Những yếu tố phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định triển khai chuỗi cung ứng bền vững –Supply Chain Sustainability
Tính bền vững không chỉ là một xu hướng mà là một cơ hội để doanh nghiệp thích ứng với thế giới thay đổi và tạo ra giá trị lâu dài. Bằng việc cân nhắc các yếu tố quan trọng trước khi đưa ra quyết định kinh doanh bền vững và xác định cơ hội phát triển giá trị thực, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến xa trên con đường của sự bền vững và thành công.
Mối quan tâm của các bên liên quan:
Các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ và tổ chức của chính phủ đang ngày càng quan tâm đến các vấn đề bền vững. Doanh nghiệp cần hiểu và đáp ứng các mong muốn, yêu cầu và giá trị của các bên liên quan để tạo lòng tin, duy trì quan hệ tốt và đạt được sự hỗ trợ từ họ.
Tính khả thi:
Doanh nghiệp cần đánh giá khả năng thực hiện và duy trì các hoạt động bền vững, xem xét nguồn lực hiện tại có đáp ứng cho việc chuyển đổi không, bao gồm kiến thức chuyên môn, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, công nghệ,…
Tính cạnh tranh:
Doanh nghiệp nên xem xét tính cạnh tranh của mình trên thị trường trong việc áp dụng các chiến lược bền vững. Điều này bao gồm việc đánh giá liệu bền vững có mang lại lợi thế cạnh tranh, tạo thêm nhiều giá trị giá trị và thu hút khách hàng mới hay không
Tuân thủ quy định:
Doanh nghiệp cần xem xét việc tuân thủ các quy định và quy chuẩn về bền vững trong ngành của mình. Điều này bao gồm việc nắm vững các quy định pháp luật, chuẩn mực quốc tế và các cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường và cộng đồng.
Doanh nghiệp cần làm gì để triển khai chuỗi cung ứng bền vững – Supply Chain Sustainability?
Đánh giá và đặt mục tiêu:
Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá chi tiết về chuỗi cung ứng hiện tại để xác định các vấn đề và cơ hội về bền vững. Sau đó, đặt ra mục tiêu cụ thể và đo lường để định hình hướng đi của chuỗi cung ứng.
Xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững:
Doanh nghiệp cần tìm kiếm và hợp tác với các đối tác và nhà cung cấp có cam kết với chuỗi cung ứng bền vững. Điều này bao gồm việc đánh giá và chọn lọc nhà cung cấp dựa trên tiêu chí bền vững, xác định các nguồn cung cấp có nguồn gốc và sản xuất bền vững, và thiết lập mối quan hệ đối tác dài hạn với những đối tác tương đồng.
Tiêu chuẩn hóa và áp dụng quy định bền vững:
Doanh nghiệp nên định rõ và áp dụng các tiêu chuẩn và chuẩn mực bền vững cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này đảm bảo rằng tất cả các bước trong quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối tuân thủ các yêu cầu về bền vững.
Triển khai công cụ theo dõi và đánh giá:
Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả để theo dõi tiến độ và đánh giá các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và tiếp tục cải thiện hiệu quả và bền vững của chuỗi cung ứng.
4 Thách thức trong việc triển khai chuỗi cung ứng bền vững – Supply Chain Sustainability tại Việt Nam
Tuy là một xu hướng phát triển những việc triển khai một chuỗi cung ứng bền vững tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề và khó khăn trong việc triển khai:
Chưa nắm thông tin và kiến thức chuyên môn:
Một trong những thách thức chính là thiếu thông tin và kiến thức về cách triển khai chuỗi cung ứng bền vững. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ về khái niệm và nguyên tắc của chuỗi cung ứng bền vững, cũng như nhận thức về tầm quan trọng của việc tích hợp các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh. Việc thiếu dữ liệu đầy đủ và hiểu biết sâu sắc có thể cản trở khả năng của doanh nghiệp trong việc xác định và ưu tiên các vấn đề về ESG, đặt ra các mục tiêu và chỉ số có ý nghĩa, đo lường và báo cáo tiến độ một cách hiệu quả, tương tác với các bên liên quan, xây dựng niềm tin và quản lý các cơ hội và rủi ro liên quan đến ESG
Thiếu vốn đầu tư:
Triển khai chuỗi cung ứng bền vững đòi hỏi đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ, quy trình và nhân lực. Tuy nhiên, thiếu vốn đầu tư là một trong những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Đầu tư vào hệ thống chuỗi cung ứng bền vững có thể đòi hỏi một nguồn vốn lớn và thời gian dài để thu hồi vốn. Do đó, việc tìm kiếm và huy động nguồn vốn phù hợp để triển khai chuỗi cung ứng bền vững là một thách thức lớn mà các doanh nghiệp có thể đối mặt. Tuy nhiên, với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ chính phủ có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về đầu tư.
Thiếu động lực thay đổi:
Thay đổi để triển khai chuỗi cung ứng bền vững đòi hỏi sự đồng thuận và cam kết từ các bên liên quan, bao gồm cả các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, đôi khi khó để thuyết phục và đạt được sự đồng thuận từ tất cả các bên liên quan. Một số doanh nghiệp có thể không có động lực đủ mạnh để thực hiện các thay đổi cần thiết để triển khai chuỗi cung ứng bền vững. Điều này có thể do sự thiếu nhận thức về lợi ích ngắn hạn, hoặc thiếu cam kết lâu dài với việc thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững.
Thiếu nguồn nhân lực:
Triển khai chuỗi cung ứng bền vững không chỉ đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ về thời gian và nguồn lực, mà còn đặt ra một thách thức nghiêm trọng – thiếu hụt nhân sự.
Để triển khai một chuỗi cung ứng bền vững yêu cầu thời gian và nguồn lực đáng kể. Các hoạt động như nghiên cứu và phát triển, đánh giá tác động môi trường và xã hội, xây dựng hệ thống giám sát và báo cáo đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nguồn nhân lực lớn.
Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng và nhận thức chung về tầm quan trọng của bền vững có thể gây trì hoãn quá trình thực hiện bền vững trong chuỗi cung ứng, cản trở sự cải thiện liên tục và gây mất cơ hội phát triển và tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Chính vì thế, để đón đầu làn sóng thiếu hụt nguồn nhân lực trong một tương lai không xa, các nhân sự cần đầu tư vào việc tích lũy kiến thức về Chuỗi cung ứng bền vững ngay từ bây giờ.
Tạm kết:
Để vượt qua các thách thức triển khai chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc tăng cường nhận thức và hiểu biết về chuỗi cung ứng bền vững thông qua các chương trình Đào tạo. Các doanh nghiệp cũng cần xem xét và tìm kiếm nguồn vốn hợp lý để triển khai chuỗi cung ứng bền vững, có thể bao gồm tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư xã hội hoặc tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
Đồng thời cần xây dựng một chiến lược thuyết phục và tạo động lực để đạt được sự đồng thuận và cam kết từ các bên liên quan. Cuối cùng, sự cam kết phải được thể hiện thông qua việc đặt mục tiêu cụ thể, đồng thời xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực và tiêu chuẩn liên quan đến chuỗi cung ứng bền vững.