Supply Chain Management

Phân biệt Lean, Kaizen, 6 Sigma và Hiểu rõ vai trò của việc triển khai Lean Supply Chain

Phân biệt Lean, Kaizen, 6 Sigma và Hiểu rõ vai trò của việc triển khai Lean Supply Chain

Nhìn chung, Lean, Kaizen, 6 Sigma đều là những phương pháp hướng đến sự cải tiến của mọi doanh nghiệp. Các thuật ngữ này thường dễ bị hiểu nhầm rằng có thể thay thế cho nhau. Thế nhưng, trên thực tế, Lean, Kaizen, 6 Sigma được sử dụng độc lập nhằm thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong từng doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về vai trò của 3 thuật ngữ trên sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chọn lựa hiệu quả và tối ưu nhất cho chuỗi cung ứng của mình. Cùng VILAS làm rõ khái niệm về 3 thuật ngữ Lean, Kaizen, 6 Sigma và vai trò cốt lõi của việc ứng dụng Lean Supply Chain qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Phân biệt Lean, Kaizen, 6 Sigma 

Kaizen:

Kaizen theo tiếng Nhật có nghĩa là “Thay đổi để tốt hơn”, hay còn được hiểu là “Thay đổi liên tục”. Về bản chất, Kaizen là một tư duy, triết lý hay một văn hóa thay vì một công cụ hữu hình giúp doanh nghiệp đạt được sự cải tiến trong kinh doanh. Triết lý Kaizen nói rằng mọi thứ đều có thể được cải thiện và mọi thứ có thể hoạt động tốt hơn hoặc hiệu quả hơn.

Kaizen đòi hỏi sự sáng tạo, đóng góp ý tưởng từ mỗi cá nhân trong việc cải thiện những vấn đề nhỏ nhất của tổ chức, thiết lập một động lực thúc đẩy cải tiến liên tục.

Six Sigma:

Six Sigma là tập hợp những công cụ và kỹ thuật quản lý được thiết kế để cải thiện hoạt động kinh doanh bằng cách giảm các khả năng xảy ra sai sót. Đây là phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu, sử dụng phương pháp thống kê để loại bỏ các khiếm khuyết.

Ý nghĩa của Six Sigma là đo lường hoạt động của doanh nghiệp đi lệch khỏi sự chính xác bao xa, và tìm ra những lỗi phát sinh trong quá trình vận hành. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nỗ lực sửa chữa những lỗi đó. Mục tiêu chính của Six Sigma là cung cấp hàng hóa/ dịch vụ với chất lượng tốt nhất có thể, nhằm đạt được sự hài lòng tối ưu của khách hàng. 

Lean:

Lean tập trung vào việc loại bỏ lãng phí. Lãng phí ở đây được hiểu là tất cả những gì không mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng của họ. Tư duy Lean hướng đến việc giúp chuỗi cung ứng trở nên tinh gọn và dễ dàng quản lý nhất có thể. Giúp chuỗi giá trị phát triển theo chiều dọc với tất cả các công nghệ, tài sản, hệ thống giao tiếp nội bộ và giữa các bộ phận. Và cuối cùng là cung cấp hàng hóa/dịch chất lượng nhất đến với khách hàng cuối cùng vào đúng thời điểm.
Trọng tâm của Lean là cắt giảm tối đa các lãng phí, mang lại sự cải tiến liên tục, với 3 hoạt động chính: 

  • Xác định các hoạt động lãng phí 
  • Xác định các cách thức mà các lãng phí này làm giảm hiệu quả kinh doanh 
  • Loại bỏ hoặc giảm thiểu các hoạt động gây lãng phí 

Lean Supply Chain là gì?

Khi nhắc đến Lean, đa phần thường sẽ nghĩ đến Lean Manufacturing, nghĩa là tinh gọn trong sản xuất. Tuy nhiên, tư duy về Lean có thể được triển khai trên quy mô rộng hơn cho toàn chuỗi cung ứng. Nói cách khác, Lean Supply Chain hướng đến việc giảm thiểu các lãng phí, hay tất cả hoạt động không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp tại mọi thời điểm, mọi quy trình trong chuỗi cung ứng.

Phòng mua hàng cần phải liên kết với rất nhiều nhà cung cấp và nhiều bên liên quan khác. Nếu không quản lý tốt, sẽ không đảm bảo luồng hàng hóa được lưu chuyển hiệu quả, dẫn đến sản xuất chậm trễ. Sản xuất là một bãi rác thải nguyên liệu nếu làm sai. Chi phí lưu kho có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát nếu không quản lý tốt về hàng tồn kho. Với những nỗ lực trong việc đơn giản hóa các quy trình – Lean giúp việc quản lý trở nên ít phức tạp hơn từ việc giảm thiểu tối đa các hoạt động gây lãng phí trong chuỗi cung ứng.

THAM KHẢO BÀI VIẾT: ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI LEAN SUPPLY CHAIN

Vì sao doanh nghiệp cần triển khai Lean Supply Chain?

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Lean đối với chuỗi cung ứng. Đặc biệt với bối cảnh sự phức tạp của một chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng. Sự tinh gọn, đơn giản trong  quy trình sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn lợi thế cạnh tranh so với những chuỗi cung ứng thông thường. Để chứng minh cho điều này, cùng điểm qua một số lợi ích mà doanh nghiệp đạt được từ việc ứng dụng Lean Supply Chain:

Loại bỏ lãng phí

Quyết định triển khai Lean giúp doanh nghiệp phát hiện và loại bỏ tối đa các yếu tố dư thừa trong chuỗi cung ứng. Điều này đồng nghĩa với việc các quy trình sẽ được tối ưu về mặt thời gian vận hành, cũng như theo dõi và quản lý. Doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian tập trung vào những việc quan trọng hơn như: đào tạo nhân viên, triển khai chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng,…

THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

Tăng lợi nhuận

Thực hiện chuỗi cung ứng tinh gọn có thể giảm bớt các quy trình không cần thiết, nhu cầu lưu trữ và lãng phí. Ngoài việc tăng doanh thu, điều này có thể thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó là vì, bằng cách cắt giảm lãng phí khỏi chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cũng loại bỏ các chi phí liên quan. Và tất nhiên, ít chi phí hơn có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên mỗi lần bán hàng cũng sẽ được cải thiện. 

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Việc triển khai Lean Supply Chain thúc đẩy cải tiến chất lượng trong các quy trình sản xuất. Hạn chế sai sót trong các quy trình ngược dòng (Upstream), gây ra ít sự chậm trễ hơn. Quan trọng hơn hết là giúp hàng hóa chuyển đến khách hàng luôn đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng nhanh chóng. Đó là yêu tố làm tăng sự hài lòng và độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp.

THAM KHẢO BÀI VIẾT: LEAN VÀ CÁCH TOYOTA XÂY DỰNG ĐẾ CHẾ Ô TÔ NHẬT BẢN

Giảm chi phí tồn kho

Chi phí hàng tồn kho có thể nhanh chóng tăng lên dẫn đến lợi nhuận ít hoặc chi phí bị thổi phồng. Chuỗi cung ứng tinh gọn có thể giúp doanh nghiệp giảm số lượng nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang và hàng thành phẩm dư thừa. Từ đó, làm giảm chi phí cho việc lưu trữ và quản lý hàng tồn kho.

Tăng cường tính linh hoạt và năng suất:

Giảm thiểu và thậm chí loại bỏ lãng phí đồng nghĩa với việc tăng mức năng suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Khi các quy trình được đơn giản hóa, sẽ tạo cho doanh nghiệp khoảng không tiếp nhận và dễ dàng phản hồi với những thay đổi của thị trường.

Cải thiện tinh thần của nhân sự

Một trong những lợi ích đặc biệt của Lean Supply Chain là giúp nâng cao tinh thần cho tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp. Việc ứng dụng Lean thực hiện trao quyền và trách nhiệm cao hơn cho các nhân sự từ cấp nhỏ nhất đến cao nhất. Bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền tham gia đóng góp ý kiến giúp cải thiện chuỗi cung ứng và được ghi nhận. Từ đó, nâng cao văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường làm việc liên tục cải tiến.

Tạm kết:

Triển khai Lean Supply Chain ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng. Đặc biệt là giúp doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh với mỗi lợi ích mà Lean mang lại cho chuỗi cung ứng. Vậy để ứng dụng Lean, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ những điều kiện gì, và triển khai như thế nào? Cùng VILAS đón chờ ở bài viết tiếp theo bạn nhé!


Supply Chain Seminar Seri

Nâng cao vị thế chuỗi cung ứng gắn liền với chiến lược tài chính doanh nghiệp với Hội thảo SCSS_No.05/23 Cost Management In Supply Chain: Strategies For Reducing Expenses And Maximizing Profitability

Hội thảo: “Enhanced Efficiency Distribution Cost Optimization With Genai Application