Supply Chain

Những vấn đề pháp lý trong Chuỗi cung ứng thời đại kỹ thuật số

Sự phát triển Internet làm tăng các hoạt động kinh doanh trực tuyến theo cấp số nhân đã tạo nhiều tiện lợi cho người sử dụng. Chính vì những tiện lợi đó mà mọi người thường quên hoặc không xem xét các giá trị pháp lý và đạo đức của thủ tục như: Bản quyền áp dụng cho nội dung số dùng như thế nào? Luật pháp quốc gia có thể áp dụng như thế nào cho hoạt động trong không gian mạng? Quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu có thể tồn tại trên Web được không? Thương mại điện tử có thể thực sự an toàn? Chính phủ có nên đánh thuế thương mại không?…  

 

A. Nguy cơ pháp lý

Trong khi thương mại truyền thống phải chật vật để bắt đầu kinh doanh do các quy tắc và quy định từ Chính phủ, thương mại điện tử lại có thể dễ dàng thực hiện hầu hết mọi loại hình kinh doanh. Thương mại điện tử mang đến một thế giới phẳng, tăng cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu và mua hàng mà không cần rời khỏi văn phòng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ công cụ kinh doanh, thương mại điện tử cũng có các vấn đề về rủi ro.

 

Vấn đề pháp lý trong thương mại kỹ thuật số

Thương mại điện tử mang đến rất nhiều cơ hội để kinh doanh và cũng đầy rủi ro về mặt pháp lý. Ảnh: Armanino

 


Giao dịch điện tử

Do tính chất mới của nhiều hoạt động chuyển giao tiền trong ngân hàng điện tử, quyền và nghĩa vụ của các bên đối không rõ ràng trong nhiều trường hợp. Những giao dịch tiền điện tử có thể thu hút hoạt động rửa tiền nếu hệ thống không có giới hạn về số dư  hoặc số lần giao dịch  và khả năng kiểm toán hạn chế các giao dịch. 

 

Quyền riêng tư và bảo mật

Trong cả môi trường giao dịch truyền thống và trực tuyến, người tiêu dùng có quyền được tôn trọng quyền riêng tư. Các trang web cần cung cấp cho khách hàng các lựa chọn liên quan đến việc sử dụng thông tin cá nhân, kết hợp các quy trình bảo mật để hạn chế quyền truy cập trái phép vào thông tin của khách hàng. Mặc dù tôn trọng quyền riêng tư của người tiêu dùng là một yêu cầu pháp lý, nó cũng thể hiện thông lệ kinh doanh tốt. Nếu khách hàng tin tưởng một trang web và doanh nghiệp thì họ có nhiều khả năng giao dịch với nó.

Vấn đề bản quyền và trademark

Thương mại điện tử phát triển đã tác động lớn đến bản quyền và các vấn đề liên quan. Có thể nói Internet đã trở thành “cỗ máy sao chép lớn nhất thế giới” (theo PC Week).

Trademark có thể được sở hữu bởi một cá nhân, một công ty hoặc bất kỳ loại thực thể pháp lý nào. Khi người khác cố gắng sử dụng trademark đó trái phép (ví dụ: tên hoặc logo đặc biệt của bạn), nó được coi là hành vi làm loãng bất hợp pháp của nhãn hiệu đặc biệt (Trademark dilution).  Trong vài năm qua, tầm quan trọng về bản quyền đã được nâng cao và nhiều luật mới được thông qua ở một số quốc gia để đảm bảo bảo vệ và thực thi quyền hiệu quả trong kỷ nguyên số. Đồng thời, các ngành công nghiệp về bản quyền cũng đang điều chỉnh phương thức kinh doanh và sử dụng công nghệ để khai thác các cơ hội kỹ thuật số, đồng thời bảo vệ trước các rủi ro mới.

 

Bôi nhọ, vu khống (Defamation)

Danh tiếng là một tài sản vô hình mang giá trị cao của doanh nghiệp. Danh tiếng bị tổn hại có thể có nghĩa là khó khăn đáng kể, và thậm chí có thể dẫn đến việc đóng cửa công ty. Nếu một tổ chức hoặc các cá nhân nào đó đưa ra tuyên bố sai về doanh nghiệp, họ thường phải chịu trách nhiệm về hành vi vu khống, phỉ báng. Tuy nhiên, việc chứng minh thiệt hại trong các trường hợp này hiện nay vẫn rất khó khăn.

 

Quy định pháp lý về thương mại điện tử khác nhau giữa từng khu vực

Các quy tắc khác nhau áp dụng cho các quốc gia và khu vực khác nhau. Tuy nhiên, vì nội dung trực tuyến lại không có biên giới, tất cả các bài đăng phải được đánh giá cẩn thận để phù hợp với từng quốc gia. Việc sử dụng nhãn hiệu đã được phê duyệt, có thể khác biệt giữa các quốc gia – vấn đề này dẫn đến việc sử dụng thương hiệu không phù hợp trên internet (hiện tượng off-label promotion). Sự phức tạp này đến từ thiếu sót các hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý và tính phổ biến của Internet. Và điều này khiến các công ty phải tự xây dựng ranh giới và tìm hiểu sâu về các quy định liên quan đến Internet của quốc gia.



B. Doanh nghiệp tự bảo vệ mình bằng cách nào?

 

Vấn đề pháp lý trong thương mại kỹ thuật số

Truy tìm những điểm mù trong bảo mật, siết chặt hợp đồng, kiểm soát nội dung đăng tải là những cách doanh nghiệp cần áp dụng. Ảnh: Electronic Frontier Foundation

 

1) Xây dựng hệ thống có thể khả năng phục hồi (resilient) cao

Quản lý rủi ro dữ liệu không chỉ liên quan đến dữ liệu đang sử dụng mà còn bao gồm cả dữ liệu đang ở trạng thái nghỉ và trong luồng. Để có một môi trường kỹ thuật số hiệu quả, các công ty thương mại điện tử hàng đầu đưa bảo mật trở thành yếu tố hàng đầu vì sự liên quan trực tiếp đến khách hàng và doanh nghiệp. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp xử lý dữ liệu lớn, mối đe dọa chủ yếu phát sinh từ cách xử lý không khoa học và lỏng lẻo về dữ liệu cá nhân của khách hàng. 

 

2) Khám phá những điểm mù trong bảo mật bằng AI, ML và Blockchain

Việc áp dụng các công nghệ mới đang gia tăng  lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp. Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine learning (ML) là những đổi mới trên tiến trình trở thành một thành phần cơ bản của giải pháp bảo mật, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, sản xuất, bán lẻ, Chuỗi cung ứng, vận tải, v.v., để phòng chống gian lận. Các lĩnh vực khác nhau đang tiến hành khám phá việc ứng dụng AI và ML trong nghiên cứu và phân tích các giao dịch bất thường, cho phép nhanh chóng phát hiện các trường hợp rủi ro.

 

Bên cạnh AI và ML, Blockchain là công nghệ tiền điện tử đáng tin cậy nhất hiện tại, có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa bên trong và bên ngoài. Blockchain đã sẵn sàng để cung cấp khả năng quản lý rủi ro đáng kinh ngạc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Chuỗi cung ứng, bảo hiểm, ngân hàng và các lĩnh vực khác liên quan đến dữ liệu khổng lồ và giao dịch tiền tệ.

 

3) Chú ý đến trách nhiệm giải trình

Theo các nhà kinh tế học, trách nhiệm giải trình – Accountability là yếu tố tạo sự khác biệt và đem lại thành công giữa các tổ chức. Trách nhiệm giải trình là sự kết hợp của trách nhiệm (responsibility), khả năng biện minh (answerability) và nghĩa vụ pháp lý (liability) – tức là không chỉ gói gọn trong ý nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó

 

Quy định bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation – GDPR) kết hợp trách nhiệm giải trình như một yếu tố chính đòi hỏi mọi tổ chức phải tuân theo các biện pháp phù hợp và làm việc tuân thủ luật pháp. Những quy định thực tiễn như vậy sẽ giúp tổ chức kiểm soát các mối đe dọa và lỗ hổng với tính minh bạch vượt trội, bằng công tác cải thiện khả năng quản lý, kiểm soát và báo cáo theo quy định.

