đề thương hiệu. Họ cũng không quá quan trọng với trách nhiệm công ty với xã hội. Trách nhiệm với môi trường mới là yếu tố quan trọng hơn khi millennial chọn việc làm, với hơn 50% số đáp viên cho rằng các chính sách về môi trường của công ty là yếu tố giúp họ cân nhắc khi làm việc.

 

VI/ THẾ HỆ LÀM VIỆC VỚI TINH THẦN DO-IT-YOURSELF

 

 

Millennials thích đối mặt với thách thức khi làm việc trong Chuỗi cung ứng. Đa phần họ thích trải nghiệm trước những thách thức mới trong công việc (56% đáp viên), yêu thích bản chất công việc (56 %), mối quan hệ với đồng nghiệp tốt (51%) và mức độ trách nhiệm mà họ được đảm nhiệm (50%).

 

Họ cũng quan tâm đến phúc lợi (39%), quyền lợi (35%), mức an ninh trong công việc (34%) và quỹ đào tạo dành cho nhân viên (14%).

 

 

Tuy nhiên, cuộc khảo sát này cũng cho thấy Chuỗi cung ứng chưa hoàn toàn thoát khỏi cái bóng là một lĩnh vực cũ kĩ. Chỉ có 15% đáp viên nói rằng họ xem ngành này là lạc hậu và đang đi theo lối mòn, còn 40% khác không chắc chắn về điều này.

 

Những người được hỏi cũng bày tỏ về một số trở ngại khiến họ thất vọng, phổ biến nhất là vì bản chất tự tìm hiểu – tự làm của nghề nghiệp Chuỗi cung ứng.

 

36% đáp viên không thích làm việc khi con đường thăng tiến không rõ ràng. Tương tự, 33% đáp viên cho rằng thiếu quy trình làm việc, 30% thiếu đào tạo và chuyển giao kiến thức, và 24% cho rằng lãnh đạo không hiệu quả. 11% khác thì lo về thị trường việc làm không chắc chắn do kế hoạch nghỉ hưu kéo dài của thế hệ cũ.

 

Mối quan hệ với nhà quản lý cũng là điều quan tâm hàng đầu. 23% nói rằng họ không bằng lòng vì cách đối xử của thế hệ cũ với họ trong tổ chức; một số khác cho biết họ cảm thấy bị thiếu kết nối mục đích tại nơi làm việc, không nắm được bức tranh tổng thể của công ty.

 

Thiếu cố vấn (mentor) và dẫn dắt trong công việc là mối quan tâm của 22% số người được hỏi, 21% tin rằng họ không nhận được sự công nhận phù hợp cho công việc họ thực hiện và 20% bị ảnh hưởng từ phong cách quản lý vi mô của lãnh đạo.

 

Nhìn chung, millennials rất thích công việc Chuỗi cung ứng và chỉ không hài lòng khi không thấy được lộ trình phát triển trong nghề và khi quan hệ với lãnh đạo không tốt.

 
 Theo APICS, APQC & Supply chain Management Review

 

 


Trở thành Chuyên viên Chuỗi cung ứng cùng VILAS

  • Xây dựng tư duy hệ thống
  • Trải nghiệm thực tế mô hình giả lập chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới