Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều “Gã khổng lồ” từ mọi ngành công nghiệp đang cạnh tranh khốc liệt để có được các tài năng hàng đầu về Chuỗi cung ứng. CEO của Apple và LEGO – 2 trong nhiều điển hình chứng minh các nhà quản lý Chuỗi cung ứng đang làm tăng thứ hạng công ty một cách rõ rệt. Vậy quản lý Chuỗi cung ứng là gì và cơ hội nghề nghiệp của lĩnh vực Chuỗi cung ứng năm 2022 sẽ như thế nào? Mời các bạn đọc qua bài viết bên dưới cùng VILAS nhé!
Quản lý Chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng trong tiếng Anh là Supply Chain Management, viết tắt là SCM là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ và bao gồm tất cả các quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc tổ chức hợp lý các hoạt động phía nguồn cung của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Quản lý chuỗi cung ứng – SCM là sự kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm, dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kì giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hóa hay dịch vụ chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
THAM KHẢO BÀI VIẾT: LOGISTICS LÀ GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS
Tầm quan trọng của Quản lý Chuỗi cung ứng là gì?
Việc quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply chain management) đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp như sản xuất, kinh doanh, xây dựng. Và tầm quan trọng đó càng được thể hiện trong tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng cao, giá bán cũng như giá thu mua ngày càng bị quản lý chặt chẽ hơn.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Ví dụ điển hình mà ta có thể thấy đó là sự thành công của Wal-Mart. Wal-Mart đã vượt mặt Kmart và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Tổng Giám đốc của Kmart đã phải thừa nhận rằng chính chuỗi cung ứng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại của Kmart.
THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN
Mục đích chủ yếu của bất kì một chuỗi cung ứng nào chính là nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng SCM cũng tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc đảm bảo phân phối một cách kịp thời và đầy đủ một loại sản phẩm nào đó tới khách hàng, triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả. Qua khâu này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho.
Cơ hội nghề nghiệp chuỗi cung ứng năm 2022?
Ngành Quản lý Chuỗi cung ứng là một ngành đang rất cần nguồn nhân lực chuyên môn cao nhất là trong bối cảnh sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang hướng đến Việt Nam như hiện nay. Trước những thực trạng đã xảy ra như đại dịch Covid- 19, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, cho thấy rằng quản lý chuỗi cung ứng chính là một trong những mấu chốt giúp vực dậy nền kinh tế.
Đại dịch Covid – 19 diễn ra đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu , ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới. Vào thời kỳ đỉnh điểm, hơn 70% các hãng tàu phải chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, hàng nghìn con tàu không thể cập cảng, đồng nghĩa với việc hàng hóa bị ùn ứ không thể lưu thông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng chính là những người góp phần rất lớn trong việc duy trì và khôi phục nền kinh tế.
THAM KHẢO BÀI VIẾT: TRỞ THÀNH NHÂN SỰ CHUỖI CUNG ỨNG, TẠI SAO KHÔNG?
Lyan Naqeeb, trợ lý điều hành kho hàng Chullora của Aramex – công ty hậu cần và vận chuyển hàng hóa quốc tế ở Sydney đã nói rằng:
“Tôi cảm thấy may mắn khi có được công việc như vậy bởi vì chúng tôi đang trong một ngành công nghiệp tiếp tục phát triển cho dù có chuyện gì đang xảy ra trên thế giới”
Theo Seek. com Dự kiến vào năm 2022 và trong vòng 5 năm tới mức độ tăng trưởng việc làm trong của lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng sẽ là 10%. Khi công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa trở thành xu hướng, cơ hội nghề nghiệp cho tất cả các ngành nghề cũng gia tăng. Với lĩnh vực chuỗi cung ứng, bên cạnh những chức vụ như Giám đốc chuỗi cung ứng, giám đốc hậu cần, Giám đốc mua hàng,… cùng với những tiến bộ về kỹ thuật, cơ hội mở rộng ngành sẽ ngày càng triển vọng.
Với sự phủ sóng rộng rãi trong hầu hết mọi ngành công nghiệp, mọi loại hình công ty, cơ hội nghề nghiệp Chuỗi cung ứng mang lại rất cao. Và với những ai theo đuổi ngành Quản lý chuỗi cung ứng, các bạn sẽ có nhiều con đường sự nghiệp mà mình có thể theo đuổi, dưới đây là những yếu tố để bạn cân nhắc và lựa chọn con đường phù hợp cho bản thân.
Doanh nghiệp phân phối sản xuất
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp này, Chuỗi Cung ứng đều có liên hệ mật thiết với những ngành nghề có liên quan, do đó, điều quan trọng là phải xem xét ngành công nghiệp tiềm năng mà bạn quan tâm nhất hoặc đam mê, cho dù đó là Thực phẩm và Đồ uống, Hàng tiêu dùng, Năng lượng & Tiện ích hay Chăm sóc sức khỏe.
Các nhà cung cấp dịch vụ
Các nhà cung cấp dịch vụ ở đây được định nghĩa như là những công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho các công ty sản xuất được đề cập ở trên. Các nhà cung cấp dịch vụ rất đa dạng: từ thiết kế, phát triển và triển khai các phần mềm giải pháp chuỗi cung ứng đến các công ty thay mặt nhà sản xuất vận chuyển hàng hóa cho người chuyên chở (vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm qua xe tải, đường sắt, đường biển hoặc máy bay từ điểm A đến B).
Một trong những ưu điểm chính khi làm việc ở phía nhà cung cấp dịch vụ là bạn có cơ hội làm việc với nhiều công ty khác nhau có thể mở rộng các ngành khác nhau.
- Các công ty công nghệ chuỗi cung ứng – WMS, TMS, ERP
- Logistics của bên thứ 3 (3PL) và Logistics của bên thứ 4 (4PL)
- Hãng vận chuyển – LTL, Truckload, Ocean, Intermodal, Rail, Air Freight
- Freight Forwarders, tàu không sở hữu tàu sân bay chung (NVOCC)
- Tư vấn / Tư vấn quản lý – Big 4, Niche / Boutique
- Hiệp hội chuỗi cung ứng – APICS, ISM, CSCMP, WERC
- Đào tạo & Học viện / Đại học
- Chuỗi cung ứng tuyển dụng và tìm kiếm điều hành
- Và nhiều công ty khác
Tạm kết:
Để sẵn sàng cho tương lai, chúng ta cần vạch rõ ra con đường định hướng đúng đắn khi theo đuổi ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và luôn trau dồi bản thân thông qua sự kết hợp giữa việc học tập tại trường Đại học, kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn tại các trung tâm đào tạo chất lượng về ngành Quản lý Chuỗi cung ứng.