 

4) Đưa các vấn đề rủi ro kỹ thuật số vào hợp đồng

 

Xem xét các thỏa thuận với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến

Đàm phán tất cả các thỏa thuận với nhà thầu cung cấp thiết kế trang web, lưu trữ, quảng cáo hoặc các dịch vụ trực tuyến liên quan khác về các điều khoản: giải quyết quyền sở hữu tài sản trí tuệ, quyền của bên thứ ba, bảo mật thông tin và quy trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm…

 

Bảo vệ nội dung trang web

Cụ thể hóa các quy định sử dụng thông tin và thương hiệu trên website để giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý. Ví dụ: Cấm người dùng đăng nội dung được xác định là không phù hợp / không được chia sẻ, từ chối trách nhiệm đối với nội dung do người dùng tạo ra hoặc quảng cáo của bên thứ ba, giới hạn trách nhiệm của công ty đối với người dùng và bảo lưu quyền cần thiết để duy trì trang web hoặc trang web Bảo vệ.

Bảo vệ nội dung và tài liệu độc quyền trên website hoặc các trang truyền thông khỏi sự khai thác thương mại trái phép của người dùng. Cân nhắc sử dụng biểu tượng ™, ® và / hoặc © liên quan đến các vị trí nổi bật của nhãn hiệu, bản quyền; đồng thời đăng ký tài sản trí tuệ quan trọng với cơ quan quản lý để sở hữu hoàn toàn thương hiệu, nội dung và các biện pháp khắc phục nâng cao. Ngoài ra, cung cấp các thông báo và điều kiện cho bất kỳ việc sử dụng hoặc hiển thị tài sản trí tuệ nào của bên thứ ba và xem xét tài liệu có thể công khai trước khi hiển thị để đảm bảo rằng không có thông tin độc quyền bí mật nào được tiết lộ.

 

Tạo hợp đồng trực tuyến

Nguyên tắc dùng trong hợp đồng truyền thống áp dụng có thể cho các giao dịch trực tuyến. Điều này có nghĩa là mỗi hợp đồng trực tuyến sẽ cần một bản đề nghị, quy trình chấp nhận và phê duyệt. Đảm bảo rằng các hợp đồng xuất hiện trên các trang web độc quyền (ví dụ: điều khoản sử dụng trang web và điều khoản bán hàng) đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

 

Tìm những miễn trừ có sẵn cho vi phạm bản quyền

Hiểu biết về những nội dung được phép trên mạng xã hội, giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng và đăng tài liệu, tránh rủi ro vi phạm bản quyền về sử dụng, hiển thị, tái tạo hoặc phân phối nội dung được đăng trên các trang truyền thông xã hội hoặc website. Các đạo luật như Luật sở hữu trí tuệ & bản quyền của Việt Nam hoặc Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC) tạo ra các Safe Harbour – Bến an toàn giúp nhà cung cấp dịch vụ trên Internet tự bảo vệ khỏi các khiếu nại về vi phạm bản quyền.

 

5) Cảnh giác hơn với nội dung được đăng tải

Bất kể lĩnh vực nào doanh nghiệp đang hoạt động, cần phải liên tục thận trọng trong việc đăng nội dung, đảm bảo rằng nó đã được xem xét thông qua các quy trình chặt chẽ, được ủy quyền và tuân thủ đúng các quy định. Các công ty cần đảm bảo cung cấp thông tin đúng về từng sản phẩm, bao gồm chỉ định, rủi ro và lợi ích một cách thực tế. Bởi mỗi quốc gia có các yêu cầu pháp lý khác nhau, thông tin phải được quản lý chặt chẽ. Công nghệ cũng có thể tác động đến tính chính xác của thông tin. Ví dụ: Việc Twitter giới hạn 140 từ trên một bài đăng có thể dẫn đến hiểu sai thông điệp hoặc trong các trường hợp khác, việc sử dụng một số trình duyệt web khác nhau có thể làm giảm sự cân bằng và hiển thị thông tin.

 

Cùng với việc giám sát thông tin được tạo ra, các công ty cần lắng nghe những gì khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đang nói về mình trên các kênh truyền thông điện tử. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần cộng đồng của họ, cũng như theo dõi các nguồn cấp dữ liệu Facebook, Youtube và Twitter liên tục.

 

Theo business2community.com, ubiquity.acm.org, venable.com & blogs.informatica.com

 

Chương trình đào tạo Quản trị mua hàng – Procurement Management trang bị cho người học kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu của nghiệp vụ thu mua hàng hóa.

Trở thành chuyên gia Mua hàng chiến lược!